1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y BẤT DUNG pot

6 430 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y BẤT DUNG Tên Huyệt: Dung ở đây chỉ sự không tiếp nhận. Huyệt có tác dụng trị bụng đầy trướng không thu nạp được cốc khí để tiêu hóa, vì vậy gọi là Bất Dung (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: Huyệt thứ 19 của kinh Vị. Vị Trí: Từ rốn đo lên 6 thốn, ngang ra 2 thốn. Giải Phẫu: Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là gan. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng - sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6. Chủ Trị: Trị thần kinh liên sườn đau, dạ dầy đau. Châm Cứu: Châm thẳng 0, 5 - 1 thốn, cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút. Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể vào gan gây xuất huyết bên trong BỂ QUAN Tên Huyệt: Khớp háng (bễ) khi chuyển động, tạo thành khe (quan). Huyệt ở tại thẳng trên khớp này, vì vậy gọi là Bễ Quan (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Đặc Tính: Huyệt thứ 31 của kinh Vị. Vị Trí: Trong vùng phễu đùi (scarpa), nơi gặp nhau của đường kẻ ngang qua xương mu và đường thẳng qua gai chậu trước trên, nơi bờ trong cơ may và cơ căng cân đùi, trên lằn gối chân 13 thốn, ngang huyệt Hội Âm (Nh.1). Giải Phẫu: Dưới da là góc của cơ may và cơ căng cân đùi, cơ thẳng trước đùi, khe của cơ rộng giữa đùi và cơ đái-chậu, xương đùi. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi, nhánh của dây thần kinh mông trên, các ngành ngang của đám rối thắt lưng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2. Chủ Trị: Trị chi dưới liệt, nửa người liệt, cơ đái chậu viêm, đùi đau, háng đau, co duỗi chân khó khăn. Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1, 5 thốn, cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút BỈNH PHONG Tên Huyệt: Vùng huyệt là nơi dễ chịu (nhận) tác động của phong khí vào. Huyệt có tác dụng trị bệnh liên hệ đến phong khí, vì vậy, gọi là Bỉnh Phong (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 12 của kinh Tiểu Trường. + Huyệt giao hội với kinh Đại Trường, Tam Tiêu và Đởm. Vị Trí: Bảo người bệnh giơ tay lên, huyệt ở chỗ lõm trên gai xương bả vai, phía thẳng với chỗ dầy nhất của gai xương sống bả vai, trên huyệt Thiên Tông, giữa huyệt Cự Cốt và Khúc Viên. Giải Phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trên gai, xương bả vai. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cổ sâu và nhánh của dây thần kinh trên vai. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6. Chủ Trị: Trị khớp vai đau, bả vai đau, vùng chi trên đau tê. Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0, 5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút. Ghi Chú: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc lan rộng ra chung quanh. . HUYỆT VỊ ĐÔNG Y BẤT DUNG Tên Huyệt: Dung ở đ y chỉ sự không tiếp nhận. Huyệt có tác dụng trị bụng đ y trướng không thu nạp được cốc khí để tiêu hóa, vì v y gọi là Bất Dung (Trung. vào gan g y xuất huyết bên trong BỂ QUAN Tên Huyệt: Khớp háng (bễ) khi chuyển động, tạo thành khe (quan). Huyệt ở tại thẳng trên khớp n y, vì v y gọi là Bễ Quan (Trung Y Cương Mục) Huyệt thứ 12 của kinh Tiểu Trường. + Huyệt giao hội với kinh Đại Trường, Tam Tiêu và Đởm. Vị Trí: Bảo người bệnh giơ tay lên, huyệt ở chỗ lõm trên gai xương bả vai, phía thẳng với chỗ dầy

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w