DƯỢC HỌC - KINH GIỚI ppt

18 300 3
DƯỢC HỌC - KINH GIỚI ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DƯỢC HỌC KINH GIỚI Xuất xứ: Ngô Phổ Bản Thảo. Tên khác: Giả tô, Khương giới (Biệt Lục), Thử minh (Bản Kinh), Kinh giới huệ, Kinh giới thán, Nhất niệp kim, Tái sinh đơn, Như thánh tán, Độc hành tán, Cử khanh cố bái tán, Tịnh giới (Hòa Hán Dược Khảo), Hồ kinh giới, Thạch kinh giới, Trân la kinh (Bản Thảo Cương Mục) Mô tả cây: Kinh giới là một loại cỏ, sống hằng năm, mùi rất thơm, cao 0,60 - 0,80m, thân vuông, phía gốc màu hơi tía, toàn cây có lông mềm ngắn. Lá mọc đối, lá dưới gốc không có cuống hay gần như không có cuống, xẻ sâu thành 5 thùy, lá phía trên cũng không cuống, xẻ 3 đến 5 thùy. Hoa tự mọc thành bông gồm những hoa mọc vòng ở mỗi đốt. Bông hoa dài 3 - 8cm, hoa nhỏ, màu tím nhạt. Quả hình trứng hay hình trái xoan, dài chừng 1mm, mặt bóng, màu nâu. Địa lý: Cây Kinh giới (Schizonepeta tenuifolia) chưa thấy mọc ở Việt Nam. Ở nước ta chỉ mới thấy trồng loại Kinh giới Elsholtzia Cristata để ăn và làm thuốc. Thu hái: Vào mùa thu, lúc hoa nở bông còn xanh, nhổ cả cây phơi hay sấy khô gọi là toàn Kinh giới, nhưng có nời chỉ cắt hoa và cành, nếu cắt hoa phơi khô gọi là Kinh giới tuệ, nếu hái toàn cây trừ bỏ phần rễ thì gọí là Kinh giới. Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn cây (Herba Schizonepetae). Thứ mầu tím nhạt, thân nhỏ, bông nhiều hoa dầy là tốt. Mô tả dược liệu: Cây thẳng đứng, hình trụ vuông, 4 mặt có rạch dọc, phần trên nhiều cành. Dài 50-100cm, đường kính 0,3-0,5cm. Ngoài mặt mầu tím nhạt. Chất nhẹ, dòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy có tủy mầu trắng. Lá mọc đối, phiến lá se, thùy nhỏ, dài. Đầu cành mọc hoa tự tán vòng, hình trụ, mầu lục, dài 6,6cm-10cm, đường kính 0,6cm. Mùi thơm, vị hơi chát, cay và mát (Dược Tài Học). Bào chế: + Bỏ tạp chất, rửa sạch, thái từng đoạn, phơi khô để dùng. Hoặc cho Kinh giới vào nồi, chảo, sao đen, phơi khô, để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Chặt ngắn, phơi hoặc sấy nhẹ đến thật khô, hoặc sao cháy (Dược Liệu Việt Nam). + Kinh giới thán: Lấy Kinh giới, cho vào nồi rang với lửa to cho thành mầu nâu đen nhưng còn tồn tính. Rẩy nước vào, lấy ra phơi khô để dùng (Dược Tài Học). Bảo quản: Đậy kín, để nơi khô ráo (Dược Liệu Việt Nam). Thành phần hóa học: + Trong Kinh giới có d- Menthone, Menthone, d- Limonene (Trung Dược Học). + Trong Kinh giới Schizenepeta tenuifolia có chừng l,8% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu này là d. Menton, một ít d. Limonen (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam). + Pulegone, Menthone, Isomenthone, Isopulegone, 1-Ethoxypentane, 3-Methylcyclohexanone, Benzaldehyde, 1-Octaen-3-Ol, 3-Octanone, 3- Octanol, Cymene, Limonence, Neomenthol, Menthol, Piperitone, Piperitenone, Humulene, Caryophyllene, b Pinene, 3,5-Dimethyl-2- Cyclohexen-1-One, Ethenyl Dimhyl Bezene, Cineole, Carvone, Dihydrocarvone, Verbenone (Diệp Định Giang, Trung Dược Thông Báo 1985, 10 (7): 307). + Schizonol, Schizonodiol (Oshima Y và cộng sự Planta Med, 1989, 55 (2): 179). + Schizonol, Diosmetin, Hesperidin, Hesperetin-7-O-Rutinoside, Luteoline (Oshima Y và cộng sự, Planta Med, 1989, 55)2): 179). + Rosmaniric acid monomethyl ester, Schizoteuin A (Kubo M và cộng sự, C A 1993, 118: 240923b). Tác dụng dược lý: + Tác dụng điều hòa nhiệt độ: Uống nước sắc Kinh giới có tác dụng tăng tuần hoàn ở phần biểu. Có báo cáo cho rằng nó có tác dụng hạ nhiệt (Trung Dược Học). + Tác dụng cầm máu: Nước sắc Kinh giới có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu (Trung Dược Học). + Cầm máu (sao cháy thành than trên thực nghiệm thấy có tác dụng rút ngắn thời gian máu chảy và máu đông (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Nước sắc và cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụïng hạ nhiệt nhẹ, an thần, làm gĩan cơ trong phế quản của chuột lang, chống dị ứng (Trung Dược Học). Tính vị: + Vị cay, tính ấm (Bản Kinh). + Không độc (Biệt Lục). + Tính hơi ôn (Trấn Nam Bản Thảo). + Vị cay, the. Tính hơi ấm (Trung Dược Học). + Vị cay, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Vị cay, tính hơi ấm (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh túc Quyết âm Can, phần khí (Bản Thảo Cương Mục). + Vào kinh Phế, can (Lôi Công Bào Chích Luận). + Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu dương Đởm, túc Dương minh Vị (Bản Thảo Hối Ngôn). + Vào kinh Phế, Can (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Vào kinh Phế và Can (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác dụng: + Phá kết tụ khí, hạ ứ huyết, trừ thấp tý (Bản Kinh). + Trợ Tỳ Vị (Thực Liệu Bản Thảo). + Lợi ngũ tạng, tiêu thực, hạ khí, tỉnh tửu [giải rượu] (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Tán hàn, giải biểu, thấu chẩn, chỉ huyết (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Giải biểu, khứ hàn, tán nhiệt, chỉ huyết (Đông Dược Học Thiết Yếu). Chủ trị: Người bị chứng phong hàn ở biểu sợ lạnh sốt nóng, hoặc thời kỳ đầu của chứng sởi kiêm cảm mạo sợ lạnh. Người bị ngoại cảm mắt đỏ, họng đau, mụn nhọt sốt nóng sợ lạnh, cùng thổ huyết, chảy máu cam (sao đen sử dụng cầm máu) (Đông Dược Học Thiết Yếu). Cách dùng: + Dùng vào thuốc thì thường dùng cả hoa, lá, cành cây phơi khô. Nếu dùng làm thuốc phát hãn thì dùng sống. Nếu dùng làm thuốc chỉ huyết, lương huyết thì sao đen (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Kiêng kỵ: + Kiêng ăn cua, cá và thịt lừa, thịt cá lóc (Bản Thảo Cương Mục). + Phàm người biểu hư hay ra mồ hôi, huyết hư hàn nhiệt không do phong hàn gây nên, cùng chứng nhức đầu do âm hư hỏa vượng họng đau không phải ngoại cảm, đều phải kiêng kỵ (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Biểu hư, tự ra mồ hôi, tỳ hư, tiêu chảy: khi dùng nên thận trọng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Người không có dấu hiệu ngoại cảm phong hàn thấp: không nên uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Kinh giới kỵ lửa và tương phản với các thứ cua biển, cá lóc, thịt lừa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị chứng đầu phong, cổ cứng không quay được: Sau tiết thu tháng 8, dùng vải bọc hoa Kinh giới làm gối để gối đầu, hoặc trải ra giường nằm lên cũng được, nhưng đến tiết Lập xuân thì phải bỏ đi (Thiên Kim phương). + Trị miệng và mũi máu chảy dữ dội, do tửu sắc quá độ, hư hỏa đến cùng cực gây nên: Kinh giới, tán bột. Uống 8g với nước sắc Trần bì. Cùng lắm uống 2-3 lần là khỏi (Thánh Huệ phương). + Trị thổ huyết lâu ngày không khỏi: Kinh giới tươi, lấy cả gốc rễ, ngọn, rửa sạch, gĩa, vắt lấy nước cốt chừng ½ chén, uống với bột Kinh giới khô là khỏi (Thánh Huệ phương). + Trị phong nhiệt, đầu đau, họng đau: hoa Kinh giới, Thạch cao, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 12g với nước trà nóng (Vĩnh Loại Kiềm phương). + Trị phong nhiệt gây nên đau răng: gốc cây Kinh giới, Ô cửu căn, Thông bạch căn, 3 thứ bằng nhau, sắc kỹ, ngậm rồi nhổ đi thì khỏi (Y Học Tập Thành). + Trị 120 chứng phong hoặc kinh giản (động kinh) của trẻ nhỏ: Hoa kinh giới 80g, Bạch phàn 40g (nửa để sống, nửa phi). Tán bột, trộn với hồ làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng, dùng Chu sa bọc ngoài. Mỗi lần uống 10 viên với nước sôi, ngày 2 lần (Y Học Tập Thành). + Trị trúng phong không nói được: Hoa Kinh giới, tán bột, uống 8g với rượu là khỏi ngay (Kinh Giới Tán – Hội Công Đàm Lục). + Trị sản hậu bị trúng phong cấm khẩu, tay chân co duỗi liên tục, cơ thể uốn cong hoặc sản hậu bị huyết vận, bất tỉnh, tay chân cứng thẳng, mắt lệch, miệng méo, mắt trợn trừng, kèm thổ tả muốn chết: Hoa Kinh giới, cả hạt, đem bồi qua cho dòn, tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu ngâm đậu hoặc uống với nước Đồng tiện. Nếu cấm khẩu thì cậy miệng ra mà đổ thuốc [...]... Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Ông Lý Thời Trân nói rằng: Bài Dũ Phong Tán đã được các sách đều khen ngợi là hay cả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Kinh giới là 1 vị thuốc thánh trong những bệnh về phong dược và về huyết cùng các chứng mụn nhọt ghẻ lở vậy (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Sức phát hãn của Kinh giới huệ mạnh hơn Kinh giới Không có mồ hôi dùng Kinh giới huệ, có mồ hôi dùng Kinh giới. .. dùng Kinh giới sao thành than (Đông Dược Học Thiết Yếu) + Kinh giới có tác dụng phát tán khử hàn như Ma hoàng, nhưng Ma hoàng lại mạnh mẽ, nhanh chóng, Kinh giới thì tương đối hòa hoãn Vả lại Ma hoàng thiên về khứ hàn tà ở lưng thuộc kinh Thái dương, còn Kinh giới thì khứ hàn tà ở toàn thân (Đông Dược Học Thiết Yếu) + Kinh giới có tên riêng là Giả tô, vì tính vị cay ôn, giống như Tử tô, nhưng Kinh giới. .. (Trực Chỉ phương) + Trị thổ huyết lâu ngày không khỏi: Kinh giới, tán bột Dùng Sinh địa, gĩa nát, vắt lấy nước cốt, hòa với 8g bột Kinh giới, uống là hết (Kinh Nghiệm phương) + Trị tiểu ra máu: Kinh giới, Sa nhân, 2 thứ bằng nhau, tán bột Mỗi lần uống 12g với nước cơm gạo nếp, ngày 3 lần (Tập Giản phương) + Trị phụ nữ bị băng huyết không cầm: Hoa Kinh giới, đốt trên ngọn đèn dầu mè cho khô, tán bột Mỗi... Lương phương) + Trị ngón chân lở loét: Kinh giới gĩa nát, đắp vào chỗ đau (Giản Tiện phương) + Trị trĩ lậu sưng đau: Hoa Kinh giới, nấu nước thật đặc, hàng ngày dùng để rửa thường xuyên sẽ khỏi (Giản Tiện Phương) + Trị tiêu ra máu: Kinh giới 80g, Hoa hòe 40g, sao vàng sẫm, tán bột Mỗi lần uống uống 12g với nước trà xanh (Giản Tiện Phương) + Trị bắp chân lở loét: Kinh giới đốt thành than, trộn với nước... mặt: Hoa Kinh giới, tán bột, mỗi lần uống 12g với rượu (Long Mộc Luận) + Trị sản hậu bị trúng phong: Kinh giới tán nhuyễn, hòa với rượu uống Công dụng như thuốc tiên (Dược Phẩm Vậng Yếu) + Trị sởi, mề đay, có thể dùng bài sau đây có kết quảù tốt: Kinh giới tuệ 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều, mỗi thứ 16g, Cát căn 12g, Bạc hà 4g, Cam thảo 3g, Thuyền thoái 2g, sắc nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ... Phương) + Trị sản hậu chảy máu cam nhiều: Kinh giới, bồi khô, tán bột Uống 8g với nước Đồng tiện (Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương trích của Hải Thượng Lương phương) + Trị đinh độc sưng đau, các chứng nhọt độc: Kinh giới 1 nắm, sắc với 5 chén nước còn 1 chén, chia làm 3 lần uống lúc nguội (Dược Tính Luận) + Trị các chứng phong làm mắt lệch, miệng méo (liệt mặt): Kinh giới (loại xanh) 1 cân, Bạc hà (tươi)... khi dùng phải xét: người đời nay hễ gặp chứng phong liền dùng Kinh giới, Phòng phong là thuốc sơ khí, tán phong, sùng với nhau Họ không biết rằng phong ở trong da, ngoài niêm mạc thì dùng Kinh giới làm chủ, không giống như Phòng phong nó chạy vào đến xương thịt của người ta (Dược Phẩm Vậng Yếu) + Ngày xưa ông Giả Tự Đạo nói rằng, bài Kinh Giới Tán xuất xứ từ ‘Hội Công Đàm Lục’, trước sau đã dùng nhiều... hàn, phong nhiệt đều có thể dùng được (Đông Dược Học Thiết Yếu) Phân biệt: + Cây Kinh giới ở Việt Nam vẫn trồng để ăn, làm gia vị và làm thuốc (đã được xác định là Elsholtzia cristata Willd cùng họ Cây cũng thuộc loại thảo, cao 0,30 - 0,45m, thân nhẵn, mọc thẳng đứng Lá mọc đối, phiến lá thuôn nhọn, dài 5 - 8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, cuống gầy dài 2 -3 cm Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt, mọc... những thức ăn có tính động phong hỏa như cua biển, tôm, thịt mỡ, rượu (Kinh Nghiệm phương) + Trị trẻ nhỏ bị thoát giang: Kinh giới, Tạo giáp, 2 thứ bằng nhau, nấu lấy nước thật đặc, dùng để rửa Rồi lấy sắt nung đỏ nhúng vào nước, lấy nước đó bôi Bài này cũng trị được chứng tử cung sa (Kinh Nghiệm phương) + Trị trẻ nhỏ rốn sưng: Hoa Kinh giới nấu lấy nước đặc để rửa Rồi dùng Hành nướng cắt mỏng để nguội... thuốc đổ vào được thì công hiệu như thần (Dũ Phong Tán – Hoa Đà) + Trị ghẻ lở: Kinh giới, tán bột Lấy Sinh địa gĩa nát, nấu thành cao, hòa với bột Kinh giới làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn Mỗi lần uống 30 viên với nước trà xanh hoặc rượu (Phổ Tế phương) + Trị trẻ nhỏ bị phong hàn, bất tỉnh, phiền nhiệt có đờm; Hoa Kinh giới 20g, bồi khô, tán bột Thêm ít Xạ hương, trộn đều Mỗi lần uống 2g với nước . dùng (Dược Tài Học) . Bảo quản: Đậy kín, để nơi khô ráo (Dược Liệu Việt Nam). Thành phần hóa học: + Trong Kinh giới có d- Menthone, Menthone, d- Limonene (Trung Dược Học) . + Trong Kinh giới. bái tán, Tịnh giới (Hòa Hán Dược Khảo), Hồ kinh giới, Thạch kinh giới, Trân la kinh (Bản Thảo Cương Mục) Mô tả cây: Kinh giới là một loại cỏ, sống hằng năm, mùi rất thơm, cao 0,60 - 0,80m, thân. DƯỢC HỌC KINH GIỚI Xuất xứ: Ngô Phổ Bản Thảo. Tên khác: Giả tô, Khương giới (Biệt Lục), Thử minh (Bản Kinh) , Kinh giới huệ, Kinh giới thán, Nhất niệp kim,

Ngày đăng: 09/07/2014, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan