1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bình Định: “Chùa” Ông, “Chùa” Bà doc

11 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 458,95 KB

Nội dung

Bình Định: “Chùa” Ông, “Chùa” Bà Thứ ba, 04 Tháng 1 2011 09:57 “Chùa” Ông, “Chùa” Bà của người Minh Hương ở Bình Định Cùng với Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Huế), cảng thị Nước Mặn là một trong ba trung tâm thương mại hàng đầu của Đàng Trong vào thế kỷ XVII- XVIII. Nhân tố quyết định cho sự hình thành những trung tâm thương mại lúc bấy giờ là những thương nhân Minh Hương. Đặc điểm của người Minh Hương là ở đâu có làng Minh Hương, nơi đó có Miếu Ông, Miếu Bà mà người dân quen gọi là “Chùa” Ông, “Chùa” Bà. Ở Bình Định, vào khoảng năm 1610, thuyền buôn người Hoa đã vào cửa Thị Nại, theo sông Côn ngược lên vạn Gò Bồi lập phố buôn bán. Cảng thị Nước Mặn đã hình thành, nhanh chóng phát triển và chiếm một vị trí quan trọng trên hải đồ quốc tế lúc ấy. Cùng với Nước Mặn, nhiều phố mới của người Minh Hương lần lượt mọc lên ở một số địa phương khác trong tỉnh như: Trà Quang phố (Phù Mỹ), Hoà Quang phố (Hoài Nhơn), An Thái phố (An Nhơn) Đặc điểm của người Minh Hương là ở đâu có làng Minh Hương, nơi đó có Miếu Ông, Miếu Bà mà người dân quen gọi là “Chùa” Ông, “Chùa” Bà, mặc dù ngay trước cửa “Chùa” nào cũng có tấm biển rất lớn sơn son thếp vàng đề: Quan Thánh Đế Miếu hoặc Thiên Hậu Miếu, có nơi còn gọi là Thiên Hậu Cung. Ngoài việc thờ Thiên Hậu Thánh mẫu, người Minh Hương còn có miếu thờ Bà Chúa Thai Sinh - Bảo Sản, những người đàn bà hiếm muộn thường đến đây cầu nguyện về đường con cái hoặc được sanh đẻ mẹ tròn con vuông. Một số làng Minh Hương, ngoài “Chùa” Ông, “Chùa” Bà còn xây “Chùa” Ngũ Bang (năm bang: Triều Châu, Phúc Kiến,Quảng Đông, Hải Nam và Hẹ). Quan Thánh Đế Miếu và Thiên Hậu Miếu: Quan Thánh Đế Miếu thờ ba vị: Quan Vân Trường ở giữa, mặt đỏ, râu dài. Bên trái là Châu Thương (còn gọi là Châu Xương), mặt đen, tướng dữ tợn. Bên phải là Quan Bình mặt trắng hiền từ. Đó là những nhân vật lịch sử đời Tam Quốc ở Trung Hoa (219 - 265 SCN). Người Hoa ở miền Nam Trung Quốc và người Hoa ở các nước vùng Đông Nam Á đều thờ 3 vị này. Người Hoa ở vùng Hoàng Hà không thờ. Thiên Hậu Miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (vợ của trời). Theo sự tích: Bà Lâm Mị Châu tức Lâm Nương Nương, người Bồ Dương - Phúc Kiến. Sanh năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông, mười một tuổi đi tu đạo Phật. Bà tìm được dưới giếng lạng một xấp cổ thư, bà coi theo đó luyện tập rồi đắc đạo. Một hôm, cha bà là Lâm Tích Khánh dùng thuyền cùng hai con trai anh (hai anh của bà), chở muối đi bán tỉnh Giang Tây. Giữa đường gặp bão lớn, thuyền bị đắm, cả ba lặn hụp chới với. Nhờ tu quyện đắc đạo, đang ngồi dệt vải ở nhà, nhưng bà đã cứu được hai anh trai thoát nạn. Từ đó, tin đồn truyền khắp nơi đều biết. Mỗi khi tàu thuyền gặp nạn ngoài biển, gọi vái đến Bà thì tai qua nạn khỏi. Năm Canh Dần ( 1110), niên hiệu Đại Quang, nhà Tống sắc phong Bà là: Thiên Hậu Thánh Mẫu. Những thương khách Trung Hoa đi thuyền qua lại Việt Nam buôn bán thời bấy giờ rất tôn sùng Bà. Trên thuyền có hương án thờ Bà, định cư ở đâu cũng lập miếu thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. “Chùa” Ông, “Chùa” Bà ở Bình Định: Từ đầu thế kỷ XVII, họ Lâm, Nguỵ, Khưu, Mã, Dương đến lập Nước Mặn phố, nay thuộc thôn An Hoà xã Phước Quang huyện Tuy Phước. Nơi đây người Minh Hương đã xây “Chùa” Ông. Hiện nay, chỉ còn bức bình phong, dấu tích nền và cổng “Chùa” Bà do được tu sửa nhiều lần nên khá khang trang. Năm Bảo Đại thứ 19 “Chùa” được đại tu, gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, bên trái thờ Thành Hoàng làng, bên phải thờ Bà Chúa Thai Sanh - Bảo Sản. Năm 1649, họ Lâm tiếp sau là họ Quách, Trịnh đến An Nhơn lập An Thái phố, và cùng nhau lập “Chùa” Bà thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu khá lớn, gồm có nhà Tiền bái, Tả gian, Hữu gian, sau là Hậu cung, cấu kiện gỗ kiểu nhà lá mái: “Chùa” Ông ở đây xây muộn hơn (TK XIX), của nhóm người Minh Hương họ Tạ, Hứa, Đỗ, Thái, Diệp, Đào sang sau, thuộc Xuân Quang Trang. “Chùa này được tu sửa năm 2000 nên khá khang trang”. Ngoài ra, ở An Thái còn có “Chùa” Ngũ Bang, thờ đủ cả Quan Thánh Đế Quân, Bà Chúa Thai Sanh - Bảo Sản, Bà Hoả, Tiền Hiền Chính giữa điện, thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hiện nay chùa bị xuống cấp hư hỏng. Tại Gò Bồi thuộc xã Phước Hoà huyện Tuy Phước có chi nhánh của Xuân Quang Trang ở An Thái. Nơi đây, các họ Lâm, Lý, Trần cũng xây “Chùa” Ông. Đầu thế kỷ XVIII, từ cửa Đề Gi, các họ Trần, Hứa, Hàn, Lương, Lại lên Phù Mỹ lập Trà Quang phố và xây “Chùa” Ông, “Chùa” Bà. Hiện nay, chỉ còn ‘’Chùa ‘’ Bà, bên trong còn bài vị thờ các vị đã có công lập ‘’Chùa “ và sắc phong, tọa lạc tại trước chợ Phù Mỹ (cũ). Ở xã Tam Quan huyện Hoài Nhơn, các dòng họ Lý, Đỗ, Vương, Tống, Huỳnh, La lập Hoà Quang phố. Ở đây, ngoài xây “Chùa” Ông, “Chùa” Bà của người Minh Hương còn có “Chùa” Ngũ Bang Thành Chánh của Hoa Kiều ngũ bang rất lớn. Tất cả nay không còn, các cốt tượng Ông và Bà đều được thỉnh về thờ chung tại một ngôi miếu trong khuông viên chùa Định Quang thôn Tân Thành I xã Tam Quan Bắc. Ở một số nơi khác như: Nhơn Phong, Bồng Sơn, Phù Cát cũng có người Minh Hương và có “Chùa” Ông, “Chùa” Bà, nhưng người Minh Hương ở đây không có làng riêng, mà tịch vào các trang (phố) nói trên. Tất cả các “Chùa” Ông, “Chùa” Bà của người Minh Hương ở BìnhĐịnh hiện nay chỉ có “Chùa’’ Bà Chúa Thai Sinh - Bảo Sản xã Nhơn Phong huyện An Nhơn, hàng năm vẫn được nhân dân địa phương duy trì tổ chức lễ hội vào ngày 17 tháng giêng âm lịch. “Chùa” đã và đang được trùng tu, tôn tạo bằng nguồn kinh phí đóng góp tự nguyện của nhân dân. Di tích đã được UBND tỉnh công nhận xếp hạng năm 2005 . Song song với việc góp phần hình thành các trung tâm kinh tế vào thế kỷ XVII - XVIII, người Minh Hương còn có những đóng góp về văn hoá làm phong phú thêm bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam đó là lễ hội “Chùa” Ông, “Chùa” Bà. Và họ thực sự trở thành một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. NGUYỄN THANH QUANG Chùa Ông Núi - Bình Định Chùa Ông Núi: Trên đường từ thành phố Quy Nhơn ra Khu kinh tế Nhơn Hội, khi đi ngang qua dãy núi Bà ở huyện Phù Cát, du khách sẽ thấy ở lưng núi thấp thoáng mái chùa đỏ thắm giữa màu xanh biế của cây rừng. Đó là chùa Ông Núi, còn gọi là Linh Phong thiền t một trong những ngôi chùa lâu năm nhất của Bình Định. c ự - Từ đường nhựa đi vào chân núi khoảng vài trăm mét du khách sẽ gặp hàng cột được trang trí công phu mở lối bước lên những bậc đá dẫn đến chùa. Lối đi quanh co theo sườn núi được tạo bởi hàng ngàn bậc đá này có từ hơn ba thế kỷ trước. Đường lên chùa vẫn còn nguyên vẻ tự nhiên, cỏ cây, hoa dại mọc chen giữa đá, đâu đó thoang thoảng mùi hoa dủ dẻ thật dễ chịu. Đi hết khoảng hơn một trăm bậc đá sẽ thấy ngôi chùa nằm ở độ cao khoảng 400m so với mực nước biển hiện ra. Thật lạ là giữa lưng chừng núi lại có một khoảng đất khá rộng và rất bằng phẳng, đủ để xây một ngôi chùa lớn. Theo sách cũ, năm 1702, thiền sư Tịnh Giác đến núi này tu hành. Vị cao tăng dựng một mái chùa bằng cỏ tranh, sống một mình trên núi, thỉnh thoảng mới xuống thôn xóm chữa bệnh cho dân làng. Thấy ông dùng vỏ cây làm áo quần, dân trong vùng gọi ông là Mộc Y Sơn Ông. Năm 1733, chúa Nguyễn Phước Trú lệnh cho quan địa phương dựng chùa lại bằng ngói, đổi tên là Linh Phong thiền tự. Ông tổ tuồng Đào Tấn khi đang là Thượng thư bộ Công cũng đã bỏ tiền tu bổ lại chùa và làm thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi này. Ở Huế, Đào Tấn cũng lập hòn non bộ trong phủ đệ của mình, trên đó khắc hai chữ Linh Phong (hòn non bộ này hiện còn ở trong khuôn viên chùa Thiên Mụ). Chùa Ông Núi cũng được sách Đại Nam Nhất thống chí khen ngợi: “Chùa lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm biển cạn, xung quanh có nước suối lượn quanh, phong cảnh rất đẹp”. Hiện nay, một ngôi chùa mới được xây lại rất khang trang bởi năm 1965, chùa cổ bị cháy bởi bom đạn. Chỉ còn hang Tổ, nơi thờ cúng người khai phá núi xây chùa và dòng suối nhỏ trong trẻo gợi nhớ hình ảnh ngôi chùa cổ kính ngày xưa. Khuôn viên chùa luôn mát rượi nhờ những tán cây cổ thụ như phượng, mít, bàng. Rất nhiều liễu và hoa được trồng chung quanh hồ nước rộng ngay trước chính điện. Đứng từ cổng chùa, nhìn ra xa thấy đầm Thị Nại trong xanh điểm những con sóng bạc. Gần chân núi là những thôn xóm mái ngói nâu nổi bật giữa đồng lúa xanh non. Dòng sông Chùa uốn lượn lung linh trong nắng, dọc bờ biển, sóng tung bọt trắng xóa. Bước chân ra khỏi chùa, nhiều du khách sẽ thấy lòng thanh thản và bỗng thấy cõi nhân gian thật hữu tình. Phía sau chùa còn có nhiều tháp cổ xen giữa đá núi và những tán cây rừng cổ thụ. Đây là nơi an nghỉ của các vị sư. Đi sâu vào trong núi có nhiều hòn đá chồng lên nhau tạo thành những hình thù kỳ dị và cả những hang đá thâm u. Một số hang có thờ Phật nên ấm áp mùi nhang khói. Có những hang rất rộng, chứa được cả đoàn quân thời chiến. Nhiều hang đá giờ đây bị những bụi cây gai um tùm lấp mất cửa không ai dám vào. Hang động núi Bà vẫn còn đó nhiều bí mật với khách hành hương. Nguồn: saigontoserco.com Chùa Ông Núi, cảnh đẹp Bình Định Trên đường từ thành phố Quy Nhơn ra Khu kinh tế Nhơn Hội, khi đi ngang qua dãy núi Bà ở huyện Phù Cát, du khách sẽ thấy ở lưng núi thấp thoáng mái chùa đỏ thắm giữa màu xanh biếc của cây rừng. Đó là chùa Ông Núi, còn gọi là Linh Phong thiền tự - một trong những ngôi chùa lâu năm nhất của Bình Định. Từ đường nhựa đi vào chân núi khoảng vài trăm mét du khách sẽ gặp hàng cột được trang trí công phu mở lối bước lên những bậc đá dẫn đến chùa. Lối đi quanh co theo sườn núi được tạo bởi hàng ngàn bậc đá này có từ hơn ba thế kỷ trước. Đường lên chùa vẫn cònnguyênv ẻ tự nhi ên, c ỏ cây, hoa dạimọc chen giữa đá, đâu đó thoang thoảng mùi hoa dủ dẻ thật dễ chịu. Đi hết khoảng hơn một trăm bậc đá sẽ thấy ngôi chùa nằm ở độ cao khoảng 400m so với mực nước biển hiện ra. Toàn cảnh chùa Thật lạ là giữa lưng chừng núi lại có một khoảng đất khá rộng và rất bằng phẳng, đủ để xây một ngôi chùa lớn. Theo sách cũ, năm 1702, thiền sư Tịnh Giác đến núi này tu hành. Vị cao tăng dựng một mái chùa bằng cỏ tranh, sống một mình trên núi, thỉnh thoảng mới xuống thôn xóm chữa bệnh cho dân làng. Thấy ông dùng vỏ cây làm áo quần, dân trong vùng gọi ông là Mộc Y Sơn Ông. Tượng Mộc Y Sơn Ông Năm 1733, chúa Nguyễn Phước Trú lệnh cho quan địa phương dựng chùa lại bằng ngói, đổi tên là Linh Phong thiền tự. Ông tổ tuồng Đào Tấn khi đang là Thượng thư bộ Công cũng đã bỏ tiền tu bổ lại chùa và làm thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi này. Ở Huế, Đào Tấn cũng lập hòn non bộ trong phủ đệ của mình, trên đó khắc hai chữ Linh Phong (hòn non bộ này hiện còn ở trong khuôn viên chùa Thiên Mụ). Chùa Ông Núi cũng được sách Đại Nam Nhất thống chí khen ngợi: “Chùa lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm biển cạn, xung quanh có nước suối lượn quanh, phong cảnh rất đẹp”. Lối lên núi Hiện nay, một ngôi chùa mới được xây lại rất khang trang bởi năm 1965, chùa cổ bị cháy bởi bom đạn. Chỉ còn hang Tổ, nơi thờ cúng người khai phá núi xây chùa và dòng suối nhỏ trong trẻo gợi nhớ hình ảnh ngôi chùa cổ kính ngày xưa. Khuôn viên chùa luôn mát rượi nhờ những tán cây cổ thụ như phượng, mít, bàng. Rất nhiều liễu và hoa được trồng chung quanh hồ nước rộng ngay trước chính điện. Chánh Điện Đứng từ cổng chùa, nhìn ra xa thấy đầm Thị Nại trong xanh điểm những con sóng bạc. Gần chân núi là những thôn xóm mái ngói nâu nổi bật giữa đồng lúa xanh non. Dòng sông Chùa uốn lượn lung linh trong nắng, dọc bờ biển, sóng tung bọt trắng xóa. Bước chân ra khỏi chùa, nhiều du khách sẽ thấy lòng thanh thản và bỗng thấy cõi nhân gian thật hữu tình. Phía sau chùa còn có nhiều tháp cổ xen giữa đá núi và những tán cây rừng cổ thụ. Đây là nơi an nghỉ của các vị sư. Đi sâu vào trong núi có nhiều hòn đá chồng lên nhau tạo thành những hình thù kỳ dị và cả những hang đá thâm u. Một số hang có thờ Phật nên ấm áp mùi nhang khói. Có những hang rất rộng, chứa được cả đoàn quân thời chiến. Nhiều hang đá giờ đây bị những bụi cây gai um tùm lấp mất cửa không ai dám vào. Hang động núi Bà vẫn còn đó nhiều bí mật với khách hành hương. Thanh Hải (DNSG Cuối tuần) . Bình Định: “Chùa” Ông, “Chùa” Bà Thứ ba, 04 Tháng 1 2011 09:57 “Chùa” Ông, “Chùa” Bà của người Minh Hương ở Bình Định Cùng với Hội An (Quảng Nam),. Hương và có “Chùa” Ông, “Chùa” Bà, nhưng người Minh Hương ở đây không có làng riêng, mà tịch vào các trang (phố) nói trên. Tất cả các “Chùa” Ông, “Chùa” Bà của người Minh Hương ở Bình ịnh hiện. Minh Hương là ở đâu có làng Minh Hương, nơi đó có Miếu Ông, Miếu Bà mà người dân quen gọi là “Chùa” Ông, “Chùa” Bà, mặc dù ngay trước cửa “Chùa” nào cũng có tấm biển rất lớn sơn son thếp vàng

Ngày đăng: 10/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w