HUYỆT VỊ ĐÔNG Y HẬU KHÊ Tên Huyệt: Khi gấp ngón tay vào bàn tay, sẽ lộ rõ đường chỉ tâm đạo (giống như khe suối = khê), huyệt ở cuối (sau = hậu) của đường vân này, vì vậy gọi là Hậu Khê. Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu 2). Đặc Tính: + Huyệt thứ 3 của kinh Tiểu Trường. + Huyệt Du, Thuộc hành Mộc. + Huyệt Bổ của kinh Tiểu Trường. + Huyệt giao hội với Đốc Mạch. Vị Trí: Chỗ lõm phía sau khớp xương ngón và bàn của ngón thứ 5, ngang với đầu trong đường vân tim ở bàn tay, nơi tiếp giáp da gan tay - mu tay. Giải Phẫu: Dưới da là cơ dạng ngón tay út, bờ trong cơ gấp ngắn ngón tay, cơ đối ngón út, bờ trong đầu dưới xương bàn tay thứ 5. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1. Tác Dụng: Thanh thần trí, cố biểu, giải nhiệt, thư cân. Chủ Trị: Trị cổ gáy đau cứng, đầu đau, lưng đau, tai ù, điếc, chi trên liệt, động kinh, sốt rét, ra mồ hôi trộm. Châm Cứu: Châm thẳng 0, 5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút. HIỆP BẠCH Tên Huyệt: Huyệt ở gần (hiệp) cơ nhị đầu cánh tay, chỗ thịt mầu trắng (bạch), vì vậy, gọi là Hiệp Bạch (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: Biệt của Thái Âm (Giáp Ất Kinh). Vị Trí: Ở mặt trong cánh tay, nơi gặp nhau của bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay với đường ngang dưới nếp nách trước 4 thốn, trên khớp khuỷ (Xích Trạch) 5 thốn, dưới huyệt Thiên Phủ 1 thốn. Giải Phẫu: Dưới da là bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, cơ cánh tay trước và bờ ngoài xương cánh tay. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ da. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3. Chủ Trị: Trị mặt trong cánh tay đau, ho, ngực đau tức, hơi thở ngắn. Phối Huyệt: 1. Phối Khích Môn (Tb.4) + Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Thiên Tuyền (Tb.1) trị thần kinh giữa tay đau (Trung Quốc Châm Cứu Học). 2. Phối Thiên Phủ (P.3) trị tử điến phong, bạch điến phong (hắc lào, chàm ) (Tuần Kinh Chú). Châm Cứu: Châm thẳng 05 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút. . HUYỆT VỊ ĐÔNG Y HẬU KHÊ Tên Huyệt: Khi gấp ngón tay vào bàn tay, sẽ lộ rõ đường chỉ tâm đạo (giống như khe suối = khê) , huyệt ở cuối (sau = hậu) của đường vân n y, vì v y gọi. là Hậu Khê. Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu 2). Đặc Tính: + Huyệt thứ 3 của kinh Tiểu Trường. + Huyệt Du, Thuộc hành Mộc. + Huyệt Bổ của kinh Tiểu Trường. + Huyệt giao hội với Đốc Mạch. Vị. cứu 5 - 10 phút. HIỆP BẠCH Tên Huyệt: Huyệt ở gần (hiệp) cơ nhị đầu cánh tay, chỗ thịt mầu trắng (bạch), vì v y, gọi là Hiệp Bạch (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc