Cho hơi thở thơm tho Hơi thở vẫn có mùi dù đã vệ sinh sạch sẽ? Bạn hãy xem mình đã “khử mùi” đúng cách chưa. Nguyên nhân: - Ăn thức ăn có nhiều gia vị như: tỏi, hành, mắm tôm… - Do thở bằng đường miệng, bị viêm mũi, họng hoặc có bệnh dạ dày. - Do đau răng hay các bệnh về răng miệng khác như: viêm lợi, dùng răng giả… - Bị khô miệng - Nhịn đói: răng miệng ít hoạt động, nước miếng ít được tiết ra vì vậy miệng bị hôi. - Do tuổi tác: càng lớn tuổi, các tuyến nước bọt trong miệng bị nhỏ lại thì số lượng và chất lượng nước bọt cũng bị giảm đi đưa tới bệnh hôi miệng. Khử mùi: Nạo lưỡi: Lưỡi là nơi cư ngụ của nhiều vi khuẩn, chúng còn sống và sinh sản ở giữa các kẽ răng nữa. Loại vi khuẩn này thường ăn các thức ăn còn tồn đọng lại trong miệng và các tế bào chết. Kèm theo các vi sinh vật có hại tấn công vào răng, lợi sinh ra một mùi hôi đặc trưng. Sau khi đánh răng, cách tốt nhất để vệ sinh là dùng cái nạo lưỡi để làm sạch lưỡi, đây là động tác rất quan trọng trong việc vệ sinh miệng. Các nha sỹ khuyên các bạn nên nạo lưỡi ít nhất một lần mỗi ngày. Đồng thời đừng quên dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Vệ sinh sạch lưỡi và kẽ răng góp phần giúp hơi thở thơm tho hơn. Giữ ẩm cho khoang miệng Nước bọt được coi như là một loại xà bông rất tốt trong miệng, có tính chất sát trùng. Đồng thời, nước bọt còn có công dụng hòa tan hoặc tận diệt những chất bay hơi nặng mùi. Nếu nước bọt bị giảm, miệng bị khô, mùi hôi sẽ dễ dàng bị “lộ”. Vì vậy bạn cần giữ ẩm cho khoang miệng bằng cách: - Nhai kẹo cao su: Bạn có thể nhai kẹo cao su chứa tinh chất bạc hà để kích thích việc tiết nước bọt, đây là phương pháp tự nhiên kích thích tuyến nước bọt và làm tăng cử động lưỡi giúp loại bỏ mảng bám lưỡi, do đó làm giảm mùi hôi. - Uống đủ nước: Thiếu nước là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng. Để phòng ngừa chứng hôi miệng, bạn chỉ nên uống nước 15 phút sau bữa ăn. Không uống nước trong và trước khi ăn, sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị chứng hôi miệng nếu như hệ tiêu hóa có vấn đề. Đánh răng thường xuyên Bạn cần phải đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày hoặc cẩn thận hơn nên đánh răng sau mỗi bữa ăn. Việc đánh răng sẽ giúp loại bỏ những thức ăn dư thừa còn bám lại trong miệng sau khi ăn. Buổi tối, trước khi đi ngủ, nên dùng bàn chải thật mềm hoặc khăn bông nhỏ để lau chà vòm nướu. Dùng nước súc miệng Ngoài việc vệ sinh răng miệng, bạn nên dùng các loại dầu chỉ chống vi khuẩn có hại và làm sạch khoang miệng bằng các loại nước súc miệng không cồn. Nên sử dụng nước muối có nồng độ là 0,9% để súc miệng, vừa giúp bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn. Không nên dùng nước muối có nồng độ cao rất dễ gây tổn thương các tế bào. Nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng. Khi súc nước muối cần ngửa cổ súc cả họng nữa và làm sao giữ được nước muối trong miệng ít nhất hai đến ba phút. Chế độ ăn uống Để tránh bị hôi miệng, bạn cần phải bổ sung vào chế độ ăn uống của mình nhiều loại rau quả và trái cây. Các loại trái cây, củ quả nên được khuyên dùng là cà rốt, cam, táo. Ngoài việc đem lại cho bạn một lượng vitamin, chúng còn có khả năng giúp bạn phòng ngừa chứng hôi miệng. Tháo răng giả khi ngủ Khi ta ngủ, lượng nước bọt bị giảm, bên trong bộ răng giả là nơi ẩm ướt tạo nên môi trường cho vi trùng và nấm candida cư trú và tăng trưởng. Vòm nướu răng bị bít kín nên oxy không được luân chuyển điều hòa. Nếu bạn đang đeo răng giả, tốt nhất nên tháo răng giả mỗi đêm trước khi đi ngủ và vệ sinh bằng cách chải rửa sạch trong ngoài và ngâm bộ răng giả trong nước xà bông hoặc chất sát trùng (efferdent, polident ) Bỏ thuốc lá Những người hút thuốc lá trong miệng sẽ bị khô và có rất nhiều vi khuẩn kỵ khí, kể cả khi họ vệ sinh răng miệng thường xuyên miệng vẫn bị hôi. Chất nicotine trong thuốc lá bám trên mặt răng và lưỡi lâu ngày sẽ làm cho răng, lưỡi thâm nâu và bề mặt răng trở nên bị nhám, tạo nên cơ hội thuận tiện cho trăm loại vi trùng bám vào chân răng và mặt lưỡi. Những người hút thuốc lá còn có nguy cơ bị bệnh nướu răng có thể dẫn đến rụng răng, ung thư miệng, cuống họng, phổi . Cho hơi thở thơm tho Hơi thở vẫn có mùi dù đã vệ sinh sạch sẽ? Bạn hãy xem mình đã “khử mùi”. chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Vệ sinh sạch lưỡi và kẽ răng góp phần giúp hơi thở thơm tho hơn. Giữ ẩm cho khoang miệng Nước bọt được coi như là một loại xà bông rất tốt trong miệng,. công dụng hòa tan hoặc tận diệt những chất bay hơi nặng mùi. Nếu nước bọt bị giảm, miệng bị khô, mùi hôi sẽ dễ dàng bị “lộ”. Vì vậy bạn cần giữ ẩm cho khoang miệng bằng cách: - Nhai kẹo cao