1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁCH LINH KHU - THIÊN 67: HÀNH CHÂM pdf

6 267 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 95,47 KB

Nội dung

SÁCH LINH KHU THIÊN 67: HÀNH CHÂM Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: " Ta đã nghe thầy giảng về phép châm cửu châm, và ta đã áp dụng để chữa bệnh cho trăm ho, nhưng huyết khí của trăm họ không giống nhau về thịnh suy, cũng không giống nhau về thể chất: Có những người mà thán khí dễ bị kích động, vừa mới châm vào thì khí của người bệnh đã có phản ứng, có những người mà vừa châm vào thì khí phản ứng xảy ra đồng thời, có những người mà khi rút kim ra xong rồi thì khí mới phản ứng 1 mình, có những người phải châm nhiều lần thì người bệnh mới biết phản ứng, có khi vừa phát châm thì khí phản ứng bằng cách nghịch lại, có người châm được nhiều lần thì bệnh càng nguy kịch thêm[1]. Tất cả 6 tình huống trên được biểu hiện với những phản ứng khác nhau, Ta mong được nghe về nguyên nhân nào đã gây ra những tình huống khác nhau ấy”[2]. Kỳ Bá đáp : "Những người thuộc dạng Trùng dương, thần khí của họ dễ bị kích động, khí của họ dễ bị phản ứng”[3]. Hoàng Đế hỏi: "Thế nào là người thuộc Trùng dương ?”[4]. Kỳ Bá đáp : "Người thuộc dạng Trùng dương tình cảm của họ phong phú như lửa cháy phừng phừng, tính khí của họ cao ngạo, lời nói thường rất nhanh, khi bước chân đi thường bước cao lên, khí của 2 tạng Tâm và Phế hữu dư[5]. Sự vận hành của Dương khí trơn tru và sung thịnh và mở rộng ra bốn bề, do đó mà thần của họ dễ bị dễ bị kích động, và khí lại phản ứng sớm hơn”[6]. Hoàng Đế hỏi: " Có những người thuộc dạng Trùng dương, nhưng thần khí lại không phản ứng nhanh trước, là tại sao ?”[7]. Kỳ Bá đáp : "Đó chính vì dạng người Trùng dương này mang nhiều Âm khí bên trong”[8]. Hoàng Đế hỏi: "Lấy gì để biết được người này mang nhiều âm khí ?”[9]. Kỳ Bá đáp : "Bởi vì người thuộc dạng đa Dương, tính của họ là thường vui vẻ, còn người thuộc dạng đa âm dễ nổi giận, nhiều lần nổi giận nhưng họ lại cũng dễ bớt giận để bỏ qua đó là loại người thuộc trong Dương có Âm, vì thế mới gọi họ là có ít nhiều Âm trong Dương[10]. Sự vận hành, ly hợp giữa Âm và Dương trong người họ không chính thường, vì thế thần khí của họ không thể phản ứng nhanh, sớm được”[11]. Hoàng Đế hỏi: "Có những người khi châm kim xuống thì khí của họ phản ứng ngay, đồng thời với nhau, tại sao thế ?”[12]. Kỳ Bá đáp : "Những người này khí Âm Dương của họ được hòa điệu, huyết khí của họ vận hành nhu nhuận, trơn tru, vì thế sau khi châm kim xuống thì khí xuất ra phản ứng ngay, nhanh và đồng thời với nhau vậy”[13]. Hoàng Đế hỏi: "Có những người khi đã rút kim ra rồi, khí vẫn còn phản ứng 1 mình, khí nào đã khiến như thế ?”[14]. Kỳ Bá đáp : "Những người này, Âm khí nhiều mà Dương khí ít, Âm khí thuộc trầm, nhân vì Âm khí thịnh làm cho Dương khí vốn phù phải tàng ẩn vào trong, vì thế khi rút kim ra rồi, khí mới theo sau đó, để phản ứng 1 mình”[15]. Hoàng Đế hỏi: "Có những người châm nhiều lần mới cảm thấy có phản ứng, khí nào đã khiến nên như thế ?”[16]. Kỳ Bá đáp : "Những người này Âm nhiều mà Dương ít, khí của họ trầm không nên nó khó xảy ra phản ứng, vì thế phải châm nhiều lần mới biết có phản ứng”[17]. Hoàng Đế hỏi: "Có những người châm kim vào thì khí bị nghịch, khí nào khiến nên như thế ?”[18]. Kỳ Bá đáp : "Những trường hợp châm vào thì khí bị nghịch và càng châm nhiều lần thì bệnh càng nặng thêm, đó không phải là do ở khí Âm Dương của người bệnh, cũng không phải do cái thể phù trầm của khí, Đây chính là do lỗi của những người thầy thuốc vụng về làm nên, và cũng là do những sai lầm về kỹ thuật của những người thầy thuốc vụng về, không quan hệ gì đến hình chất và khí Âm Dương của người bệnh”[19]. THIÊN 68: THƯỢNG CÁCH Hoàng Đế hỏi: "Do khí bị uất mà thành chứng Thượng cách, khi ăn uống vào thì phải ói ra ngay, chứng bệnh này ta đã biết rồi[1]. Giun thì gây ra chứng Hạ cách - Chứng Hạ cách có nghĩa là khi ăn vào khoảng tròn 1 chu kỳ ngày và đêm mới ói ra[2]. Đối với chứng này, ta vẫn chưa hiểu như thế nào cả, ta mong được nghe thầy giải thích về việc này”[3]. Kỳ Bá đáp : "Những người mà cuộc sống về vui giận không thoải mái, việc ăn uống không điều độ, giữ ấm lạnh không đúng với thời, như vậy sẽ làm tổn thương đến Vị khí, và chất hàn trấp sẽ chảy xuống đến Đại và Tiểu trường[4]. Khi hàn trấp chảy xuống đến Đại và Tiểu trường sẽ làm cho giun bị lạnh, giun bị lạnh chúng sẽ tích tụ lại để cố thủ ở vùng Hạ hoãn, làm cho khí của Trường Vị bị đầy, vệ khí vùng đó sẽ không còn vận hành mở rộng được nữa, tà khí sẽ chiếm chỗ để ở tại đó[5]. Mỗi lần người ta ăn uống vào thì giun sẽ theo lên để ăn, khi giun theo lên trên để ăn thì vùng Hạ hoãn sẽ bị hư, hạ hoãn bị hư thì tà khí sẽ thắng, lưu lại đó để thành tích tụ. nhân vì tích tụ bị lưu lại, nó sẽ gây thành chứng nội ung kết thành rồi thì vùng Hạ hoãn bị trở ngại, bất lợi[6]. Vết ung ở trong Hạ hoãn khiến cho sự đau đớn thấu suốt trong sâu, vết ung ở ngoài Hạ hoãn thì khí của nó phát tác bên ngoài làm cho sự đau đớn nổi ra phía ngoài, da vùng ung bị nhiệt”[7]. Hoàng Đế hỏi: "Phép trị phải như thế nào ?”[8]. Kỳ Bá đáp : "Ấn nhẹ trên vết ung, xét được hướng đi của ung khí, trước hết châm nhẹ bên cạnh của bộ vị vết ung, dần dần xê vào trong thì châm sâu hơn, sau đó lại châm trở lại như lần trước, không được châm quá 3 lần, nên xét rõ tà khí trong tình trạng trầm hay phù để mà châm sâu hay cạn[9]. Mỗi lần châm xong, nên áp dụng phương pháp chườm hơi nóng lên vết châm nhằm mục đích làm cho hơi nóng nhập vào bên trong, nhờ đó mà tà khí ngày giảm dần, vết ung lớn sẽ ngày giảm và vỡ ra, lành lặn[10]. Phải phối hợp các phép trị liệu và điều dưỡng, phải tôn trọng những điều cấm kỵ, nhằm loại trừ được tà độc bên trong[11]. Cuộc sống phải điềm đạm, không làm điều trái với thiên nhiên, có vậy thì khí trong thân thể mới vận hành điều hòa, sau đó cho dùng các loại dược vị có vị mặn và đắng để làm tiêu tán vết ung, ung độc sẽ theo con đường tiêu hóa của cốc khí để đại tiện ra ngoài vậy”[12]. . SÁCH LINH KHU THIÊN 67: HÀNH CHÂM Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: " Ta đã nghe thầy giảng về phép châm cửu châm, và ta đã áp dụng để chữa bệnh cho trăm. hướng đi của ung khí, trước hết châm nhẹ bên cạnh của bộ vị vết ung, dần dần xê vào trong thì châm sâu hơn, sau đó lại châm trở lại như lần trước, không được châm quá 3 lần, nên xét rõ tà khí. phải châm nhiều lần mới biết có phản ứng”[17]. Hoàng Đế hỏi: "Có những người châm kim vào thì khí bị nghịch, khí nào khiến nên như thế ?”[18]. Kỳ Bá đáp : "Những trường hợp châm

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN