Báo cáo thực hiện việc làm mới KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VIỆC LÀM MỚI THI VIẾT VĂN HAY Đối tượng : Các học sinh lớp Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 Từ thực tiễn dạy học ở trường tiểu học Gio Quang những năm qua, tôi nhận thấy: học sinh lớp 4, 5 ở đây khi thực hiện làm một bài văn còn gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng bài làm chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn sống, vốn hiểu biết của các em chưa phong phú, vốn từ của các em còn nghèo nàn, việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh, các biện pháp tu từ ít được chú ý. Bên cạnh đó, nhiều em còn chưa nắm vững cách làm các kiểu bài văn nói riêng ; còn yếu trong kĩ năng xây dựng bố cục, chọn ý và sắp xếp ý ; yếu trong việc dùng từ, đặt câu. Từ đó bài làm của các em thường mang tính kể lể, khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc và không trôi chảy, mạch lạc. Qua 2 năm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn tiếng Việt, tôi thấy kể cả các học sinh giỏi bộ môn này cũng có chất lượng bài văn chưa cao. Các em mới chỉ làm được bài văn với bố cục ba phần còn nội dung chưa đầy đủ theo yêu cầu, lời văn chưa được trau chuốt, bài viết thiếu cảm xúc. Từ thực tế đó, năm học này tôi đã dành nhiều thời gian bồi dưỡng kỹ năng viết văn cho các em lớp học sinh giỏi tiếng Việt của mình và thực hiện việc làm mới là: tổ chức thi viết văn hay cho các học sinh trong lớp. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN -Chuẩn bị tài liệu phục vụ cho việc bồi dưỡng kỹ năng viết văn cho học sinh: Sách Tiếng Việt 5 nâng cao, sách Bồi dưỡng học sinh giỏi TV 5, Các bài văn hay, -Khảo sát chất lượng viết văn của học sinh, tìm ra các ưu, khuyết điểm trong bài văn của các em để từ đó có phương pháp bồi dưỡng phù hợp. -Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng viết văn cho học sinh. -Kiểm tra đánh giá lần 1 - giữa tháng 10 -Tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng viết văn và nâng dần độ khó của các đề bài. -Kiểm tra đánh giá lần 2 - cuối tháng 11 -Thi viết văn hay - Đánh giá kết quả : cuối học kì I Gio Quang, ngày 20 tháng 9 năm 2009 Người thực hiện Đỗ Bạch Tuyết Người thực hiện: Đỗ Bạch Tuyết 1 Báo cáo thực hiện việc làm mới BÁO CÁO VIỆC LÀM MỚI THI VIẾT VĂN HAY Sau khi xây dựng kế hoạch cho việc làm mới của mình, bản thân tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn bè đồng nghiệp để trang bị thêm kiến thức cho bản thân. Bên cạnh đó tôi từng bước tiến hành việc làm của mình. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN * Ngay từ những buổi đầu mới học, tôi tiến hành khảo sát chất lượng viết văn của học sinh. Qua kết quả kiểm tra tôi thấy các em học sinh năm nay cũng không khá hơn những năm trước. Bài văn của các em vẫn thường mắc những lỗi về dùng từ, đặt câu, bài viết thiếu cảm xúc, không biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật Để giúp học sinh từng bước khắc phục những hạn chế nói trên và chuẩn bị cho cuộc thi, tôi đã tiến hành một số biện pháp trong dạy học ngay từ đầu năm nhằm giúp cho việc làm của mình có kết quả tốt, cụ thể : 1. Trước hết, cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản có hệ thống về các thể loại văn. 2. Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát – tìm ý - sắp xếp ý - lập dàn bài Ví dụ: Hướng dẫn học sinh quan sát bằng nhiều giác quan: Quan sát bằng thị giác, thính giác, khứu giác ; học cách quan sát của các nhà văn, cách quan sát từ bên ngoài và từ bên trong để đoạn văn miêu tả được sinh động, gợi cảm và gây được sự chú ý , cuốn hút người đọc. Quan sát phải gắn liền với so sánh liên tưởng: Tìm ra những nét đồng nhất độc đáo của các sự vật gắn liền với tình yêu, thái độ Tìm ý chính, tiêu biểu để diễn đạt và sắp xếp các ý theo một trình tự rõ ràng, hợp lý tạo thành một dàn bài cụ thể. 3. Qua các tiết luyện từ và câu, giúp học sinh mở rộng vốn từ, trau dồi kỹ năng sử dụng từ, đặt câu. Trau dồi vốn từ để học sinh đủ vốn diễn tả sự vật, sự việc một cách chính xác, sinh động và có cảm xúc Sử dụng ngôn từ giàu tính văn chương trên cơ sở biết sử dụng các lớp từ: Tính từ, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ láy, 4. Giúp học sinh biết kết hợp tưởng tượng với liên tưởng Yêu cầu này đối các em hơi khó khăn vì đây là tư duy hoạt động ở mức độ cao. Cho nên, để phát huy được kĩ năng này ở học sinh, tôi đã giúp các em tiếp cận dần dần, thực hiện từng bước. Người thực hiện: Đỗ Bạch Tuyết 2 Báo cáo thực hiện việc làm mới Lấy nhiều ví dụ ở các bài văn, bài tập đọc để học sinh thấy rõ và hiểu thấu đáo về cách tưởng tượng. Đưa ra một số bài tập khơi gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho các em. 5. Giúp học sinh biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc. 6. Giúp học sinh biết cách sử dụng các biện pháp tu từ. Cách vận dụng linh hoạt, phù hợp các biện pháp nghệ thuật tu từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, khi viết văn góp phần tạo nên sự hoà đồng, vừa dễ nhận thấy, vừa giàu cảm xúc 7. Giúp học sinh biết cách thực hành, thể hiện sản phẩm. Từ những kiến thức giáo viên cung cấp, bằng những ví dụ cụ thể trong các bài tập đọc của các nhà văn, tôi đã giúp học sinh tổng hợp lại, vận dụng viết câu, sử dụng ngôn từ để liên kết các câu thành ý của bài văn. 8. Cho học sinh tham khảo nhiều văn mẫu, phân tích, nhận xét để học tập cách viết văn của họ. 9. Chữa tất cả các lỗi học sinh mắc phải trong khi viết văn để các em rút kinh nghiệm. Trong quá trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nói trên, tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá (2 lần theo kế hoạch đề ra ) để nắm kết quả mà các em đã đạt được từ đó điều chỉnh phương pháp bồi dưỡng của mình. * Qua thực hiện các biện pháp nói trên, học sinh lớp tôi đã có tiến bộ rõ rệt trong viết văn: Các em đã biết vận dụng các từ ngữ giàu hình ảnh, biết dùng từ đặt câu, bài viết có cảm xúc thu hút người đọc. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Cuối học kỳ I, tôi tiến hành tổ chức thi viết văn hay cho các em. Đề bài: Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu nhọn cỏ Sương lại càng long lanh Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao tiếng hót. Dựa vào ý đoạn thơ trên, em hãy viết bài văn tả lại cảnh cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời. Kết quả đạt được : Trong 5 em của lớp có : 1, Phan Thị Kiều Duyên – 9 điểm 2, Nguyễn Thị Thanh Thanh – 8,5 điểm 3, Nguyễn Thị Nương – 8 điểm 4, Nguyễn Thị Hồng Nhung – 8 điểm 5, Nguyễn Hữu Trình – 7,5 điểm Mặc dù tôi đã thực hiện được việc làm mới của mình nhưng do thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 có hạn chế nên việc thực hiện việc làm mới của Người thực hiện: Đỗ Bạch Tuyết 3 Báo cáo thực hiện việc làm mới tôi có kết quả chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, qua việc làm này, tôi đã rèn cho học sinh mình được một số kỹ năng trong viết văn, giúp các em thêm yêu thích môn Tập làm văn hơn. Đồng thời, cũng giúp cho bản thân có thêm một số kinh nghiệm trong giảng dạy . BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài văn của học sinh. 2. Dạy viết văn cần chú trọng nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng viết câu văn sinh động, giàu hình ảnh. 3. Người giáo viên cần phải say mê với nghề nghiệp, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức cũng như trình độ. Người thầy phải là chỗ dựa, là niềm tin vững chắc cho mỗi học sinh. Trong quá trình giảng dạy cần đa dạng hoá các hoạt động học tập để gây sự hứng thú trong học tập của mỗi học sinh. 4. Mỗi học sinh cần phải tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kiên trì, không nãn chí và lùi bước trước khó khăn, cần phải ôn tập, nhào nặn để biến tri thức của loài người thành của riêng mình. 5. Việc tổ chức cho học sinh thi viết văn hay giúp các em thêm hứng thú và yêu thích học văn hơn. Đồng thời tạo được không khí thi đua học tập trong các em. Trên đây là quá trình thực hiện việc làm mới của bản thân tôi trong năm học này. Rất mong được sự góp ý của quý vị. Gio Quang, ngày 8 tháng 5 năm 2010 Người thực hiện Đỗ Bạch Tuyết Người thực hiện: Đỗ Bạch Tuyết 4 Báo cáo thực hiện việc làm mới Người thực hiện: Đỗ Bạch Tuyết 5 . Tuyết Người thực hiện: Đỗ Bạch Tuyết 1 Báo cáo thực hiện việc làm mới BÁO CÁO VIỆC LÀM MỚI THI VIẾT VĂN HAY Sau khi xây dựng kế hoạch cho việc làm mới của mình, bản thân tôi không ngừng. được việc làm mới của mình nhưng do thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 có hạn chế nên việc thực hiện việc làm mới của Người thực hiện: Đỗ Bạch Tuyết 3 Báo cáo thực hiện việc làm mới tôi. Báo cáo thực hiện việc làm mới KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VIỆC LÀM MỚI THI VIẾT VĂN HAY Đối tượng : Các học sinh lớp Bồi dưỡng học sinh