1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đè thi hsg rất hay 8

3 211 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 43,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO T T - HUẾ KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH Trường PTTH Bán công Nguyễn Trường Tộ Năm học 2005 -2006 MÔN SINH Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1: a) Phân biệt nuclêôtit và nuclêôxôm b) Cấu tạo và chức năng của tARN c) Quá trình hoạt hoá axit amin xảy ra như thế nào? Câu 2: Xét một đoạn đầu mạch kép của một gen cấu trúc như sau: Mạch 1: TXXTTTGXXGAAXGGXATAGG Mạch 2: AGGAAAXGGXTTGXXGTATXX a) Mạch nào là mạch gốc? Tại sao? b) Ghi thêm đầu 5 và đầu 3 vào mạch 1 và mạch 2 cho phù hợp. c) Khi đoạn gen trên sao mã thì trật tự các ribonuclêôtit của đoạn mARN tương ứng tính từ bộ ba mở đầu sẽ có thứ tự như thế nào? Câu 3: a) Nêu các hiện tượng thoái hoá? Nguyên nhân? b) Tại sao các giống thực vật tự thụ phấn lại không bị thoái hoá? c) Ở thực vật giao phấn, muốn duy trì ưu thế lai ta nên dùng biện pháp gì? Tại sao? Câu 4: Ở một loài cây ăn quả, xét một kiểu gen Aaa a) Từ những cây lưỡng bội, qua các cơ chế nào để tạo ra kiểu gen đó? Viết các sơ đồ minh hoạ. b) Cây có kiểu gen Aaa nói trên thường có những biểu hiện gì? c) Nếu cho rằng khi giảm phân bình thường cây Aaa có thể cho 2 loại giao tử: n ( thụ tinh được) và n+1 (không thụ tinh được) thì khi tự thụ phấn cây Aaa sẽ tạo ra thế hệ con có tỷ lệ kiểu gen như thế nào? Câu 5: Đem một ruôì gấm thân xám, cánh cụt giao phối với ruồi thân đen, cánh dài. Ở F 1 thu được 100% thân xám, cánh dài. Đem ruồi F 1 giao phối với một ruồi khác, tạo được F 2 tỷ lệ 50% thân xám, cánh dài, 25% thân xám, cánh cụt: 25% thân đen, cánh dài. Biết mỗi gen qui định một tính trạng. Biện luận viết sơ đồ lai. ĐÁP ÁN: Män Si nh Câu 1:(2,5 điểm): a) 1điểm, b) 1điểm, c) 0,5 điểm. a) Phân biệt nuclêôtit và nuclêôxôm Nuclêôtit Nuclêôxôm -Là đơn phân của axit nuclêic -Là đơn vị cấu trúc theo chiều dọc của NST -Mỗi nuclêôtit có 3 thành phần: axit phot - -Mỗi nuclêôxôm có cấu tạo: phoric, đường 5 cácbon, bazơ nitric. +Bên ngoài là một đoạn ADN gồm 140 +Trong ADN có 4 loại : A,T,G,X. cặp nuclêôtit. +Trong ARN có 4 loại : A,U,G,X. +Bên trong chứa 8 phân tử histon. -Các nuclêôtit nối với nhau tạo thành mạch -Các nuclêôxôm nối với nhau tạo thành sợi polynuclêôtit cơ bản. b) Cấu tạo và chức năng tARN Cấu tạo tARN Chức năng tARN -Gồm một mạch polyribônuclêôtit -Mỗi tARN chỉ vận chuyển một loại axit- -Đầu 5’ cuộn lại tạo nhiều thùy tròn, trong amin nhất định, đặc trưng với bộ ba đối đó có một thuỳ chứa một bộ ba đối mã, các thuỳ mã của nó. còn lại chứa các loại enzim. -Có thể có nhiều loại tARN khác nhau cùng -Đầu 3’-OH là nơi gắn với axit amin đặc hiệu vận chuyển một loại axit amin. c) Quá trình hoạt hoá axit amin : Xảy ra qua 2 giai đoạn: - Cung cấp năng lượng cho axit amin: axit amin + ATP Ezim axit amin-AMP + 2P -Gắn axit amin với tARN đặc hiệu: axit amin-AMP + tARN Ezim axit amin-tARN +AMP Câu 2(1,5 điểm): a),b),c) mỗi ý 0,5 điẻm. a) Mạch nào là mạch gốc?: Mạch 1 là mạch gốc vì có chứa bộ ba mở đầu là TAX. b) Ghi đầu 5’ và 3’ vào mạch 1 và mạch 2: Mạch 1: 5’ TXXTTTGXXGAAXGGXATAGG 3’ Mạch 2: 3’ AGGAAAXGGXTTGXXGTATXX 5’ c) Trật tự đoạn mARN tương ứng : 5’ AUGXXGUUXGGXAAAGGA 3’ Câu 3:(1,5 điểm): a), b), c) mỗi ý 0,5 điểm. a) Hiện tượng thoái hoá: Khi giao phối gần bắt buộc ở thực vật giao phấn hoặc động vật, con cái dần dần có các biểu hiện: Sinh trưởng, phát triển chậm; năng suất thấp; sức sống giảm; trên cơ thể xuất hiện các thể đột biến có hại. Nguyên nhân: Tỷ lệ gen dị hợp giảm, tỷ lệ gen đồng hợp tăng làm cho các gen lặn có hại gặp nhau, gây hại cho cơ thể. b) Ở thực vật tự thụ phấn không thấy hiện tượng thoái hoá vì: kiểu gen ở trạng thái đồng hợp, tất cả tính trạng trội, lặn đều được biểu hiện. Kiểu gen nào không thích nghi, gây chết thì đã bị diệt vong. Những kiểu gen còn lại là những kiểu gen thích nghi do đó được chọn lọc. c) Ở thực vật giao phấn: Muốn duy trì ưu thế lai nên dùng biện pháp sinh sản sinh dưỡng. Bởi vì: Nhờ sinh sản theo cách nguyên phân, do đó tế bào của thế hệ con có kiểu gen ổn định như kiểu gen cây bố mẹ. Câu 4 ( 1,5 điểm) : a),b),c) mỗi ý 0,5 điểm. a) Các cơ chế : -Cơ chế dị bội: + Xảy ra trong nguyên phân: Trình bày cơ chế và sơ đồ. + Xảy ra trong giảm phân và thụ tinh: Trình bày cơ chế và sơ đồ. -Cơ chế đa bội: : + Xảy ra trong giảm phân và thụ tinh: Trình bày cơ chế và sơ đồ. b) Biểu hiện: -Nếu ở thể dị bội: gây rối loạn các tính trạng, cây phát triển bất thường, bất thụ… -Nếu ở thể đa bội: các cơ quan sinh dưỡng to lớn lên, quá trình tổng hợp chất mạnh hơn, biến dị mạnh hơn, quả không hạt, mất khả năng sinh sản. c) Tỷ lệ kiểu gen ở đời con: - Cây Aaa tạo 4 loai giao tử theo tỷ lệ: 1A:2Aa:2a:1aa. Trong đó chỉ có 2 loại thụ tinh được là 1A và 2a. Do đó tỷ lệ kiểu gen ở đời con sau khi tự thụ phấn là: 1AA:4Aa:4aa. Câu 5(3điểm): Biện luận 2 điểm, sơ đồ lai 1 điểm. - Xét mỗi tính trạng: +Màu thân: P: Xám x đen  F 1 :100% Xám F 2 : 75% xám: 25% đen. Suy ra: Xám là trội (A), đen lặn (a). P: AA x aa  F 1 : Aa , ruồi lai với F 1 cũng là Aa. +Dạng cánh: P: cụt x dài  F 1 : 100% dài  F 2 : 75%dài: 25% cụt Suy ra: Dài là trội (B), cụt lặn (b): P: bb x BB F 1 : Bb, ruồi lai với F 1 cũng là Bb. - Xét cả hai tính trạng: + Ở F 2 không xuất hiện tổ hợp thân đen, cánh cụt (aabb). Suy ra ở F 1 ruồi bố đã có hiện tượng liên kết hoàn toàn, không tạo giao tử ab Ruồi đem lai với ruồi F 1 phải là ruồi cái dị hợp tử có hoán vị gen với tần số bất kỳ đều có kết quả đúng: +Sơ đồ lai: P: Xám, cụt x Đen, dài F 1 100% Xám, dài F 1 lai với cơ thể khác : F 1 ruồi đực xám, dài x ruồi cái hoặc (tần số hoán vị bất kỳ) F 2 viết đủ 2 sơ đồ lai . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO T T - HUẾ KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH Trường PTTH Bán công Nguyễn Trường Tộ Năm học 2005 -2006 MÔN SINH Thời gian. +Trong ADN có 4 loại : A,T,G,X. cặp nuclêôtit. +Trong ARN có 4 loại : A,U,G,X. +Bên trong chứa 8 phân tử histon. -Các nuclêôtit nối với nhau tạo thành mạch -Các nuclêôxôm nối với nhau tạo thành

Ngày đăng: 10/07/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w