1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

DƯỢC HỌC - THỎ TY TỬ potx

13 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 152,78 KB

Nội dung

DƯỢC HỌC THỎ TY TỬ Xuất xứ: Bản Kinh. Tên khác: Thỏ ty thực (Ngô Phổ Bản Thảo), Thổ ty tử (Bản Thảo Cầu Nguyên), Thỏ lư, Thỏ lũ, Thỏ lũy, Xích cương, Thổ khâu, Ngọc nữ, Đường mông, Hỏa diệm thảo, Dã hồ ty, Ô ma, Kim cô, Hồ ty, Lão thúc phu, Nghinh dương tử, Nàn đại lan, Vô căn đẳng, Kim tuyến thảo, Kim tiền thảo, Thiện bích thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hoàng ty tử (Liêu Ninh Thường Dụng Thảo Dược Thủ Sách), La ty tử (Giang Tô Dược vật Học Tài Chí), Hoàng la tử, Đậu hình tử, Hoàng cương tử (Sơn Đông Trung Thảo Dược Thủ Sách). Tên khoa học: Cuscuta hygrophilae Pears. Họ khoa học: Họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Mô Tả: Dây ký sinh, mọc leo và cuốn trên các cây khác. Thân hình sợi màu vàng hay đỏ nâu nhạt, lá biến thành vẩy. Có rễ mút để hút thức ăn ở cây chủ. Hoa hình cầu màu trắng nhạt, gần như không cuống, tụ lại 10-30 hoa. Quả gần như hình trứng có kẽ nứt, trong chứa 2-4 hạt hình trứng, đỉnh dẹt, hạt dài chừng 2mm. Địa lý: Mọc hoang khắp nơi, hay gặp trên cây Cúc tần (Pluchea indica) loại họ Cúc (Asteraceae). Thu hoạch: Mùa thu, khi hạt chín, cắt dây Tơ hồng về, phơi khô, đập lấy hột. Phần dùng làm thuốc: Hạt (Semen Cuscutae Chinensis). Loại hạt chắc, mập là tốt. Mô tả dược liệu: Thỏ ty tử hình tròn, đường kính nhỏ dưới 0,1cm. Vỏ ngoài mầu nâu đỏ hoặc vàng nâu, hơi xù xì, dùng kính lúp soi, có thể thấy những nếp vân nhăn nhỏ, một đầu có chấm nhỏ mầu trắng. Chắc, nấu với nước sôi thì dễ vỡ tách, để lộ nhân hình tròn mầu trắng. Không mùi, vị nhạt (Dược Tài Học). Bào chế: + Rửa sạch, phơi khô, tẩm nước muối sao để dùng hoặc đun vơi nước làm thành bánh [thỏ ty bính] (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Thỏ ty tử bính: Lấy Thỏ ty tử sạch, cho vào nước đun cho đến khi nở hoa và đặc như cháo hoa, mầu xám nâu, gĩa nát ra làm thành bánh (bính). Hoặc lại cho rượu nếp với bột mì vào làm bánh, cắt thành miếng, phơi khô là được (Dược Tài Học). Thành phần hóa học: + Quercetin, Astragalin, Hyperin, Quercetin -3-O-b-D-Galactoside-7- O-b-Glucoside (Kim Hiểu, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1992, 17 (5): 292). + Lecithin, Cephalin (Hứa Ích Dân, Trung Thảo Dược 1989, 20 (7): 303). + b-Carotene, g- Carotene, a-Carotene-5-6-Eposide, Lutein, Taraxathin (Baccarini A và cộng sự, Phytochemistry 1965, 4 (2): 349). + Vitamin A, Glycoside (Chinese Herbal Medicine). Tác dụng dược lý: . Trên thực nghiệm thuốc có tác dụng tăng lực co bóp của tim Cóc cô lập, làm hạ huyết áp Cóc đã gây mê, hưng phấn cổ tử cung (Trung Dược Học). . Tăng công năng miễn dịch: Chích dịch chiết Thỏ ty tử vào ổ bụng thỏ, thấy tăng tác dụng thực bào, hoạt tính E – Mai côi hoá hình thành hợp với kháng thể tạo nên (Lý Liên Quá, Trung Quốc Dược Lý Thông Báo 1984, (3-4): 73). . Cho thỏ uống dung dịch Thỏ ty tử với lượng 1g/kg, mỗi tuần 3 lần, liên tục 36 tuần, cho thấy thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư da đầu vú (Nisa M và cộng sự J Ethnopharmacol 1986, 18 (1): 21). . Nước sắc Thỏ ty tử có tác dụng phòng trị tứ khí hóa than dẫn đến tổn thương Glucose gan ở chuột (Nisa M và cộng sự J Ethnopharmacol 1985, 102: 143164s). . Nước sắc Thỏ ty tử có tác dụng tốt đối với chứng mắt có màng do đục thủy tinh thể (Dương Thọ, Bắc Kinh Y Khoa Đại Học Học Báo 1991, 23 (2): 97). Tính vị: + Vị cay, tính bình (Bản Kinh). + Vị ngọt, không độc (Biệt Lục). + Vị ngọt, cay, tính hơi ôn (Cảnh Nhạc Toàn Thư). + Vị ngọt, tính bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị ngọt, cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Quy kinh: . Vào kinh Tỳ, Thận, Can (Bản Thảo Kinh Thư). . Vào kinh Tâm, Can, Thận (Bản Thảo Tân Biên). . Vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tác dụng: + Bổ dương, ích âm, cố tinh, súc niệu, minh mục, chỉ tả (Trung Dược Học). + Bổ bất túc, ích khí, uống lâu ngày sẽ sáng mắt, tăng tuổi thọ (Bản Kinh). + Dưỡng cơ, cường âm, kiện cốt (Biệt Lục). + Ôn thận, tráng dương, bổ Can, minh mục (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Chủ trị: + Trị lưng đau, gối mỏi, di tinh, tiết tinh (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Trị Thận dương hư, lưng đau, tiểu nhiều, tiêu chảy lâu ngày do Thận hư, mắt mờ do Can Thận suy (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Kiêng kỵ: + Thỏ ty tử kỵ thịt thỏ (Thiên Kim phương). + Người mà Thận có hỏa, cường dương không liệt dương: không dùng. Táo bón kiêng dùng (Bản Thảo Kinh Sơ). + Phụ nữ có thai, băng huyết, cường dương, táo bón, Thận có hỏa, âm hư hỏa vượng: cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo). + Thận hư, hỏa vượng, táo bón: cẩn thận khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Táo bón: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Liều dùng: 12 – 16g. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị mặt mọc mụn, nhức đau: Thỏ ty tử, gĩa nát, ép lấy nước bôi (Trửu Hậu Phương). + Trị tự nhiên bị sưng phù, thân thể và mặt sưng to: Thỏ ty tử 1 thăng, Rượu 5 thăng, ngâm 2-3 ngày. Mỗi lần uống 1 thăng, ngày 3 lần ‘Trửu Hậu Phương). + Trị trĩ sưng, ngứa, trong hậu môn đau: Thỏ ty tử, chưng cho hơi vàng đen, tán nhuyễn, hòa với trứng gà bôi (Trưử Hậu Phương). + Bổ Thận khí, tráng dương đạo,trợ tinh thần, khinh (làm nhẹ) lưng, chân: Thỏ ty tử (chưng rượu, sấy khô) 1 cân, Phụ tử (chế) 160g. tán bột. Trộn với rượu hồ làm viên, to băng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với rượu (Thỏ Ty Tử Hoàn – Biển Thước Tâm Thư). + Trị tinh khí bất túc, thận thủy bị táo, họng khô, khát, tai ù, đầu váng, mắt mờ, da mặt sạm đen, lưng đau, gối đau: Thỏ ty tử (chưng rượu) 80g, Ngũ vị tử 40g. Tán bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 70 viên lúc đói với nước muối hoặc rượu (Song Bổ Hoàn – Tế Sinh Phương). + Trị Tâm Thận bất túc, tinh thiếu, huyết khô, phiền nhiệt, khát muốn uống, tinh hư, huyết ít: Thỏ ty tử (chưng rượu) 80g, Mạch môn (bỏ lõi) 80g. Tán bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 70 viên lúc đói với nước muối hoặc với nước sôi, trước bữa ăn (Tâm Thâïn Hoàn – Tế Sinh Tục phương). + Trị Tâm khí bất túc, suy tư quá độ, Thận kinh hư tổn, chân dương không vững, tiểu đục, hay mơ, tiết tinh: Thỏ ty tử 200g, Bạch phục linh 120g, Thạch liên tử (bỏ vỏ) 80g. Tán bột. Trộn với rượu làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước muối, lúc đói (Phục Thỏ Hoàn – Cục phương). + Trị dễ sẩy thai: Thỏ ty tử (sao), 160g, Tang ký sinh, Tục đoạn, A giao đều 80g. Thuốc tán bột còn A giao nấu với nước cho chảy ra, hòa với thuốc bột làm thành viên 0,4g. Mỗi lần uống 20 viên, ngày hai lần (Thọ Thai Hoàn – Y Học Trung Trung Tham Tây Lục). + Trị thận hư, liệt dương, di tinh, lưng đau, tiểu nhiều: Thỏ ty tử, Ngũ vị tử, Tế tân, Trạch tả đều 40g, Sung úy tử, Thục địa đều 80g, Hoài sơn 60g. tán bột, trộn mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g (Thỏ Ty Tử Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị di tinh, bạch trọc: Thỏ ty tử 12g, Ngũ vị tử 6g, Phục linh, Hạt sen đều 12g. dùng Sơn dược hồ, làm hoàn. Mỗi lần uống 8g với nước muối nhạt hoặc sắc uống (Phục Thỏ Đơn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị tiêu chảy lâu ngày do Thận hư: Thỏ ty tử, Câu kỷ, Đảng sâm, Phục linh đều 12g, Sơn dược 16g, Hạt sen 12g. Tán bột. Dùng gạo hồ, làm hoàn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 12g (Thỏ Ty Tử Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). [...]... huyết suy: Thỏ ty tử, Sơn thù, Cúc hoa, Địa hoàng Lượng băng nhau, tán bột, luyện với mật làm hoàn Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với rượu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) + Trị mắt mờ do Can Thận suy: Thỏ ty tử, Thục địa, Xa tiền tử đều 12g tán bột Trộn mật làm hoàn Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với rượu (Trú Cảnh Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) + Trị tiêu khát: Thỏ ty tử sắc uống... uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) + Trị Tỳ Thận đều hư, tiêu lỏng: Thỏ ty tử, Thạch liên tử đều 9g, Phục linh 12g, Hoài sơn 15g Sắc uống (An Huy Trung Thảo Dược) + Trị khớp viêm: Thỏ ty tử 6g, Vỏ trứng gà 9g, Bột xương trâu 15g, Tán bột, trộn đều mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần (Liễu Ninh Thường DụngTrung Thảo Dược Thủ Sách) + Trị bạch điến phong: Thỏ ty tử cả thân và hạt 25g, ngâm vào 100ml... bổ tả cũng đều có kết quả Bài Hy Đậu Đơn dùng Thỏ ty tử theo ý bồi bổ tiên thiên bất túc, nhưng nếu uống độc vị thì thiên về bổ vệ khí, cho nên người xưa dùng Thỏ ty tử chung với Thục địa gọi là Song Bổ Hoàn Dùng chung với Huyền sâm gọi là Huyền Thỏ Đơn là theo ý đó (Dược Phẩm Vậng Yếu) + Xét trong các thứ hạt, không có loại nào có chất nhựa tốt như Thỏ ty tử, vì khí nấu chín, hơi thơm man mác, đượm... hóa, vì vậy, ăn Thỏ ty tử lâu dài làm cho cơ thể mập mạp, khỏe mạnh Nhưng tác dụng của nó chậm, uống lâu ngày mới có kết quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Thỏ ty tử là vị thuốc có tính mềm nhuận, nhiều chất dịch, đặc, nhưng không dính, giống như Bổ cốt chỉ, dịch nhiều và đặc Tuy nhiên Bổ cốt chỉ dịch đặc mà như mỡ, khí vị lại cay, ôn, thích hợp với người Thận dương hư Còn Thỏ ty tử dịch đặc mà... bạch điến phong: Thỏ ty tử cả thân và hạt 25g, ngâm vào 100ml cồn 95%, sau 48 giờ, đem xát vào vùng bệnh, ngày 2 – 3 lần Trị 10 ca, có kết quả 8 ca (Khoa Da Liễu Viện Y Học Tây An – Tây An Y Học Học Báo 1959, 6: 88) Tham khảo: + Thỏ ty tử bẩm tính xung hòa, khí chính dương đông lại, không có gốc, nhờ khí để hình thành, vì vậy tiếp tục bổ được nguyên khí của tiên thiên Chuyên trị tạng Thận suy yếu, tinh... mà như mỡ, khí vị lại cay, ôn, thích hợp với người Thận dương hư Còn Thỏ ty tử dịch đặc mà giống như tinh, vị ngọt, tính bình, thích hợp với người Can Thận hư, là vị thuốc bổ, tư nhuận rất hay (Đông Dược Học Thiết Yếu) . miếng, phơi khô là được (Dược Tài Học) . Thành phần hóa học: + Quercetin, Astragalin, Hyperin, Quercetin -3 -O-b-D-Galactoside- 7- O-b-Glucoside (Kim Hiểu, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1992, 17. nhạt (Dược Tài Học) . Bào chế: + Rửa sạch, phơi khô, tẩm nước muối sao để dùng hoặc đun vơi nước làm thành bánh [thỏ ty bính] (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Thỏ ty tử bính: Lấy Thỏ ty tử sạch,. DƯỢC HỌC THỎ TY TỬ Xuất xứ: Bản Kinh. Tên khác: Thỏ ty thực (Ngô Phổ Bản Thảo), Thổ ty tử (Bản Thảo Cầu Nguyên), Thỏ lư, Thỏ lũ, Thỏ lũy, Xích cương, Thổ khâu,

Ngày đăng: 09/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w