Để da mau lành sẹo Bạn lo lắng vì những sẹo lồi, sẹo lõm gây thiếu thẩm mỹ hoặc khó chịu. Khi đó, bạn sẽ lựa chọn cách dùng thuốc, thảo dược hay massage. 1. Massage Để tránh sẹo bị cứng, hóa xơ, hãy vận dụng kỹ thuật massage với ba ngón tay (trỏ, giữa, áp út) để xoa nhẹ bằng những động tác vòng tròn trên vùng sẹo như để dẫn lưu. Thực hiện massage mỗi ngày, trong vài phút. Bạn có thể massage với tinh dầu hoa hồng còn nguyên chất để kích hoạt sự tái tạo của da. 2. Kẽm Kẽm có khả năng giúp làm lành da và đạt hiệu quả cao khi được sử dụng kết hợp với vitamin C. Vì thế, nếu như da của bạn đang trong giai lên da non hãy chọn sử dụng 30mg kẽm mỗi ngày. 3. Vitamin nhóm B Một số vitamin thuộc nhóm B, trong đó có vitamin B12 và B5 có khả năng chữa lành da và là chất hỗ trợ hữu ích cho vitamin C và kẽm. Thành phần bổ sung B complex nên sử dụng hàng ngày trong suốt giai đoạn làm lành da. 4. Vitamin C Sau phẫu thuật hoặc bị thương, khả năng tự làm lành của da lệ thuộc một mức độ nhất định nào đó vào sự cung cấp một số chất dinh dưỡng, trong đó quan trọng nhất là thành phần vitamin C. Vì thế, bạn cần sử dụng từ 1g cho 2 lần/ngày cho đến khi da hẳn. 5. Lô hội (nha đam) Uống chất dịch từ cây lô hội, khoảng 10mg mỗi ngày và đắp tại chỗ có thể giúp da liền sẹo. 6. Nghệ Cố gắng ăn một muỗng cà phê nghệ mỗi ngày bằng cách cho vào cà ri hoặc cơm. Trong nghệ có chứa thành phần curcumin có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp phải những dấu hiệu đáng lo ngại như: sẹo dày lên vượt quá rìa vết thương (sẹo lồi); sẹo nhỏ hơn, nhưng vẫn còn đỏ; sẹo lõm xuống: sẹo bị teo, da ở dưới co lại. Lúc này bạn cần sử dụng băng nước hoặc màng dính để sẹo không to ra. Sẹo vẫn nhô cao, nằm bên trong rìa vết thương: sẹo phì đại. Loại sẹo này không đáng sợ bằng sẹo lồi, vì theo thời gian nó có thể nhỏ dần lại. Còn sẹo lồi không biến mất, khó chỉnh sửa, đôi khi vẫn đau dù đã qua một thời gian dài. Trên thực tế, người da đen dễ gặp nguy cơ gây sẹo lồi hơn so với da trắng. Da mỏng liền sẹo nhanh hơn so với da dày. Điều này lý giải sự lên sẹo khác nhau tùy theo các phần của cơ thể. Ở mí mắt, da rất mỏng, sự lên sẹo hầu như không gặp vấn đề gì và ở những phần còn lại của mặt cũng vậy. Ngược lại, da dày hơn ở lưng, sẹo sẽ lâu lành hơn. Ở những vùng khác như cánh tay, nơi có sức căng lớn do sự hiện hữu của các cơ, sự lên sẹo không dễ dàng. Sau khi bạn phẫu thuật hoặc bị thương tích, sẹo hình thành và thay đổi trong vòng từ 12 đến 18 tháng. Đầu tiên, sẹo bị đỏ, hơi phồng và đau. Sau một tháng, sẹo hóa trắng. Đó là dấu hiệu tiến triển bình thường. Sẹo hóa thành trắng hoàn toàn sau ba tháng. . Để da mau lành sẹo Bạn lo lắng vì những sẹo lồi, sẹo lõm gây thiếu thẩm mỹ hoặc khó chịu. Khi đó, bạn sẽ. teo, da ở dưới co lại. Lúc này bạn cần sử dụng băng nước hoặc màng dính để sẹo không to ra. Sẹo vẫn nhô cao, nằm bên trong rìa vết thương: sẹo phì đại. Loại sẹo này không đáng sợ bằng sẹo lồi,. làm lành vết thương. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp phải những dấu hiệu đáng lo ngại như: sẹo dày lên vượt quá rìa vết thương (sẹo lồi); sẹo nhỏ hơn, nhưng vẫn còn đỏ; sẹo lõm xuống: sẹo