Làm đẹp từ hoa Hoa cúc, hoa đào, hoa hồng… nếu biết cách dùng, sẽ giúp phụ nữ chữa trị được bệnh tật và đẹp hơn rất nhiều. Hoa cúc Trong “Bản thảo cang mục” viết: Hoa cúc dại thanh nhiệt giải độc, hạ hoả, sáng mắt, lợi họng, bổ gan. Khoa học hiện đại còn phát hiện hoa cúc dại “thông quan huyệt, lợi ích khí” vì trong hoa cúc chứa vi lượng long não và tinh dầu hoa cúc. Cách dùng: Hoa cúc dại phơi khô, kết hợp cùng với cỏ huyên (hemerocallis flava) nhét vào trong gối và may kín lại. Dùng gối làm bằng hoa cúc dại, sau khi ngủ dậy không những có tác dụng sáng mắt mà còn làm cho tâm trạng thoải mái, yêu đời. Cũng có thể làm một cái gối tựa bằng hoa cúc nhỏ đặt ở trong xe ô tô, như vậy có thể làm giảm bớt mệt mỏi trong khi lái xe và đồng thời thưởng thức được hương thơm dịu mát của hoa cúc. Hoa quế tươi Hoa quế tươi không chỉ có hương thơm nồng nàn mà còn có giá trị dùng làm thuốc. Hoa quế được gia nhập vào loại thuốc chủ yếu là vì nó có tác dụng giải đờm, tan lạnh, vì vậy được dùng để trị các chứng như ho, kết đờm, đau răng, hôi miệng… Cách dùng: Bỏ hoa quế tươi vào trong một cái bát, rắc thêm một ít muối, sẽ giúp hương hoa thêm nồng. Sau đó thêm đường vào ướp suốt cả buổi tối, như thế sẽ thành món tương hoa quế để ăn. - Lấy 3g hạt hoa quế đun nước súc miệng mỗi ngày 3 lần, có tác dụng trừ bệnh hôi miệng. - Lấy 50g vỏ cây hoa quế, thêm 20g đỗ trọng, nấu nước uống, sau 10 phút có thể ngăn chặn đau răng. Hoa nhài Hoa nhài vị hắc tính nhu, có thể giúp dạ dày hấp thụ tiêu hóa, giảm đau dạ dày, có công dụng rất tốt đối với đau bụng hoặc đau bụng đi ngoài, vì vậy hoa nhài được mệnh danh là loài hoa bảo vệ dạ dày. Ngoài ra hoa nhài còn có tác dụng an thần có thể làm cho con người trấn tĩnh tinh thần, giảm bớt mệt mỏi, tâm trạng thoải mái. Cách dùng: Nếu cảm thấy chức năng tiêu hoá không tốt, có thể dùng sữa nóng ngâm với hoa, chế thành trà sữa hoa nhài để uống. - Ngoài ra nếu mắt đỏ thâm quầng, gặp gió chảy nước mắt thì có thể lấy một lượng hoa nhài thích hợp đun với nước, để nguội và rửa mặt. Hoa đào Hoa đào chứa nhiều hợp chất hữu cơ có thể làm lưu thông đường kinh nguyệt, cải thiện tuần hoàn máu, đẩy mạnh cung cấp khí và dinh dưỡng cho da làm cho da trơn, mềm mại. Cách làm: Lấy 250g hoa đào, 30g bạch chỉ ngâm với 1000ml rượu trong vòng 30 ngày, mỗi ngày uống 15-30ml vào sáng sớm và buổi tối. Đồng thời rót một ít vào lòng bàn tay, để hai bàn tay vào nhau xoa cho đến khi tay nóng lên, xoa tay đều lên mặt, có tác dụng rất tốt đối để trị các nốt ban, tàn nhang, da ngả màu vàng hay sắc mặt u ám. Hoa hồng Hoa hồng có hương thơm nồng nàn, tác dụng của hoa hồng là làm tan máu tụ, lưu thông khí huyết, giải toả bực tức, giảm nhẹ chứng bệnh mỡ máu cao, các bệnh can khí ứ đọng không lưu thông, khí huyết không hoà, đầu ngực căng đau, kinh nguyệt không đều, hormon nữ bài tiết thấp… Cách làm: Do hương hoa hồng toả ra rất mạnh nên rất thích hợp với dùng nước ấm tắm cùng hoa hồng. Cho nước vào trong bồn tắm, thả cánh hoa hồng vào, có tác dụng làm giảm bớt căng thẳng cho cơ thể, cân bằng da mệt mỏi. Nếu muốn giảm mỡ, giảm béo, da trơn mềm mại thì lấy 3-5g nụ hoa hồng đã gia công sạch, ngâm trong nước 5 phút, sau đó thêm đường hoặc mật ong và thêm vào một ít trà để uống. Dân gian còn dùng nụ hoa hồng nấu cao cùng với đường đỏ. Cách làm: Lấy 100g nụ hoa hồng đổ vào khoảng 500g nước, đun khoảng 20 phút, lọc qua cặn và bã hoa, sau đó nấu thành nước đặc sền sệt, thêm vào 500 - 1000g đường đỏ, nấu thành cao là được. Cách này có tác dụng bổ máu dưỡng khí. Hoa hường Hoa hường có tác dụng hoạt huyết điều kinh, chủ trị các chứng bệnh do tụ máu ứ đọng gây nên như: kinh nguyệt không đều, ngực bụng chướng đau, tâm trạng chán nản buồn nôn. Có thể trực tiếp dùng hoa tươi, cũng có thể ngắt hoa vào mùa hè và mùa thu, phơi khô hoặc sấy khô để dành sử dụng. Cách làm: Lấy 100g cánh hoa hường, 400g bột mỳ, 3 quả trứng gà, 200g sữa bò, 100g đường trắng, một nhúm muối tinh, 50g dầu salat, một lượng bột lên men thích hợp. Đập trứng tan, cho đường, sữa vào trong trứng, sau khi đánh đều thêm bột mỳ, dầu, muối và bột lên men, trộn thành tương mỳ. Cánh hoa thêm đường vào ngâm 30 phút rồi cho tương mỳ vào sau đó cho vào dầu nóng 50% rán giòn. Ăn món này trong một thời gian có thể thông gan giải toả trầm uất, hoạt huyết điều kinh, dùng trị do máu tụ đọng gây ra kinh nguyệt kéo dài. . Làm đẹp từ hoa Hoa cúc, hoa đào, hoa hồng… nếu biết cách dùng, sẽ giúp phụ nữ chữa trị được bệnh tật và đẹp hơn rất nhiều. Hoa cúc Trong “Bản thảo cang mục” viết: Hoa cúc dại. lợi họng, bổ gan. Khoa học hiện đại còn phát hiện hoa cúc dại “thông quan huyệt, lợi ích khí” vì trong hoa cúc chứa vi lượng long não và tinh dầu hoa cúc. Cách dùng: Hoa cúc dại phơi khô,. kín lại. Dùng gối làm bằng hoa cúc dại, sau khi ngủ dậy không những có tác dụng sáng mắt mà còn làm cho tâm trạng thoải mái, yêu đời. Cũng có thể làm một cái gối tựa bằng hoa cúc nhỏ đặt ở