SÁCH TỐ VẤN Thiên bốn mươi ba: TÝ LUẬN Hoàng Đế hỏi: Bệnh Tý (tê, đau) vì đâu sinh ra? [1] Kỳ Bá thưa rằng: Ba khí “phong, hàn, thấp” lẫn lộn dồn đến, hợp lại thành chứng Tý. Trong ba khí đó, nếu phong khí thắng thời là Hàn Tý, hàn khí thắng thời là Thống tý, Thấp khí thắng thời là Chước tý [2]. Hoàng Đế hỏi: Tôi nghe lại có năm chứng Tý, là vì sao? [3] Kỳ Bá thưa rằng: Mắc bệnh về mùa Đông, là Cốt tý, mắc bệnh về mùa Xuân gọi là Cân tý, mắc bệnh về mùa hạ gọi là Mạch tý, mắc bệnh vào thời điểm Chí âm gọi là Cơ tý, mắc bệnh về mùa Thu gọi là Bò tý [4]. Hoàng Đế hỏi: Có khí ở bên trong, ký túc vào năm Tàng, vậy khí nào làm nên thế? [5] Kỳ Bá thưa rằng: Năm Tàng đều có “Hợp” bệnh mắc lâu không giải đi được, sẽ ký túc vào nơi “hợp” đó. Cho nên, nếu Cốt tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Thận, Cân tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Can, Mạch tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Tâm, Cơ tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Tỳ, Bì tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Phế [6] Vậy, phàm chứng Tý, đều theo về từng mùa, rồi lại cảm thêm với khi phong, hàn, thấp mà gây nên [7]. Phàm chứng Tý ký túc ở năm tàng, sinh ra các chứng trạng sau này: [8] Phế tý thời phiền mãn, suyễn mà ẩu (ọe) [9]. Tâm tý thời huyết mạch không thông, vì tà bách dưới Tâm, dồn mạnh phạm lên Tâm tàng, nên phiền, lại thêm chứng thượng khi mà suyễn, cuống họng khô, hay ợ, quyết khí ngược lên nên hay khủng [10]. Can Tý, đêm nằm hay giật mình, uống nước nhiều, tiểu tiện luôn, trong bụng anh ách, như đàn bà có thai [11]. Thận tý hay trướng, xương khu dồ lên, xương sống gù xuống [12]. Tỳ tý thời tứ chi mỏi mệt rã rời, hay lo, nóân ra nước dãi, trên Hung bị nghẽn [13]. Trường tý, uống nước luôn mà không tiểu tiện ra được, trung khí suyễn cấp, thỉnh thoảng lại thành chứng xôn tiết [14]. Bào tý thời thuộc bộ phận Thiếu phúc và Bàng quang, án mạnh tay, thấy đau ở bên trong như dội nước nóng vào, tiểu tiện lại ít, và hay chảy nước mũi trong [15]. Phàm âm khí (tức tàng khí) tĩnh thời tàng thần, táo thời tiêu vong, nếu uống ăn quá độ. Trường Vị sẽ bị thương (nếu bị thương, tà khí sẽ thừa cơ phạm vào mà gây nên chứng tý) [16]. Nếu thấy suyễn tức quá độ, thời biết chứng Tý tụ ở Phế, thấy ưu tư quá độ, thời biết chứng Tý tụ ở Tâm, thấy sự di niệu luôn luôn, thời biết chứng Tý tụ ở Thận, thấy sự mỏi mệt quá độ, thời biết chứng Tý tụ ở Can, thấy da dẻ khô khan xãm xĩnh, thời biết Tý tụ ở Tỳ [17]. Phàm chứng Tý không khỏi, sẽ càng ngày càng nặng thêm. Duy có chứng thuộc về “phong khí thắng” thời dễ khỏi hơn [18]. Hoàng Đế hỏi: Về chứng Tý, có người bị chết, cũng có người lâu ngày mới khỏi, là vì cớ sao? Xin cho biết rõ [19]. Kỳ Bá thưa rằng: Chứng Tý, phạm thẳng vào Tàng, sẽ chết, nếu lưu niên ở khoảng gân xương, thời lâu khỏi, nếu chỉ ở khoảng bì phu, thời chóng khỏi [20-]. Hoàng Đế hỏi: Nếu lý túc ở sáu phủ thì sao? [21] Kỳ Bá thưa rằng: Đó cũng chỉ là do sự uống ăn, cư xử mà gây nên. Sáu phủ cũng đều có Du, các khí “phong, hàn, thấp, trúng vào Du, nhân có sự uống ăn tiếp theo, do Du mà vào, rồi đến ký túc vào Phủ [22]. Hoàng Đế hỏi: Dùng châm để điều trị, thế nào? [23] Kỳ Bá thưa rằng: Năm Tàng có Du, sáu Phủ có Hợp. Theo bộ phận của mạch, để tìm nơi mắc bệnh mà thích, sẽ khỏi [24]. Hoàng Đế hỏi: Khí của doanh, Vệ, có gây nên bệnh Tý chăng? [25] Kỳ Bá thưa rằng: Vinh, là tinh khí của thủy cốc. Nó hòa điều ở năm Tàng, thấm nhuần ở sáu Phủ, rồi sau mới dẫn vào mạch. Mạch đó vòng khắp trên dưới, suốt qua năm Tàng và chằng vào sáu Phủ [26]. Vệ, là một thứ hãn khí (mạnh, dữ) của thủy cốc. Cái tính của nó lật tật, hoạt lợi, không thể vào trong mạch, cho nên dẫn đi ở trong bì phu, khoảng phận nhục, hun lên “hoang mạc”, tan ra “hung phúc” [27]. Trái khí đó thời sinh bệnh, thuận khí đó thời sẽ khỏi [28]. Nó không hợp với các khí phong, hàn, thấp. Nên không gây nên bệnh Tý [29]. Hoàng Đế hỏi: Bệnh Tý có khí đau, có khí không đau, có khí bất nhân, có khí hàn, có khí nhiệt, có khí táo, có khi thấp là vì sao? [30] Kỳ Bá thưa rằng: [31] Đau là do hàn khí nhiều. Còn như không đau và bất nhân, là vì bệnh lâu vào sâu, Doanh Vệ dẫn đi bị rít, kinh lạc có lúc xơ rỗng, nên bất thông, bì phu không có huyết thấm nhuần, nên bất nhân [32]. Đến như chứng hàn, do Dương khí ít, Aâm khí nhiều, giúp thêm cho bệnh, nên mới hàn [33]. Đến như nhiệt, do Dương khí nhiều, Aâm khí ít, bệnh khí thắng, dương gặp âm, nên mới thành Nhiệt tý [34]. Như nhiều hãn đằm đìa, đó là vì gặp thấp nhiều [35]. Dương khí ít, âm khí thịnh, hai khí cùng cảm nhau, nên hãn mới ra đằm đìa [36]. Lại có chứng Tý, không đau là vì sao? [37] Tý mắc ở xương thời nặng, mắc vào mạch thời huyết đọng mà không chảy, mắc ở cân thời co vào mà không duỗi ra được mắc ở thịt thời bất nhân, bì thời hàn Gặp năm chứng đó nên không đau [38]. Phàm bệnh Tý, gặp hàn, thời như kiến bò trong da, gặp nhiệt thời gân rã rời, không cử động được [39]. . SÁCH TỐ VẤN Thiên bốn mươi ba: TÝ LUẬN Hoàng Đế hỏi: Bệnh Tý (tê, đau) vì đâu sinh ra? [1] Kỳ Bá thưa rằng: Ba khí “phong, hàn, thấp” lẫn lộn dồn đến, hợp lại thành chứng Tý. Trong. Hàn Tý, hàn khí thắng thời là Thống tý, Thấp khí thắng thời là Chước tý [2]. Hoàng Đế hỏi: Tôi nghe lại có năm chứng Tý, là vì sao? [3] Kỳ Bá thưa rằng: Mắc bệnh về mùa Đông, là Cốt tý, mắc. Cốt tý, mắc bệnh về mùa Xuân gọi là Cân tý, mắc bệnh về mùa hạ gọi là Mạch tý, mắc bệnh vào thời điểm Chí âm gọi là Cơ tý, mắc bệnh về mùa Thu gọi là Bò tý [4]. Hoàng Đế hỏi: Có khí ở bên trong,