1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁCH LINH KHU - THIÊN 31: TRƯỜNG VỊ pot

6 238 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 97,9 KB

Nội dung

SÁCH LINH KHU THIÊN 31: TRƯỜNG VỊ Hoàng Đế hỏi Bá Cao: "Ta mong được nghe về vai trò của lục phủ truyền đi thủy cốc, về sự lớn nhỏ, dài ngắn của Trường Vị, về sự thu nhận thủy cốc nhiều hay ít như thế nào ?" [1]. Bá Cao đáp : "Thần xin đáp cặn kẽ về độ dài ngắn, xa gần, sâu cạn của con đường mà thủy cốc nhập vào, đưa ra[2]. Từ môi đến răng dài 9 phân, miệng rộng 2 thốn rưỡi, từ răng lui ra sau đến hội yếm sâu 3 thốn rưỡi, chứa đựng được 5 hợp, lưỡi nặng 10 lượng, dài 7 thốn, rộng 2 thốn rưỡi, cửa cuống họng nặng 10 lượng, rộng 2 thốn rưỡi, kéo dài đến Vị dài 1 xích 6 thốn[3]. Vị có hình dáng uốn khúc co duỗi dài 2 xích 6 thốn to 1 xích 5 thốn, đường kính 5 thốn, chứa đựng được 3 đấu 5 thăng[4]. Tiểu trường phía sau dựa vào cột sống, quay vòng sang tả uốn khúc xếp lên nhau, chứa những gì sẽ rót vào Hồi trường, bên ngoài nó dựa vào phía trên rún khoanh vòng thành 16 khúc, to 2 thốn rưỡi, đường kính 8 phân 1/3, dài 3 trượng 3 xích[5]. Hồi trường nằm ngay vùng rốn để quay về bên trái, phía ngoài xếp bằng những nếp khum như lá xếp, chứa để xuống dưới, xếp thành 16 khúc, to 4 thốn, đường kính 1 thốn 1/3, dài 2 trượng 1 xích[6], Quảng trường bám dọc theo cột sống và nhận lấy những gì do Hồi trường đưa sang, quay quanh bởi những lá mỡ giăng theo cột sống khắp trên dưới rộng đến 8 thốn, đường kính 2 thốn 2/3, dài 2 xích 8 thốn[7]. Trường và Vị tính từ chỗ vào cho đến chỗ ra dài 6 trượng 4 thốn 4 phân, quanh co uốn khúc thành 32 khúc"[8]. THIÊN 32: BÌNH NHÂN TUYỆT CỐC Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về con người không ăn trong 7 ngày thì chết, tại sao thế ?"[1]. Bá Cao đáp : "Thần xin nói nguyên do: Vị to 1 xích 5 thốn, đường kính 5 thốn, dài 2 xích 6 thốn, co ngang lại, nhận thủy cốc 3 đấu 5 thăng, trong ấy cốc thường lưu lại 2 đấu, thủy 1 cốc 5 thăng thì đầy[2]. Thượng tiêu làm tiết ra khí, xuất ra khí tinh vi, nhẹ nhàng, trơn nhanh[3]. Hạ tiêu đi xuống dưới tưới thắm (Đại và Tiểu) trường[4]. Tiểu trường to 2 thốn rưỡi, đường kính 8 phân 1/3, dài 3 trượng 2 xích, nhận cốc 2 đấu 4 thăng, nhận thủy 6 thăng 3 hợp 2/3[5]. Hồi trường to 4 thốn, đường kính 1 thốn 1/3, dài 2 trượng 1 xích, nhận cốc 1 đấu, thủy 7 thăng rưỡi[6]. Quảng trường to 8 thốn, đường kính 2 thốn 2/3, trường 2 xích 8 thốn, nhận cốc 8 thăng 3 hợp 8 phân 1/8[7]. Độ dài của Trường Vị được 5 trượng 8 xích 4 thốn, nhận thủy cốc 9 đấu 2 thăng 1 hợp 2/3[8]. Đây là con số mà Trường Vị nhận được thủy cốc"[9]. Người bình nhân thì không thế, khi Vị đầy thì Trường rỗng, khi Trường đầy thì Vị rỗng, nhờ sự đầy rỗng thay nhau đó mà khí được lên xuống, ngũ tạng được an định, huyết khí được hòa lợi, tinh thần mới ở yên[10]. Cho nên thần chính là tinh khí của thủy cốc vậy[11]. Vì thế mà trong Trường Vị lúc nào cũng phải lưu giữ cốc 2 đấu, thủy 1 đấu 5 thăng[12]. Người bình nhân cứ mỗi ngày đi đại tiện 2 lần, mỗi lần thoát đi 2 thăng rưỡi, mỗi ngày sẽ là 5 thăng, 7 ngày, 5 lần 7 là 3 đấu 5 thăng, thế là lượng thủy cốc được giữ lại bên trong sẽ cạn[13]. Vì thế nên người bình nhân không ăn uống trong 7 ngày sẽ chết, đó là vì thủy cốc, tinh khí, tân dịch đều cạn rồi vậy"[14]. THIÊN 33 : HẢI LUẬN Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta đã nghe về phép thích: châm ở phu tử. Điều mà phu tử nói không không tách rời với doanh vệ, huyết khí[1]. Ôi ! Thập nhị kinh mạch, bên trong thuộc vào tạng phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và cốt tiết, phu tử có hợp chúng vào với tứ hải (4 biển) không ?"[2]. Kỳ Bá đáp : "Con người cũng có tứ hải và thập nhị kinh thủy[3]. Các kinh thủy đều chảy rót vào hải, hải có đông tây nam bắc, gọi chung là tứ hải"[4]. Hoàng Đế hỏi: "Khi ứng với con người thì thế nào ?"[5]. Kỳ Bá đáp : "Con người có Tủy hải, có Huyết hải, có Khí hải, có Thủy cốc chi hải; Phàm tất cả tứ hải này nhằm ứng với tứ hải (bên ngoài)"[6]. Hoàng Đế hỏi: "Thật là to rộng thay khi phu tử hợp hóa tứ hải của Nhân Thiên Địa, Ta mong được nghe sự tương ứng đó như thế nào ?"[7]. Kỳ Bá đáp : "Trước hết phải rõ được nơi chốn của Âm Dương, biểu lý, huyệt Huỳnh, huyệt Du, được vậy thì tứ hải sẽ định"[8]. Hoàng Đế hỏi: "Định như thế nào ?"[9]. Kỳ Bá đáp : "Vị là biển của Thủy cốc, du huyệt của nó lên trên tại huyệt Khí Nhai, xuống dưới cho đến huyệt Tam Lý[10]. Xung mạch là biển của 12 kinh, du huyệt của nó lên trên đến huyệt Đại Trữ, xuống dưới đến huyệt Cự Hư Thượng và Hạ Liêm[11]. Chiên Trung là biển của khí, du huyệt của nó lên trên đến trên dưới huyệt Trụ Cốt, phía trước ở tại huyệt Nhân Nghênh[12]. Não là biển của tủy, du huyệt của nó lên trên đến huyệt ở đỉnh đầu, xuống dưới đến huyệt Phong Phủ"[13]. Hoàng Đế hỏi: "Chúng ta nói đến tứ hải, nhưng có lợi gì, có hại gì, có sinh gì, có bại gì ?"[14]. Kỳ Bá đáp : "Khi nào chúng được thuận thì sinh, bị nghịch thì bại, ta biết cách điều hòa thì lợi, không biết cách điều hòa thì bại"[15]. Hoàng Đế hỏi: "Sự nghịch thuận của tứ hải sẽ thế nào ?"[16]. Kỳ Bá đáp : "Nếu Khí hải hữu dư thì trong lồng ngực khí bị đầy, hơi thở bị phiền loạn, mặt đỏ; nếu Khí hải bất túc thì khí bị thiếu không đủ để nói ra lời[17]. Huyết hải hữu dư làm cho người ta thường tưởng thân mình nhỏ lại, teo hẹp lại, không biết bệnh nơi nào (như thế nào)[18]. Thủy cốc chi hải hữu dư làm cho bụng bị đầy, Thủy cốc chi hải bất túc thì đói nhưng Vị không nhận thức ăn[19]. Tủy hải hữu dư thì con người nhanh nhẹn, rắn rỏi, nhiều sức, tự mình mạnh hơn bình thường, Tủy hải bất túc thì não bị chuyển, tai ù, cẳng chân bị đau buốt, choáng váng, mắt không trông thấy gì, lười biếng, thích nằm yên"[20]. Hoàng Đế hỏi: "Thế là ta đã nghe được sự thuận nghịch, còn việc điều hòa thì sao ?" [21]. Kỳ Bá đáp : "Nên thẩm sát các du huyệt (của các đường kinh nói trên) để điều hòa hư thực, đừng phạm đến điều hại[22]. Nếu theo được lẽ thuận thì sức khẻo được phục hồi, nếu nghịch lại thì tất bị thất bại"[23]. Hoàng Đế nói: "Đúng thay ! "[24]. . SÁCH LINH KHU THIÊN 31: TRƯỜNG VỊ Hoàng Đế hỏi Bá Cao: "Ta mong được nghe về vai trò của lục phủ truyền đi thủy cốc, về sự lớn nhỏ, dài ngắn của Trường Vị, về sự thu nhận. thăng 1 hợp 2/3[8]. Đây là con số mà Trường Vị nhận được thủy cốc"[9]. Người bình nhân thì không thế, khi Vị đầy thì Trường rỗng, khi Trường đầy thì Vị rỗng, nhờ sự đầy rỗng thay nhau đó. 1 đấu, thủy 7 thăng rưỡi[6]. Quảng trường to 8 thốn, đường kính 2 thốn 2/3, trường 2 xích 8 thốn, nhận cốc 8 thăng 3 hợp 8 phân 1/8[7]. Độ dài của Trường Vị được 5 trượng 8 xích 4 thốn, nhận

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN