Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
182,44 KB
Nội dung
DƯỢC HỌC HƯƠNG PHỤ TỬ Xuất xứ: Danh Y Biệt Lục. Tên Hán Việt khác: Sa thảo, Phu tu (Biệt Lục), Bảo linh cư sĩ, Bảo tuyết cư sĩ (Ký Sự Châu), Nguyệt tuy đa (Kim Quang Minh Kinh), Tam lăng thảo, Tước đầu hương (Đường Bản Thảo), Thảo phụ tử, Thủy hương lăng, Thủy ba kích, Thủy sa, Sa kết, Tục căn thảo (Bản Thảo Đồ Kinh), Hạo, Đài, Hầu sa (Nhĩ Nhã), Địa mao (Quang Nhã), Địa lại căn, Lôi công đầu (Cương Mục), Hương lăng, Phụ mễ, Thử sa, Hồi đầu thanh, Tước não hương (Hòa Hán Dược Khảo), Chế hương phụ, Thất hương bĩnh, Thủy tam lăng, Hương phụ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Cỏ cú, Củ gấu, Cỏ gấu (Dược Liệu Việt Nam). Tên khoa học: Cyperus rtundus Linn. Họ khoa học: Họ Cói (Cyperaceae). Mô tả: Cây cỏ sống lâu năm, cao 10-60cm, có thân rễ nằm dưới đất, phát triển thành hình thoi, dài 2-4cm, đường kính 0,5-1cm, vỏ ngoài mầu nâu thẫm hoặc nâu đen, có nhiều đốt, trên đốt có lông, bên trong mầu nâu nhạt, mùi thơm. Lá nhỏ hẹp dài bằng thân, ở giữa lưng có gân nổi, cứng bóng, phần dưới lá ôm thân cây. Cụm hoa đơn hay kép, có 3-5 lá bắc tỏa rộng ra, dài hơn cụm hoa nhưng có khi ngắn. Các hoa cũng có trục nhẵn mang 3-20 hoa nhỏ. Mỗi hoa nhỏ khoảng 30 hoa, nhưng cũng có thể thay đổi từ 8-70 hoa, trục hoa nhỏ có cánh. Vảy hoa hình trái xoan, tù. Nhị 3, bao phấn hình dải thuôn. Vòi nhụy dài bằng hay vượt bầu, đầu nhụy 3, dài. Quả bế có 3 cạnh, màu xám. Ra hoa từ mùa hè tới mùa đông. Địa lý: Cây mọc hoang dại. Thu hái, sơ chế: Thu hái vào tháng 2-3 vào 8-9. Đem về phơi khô, đốt cháy lông và rễ con, tiếp tục phơi hoặc sấy tới độ ẩm dưới 13%. Phần dùng làm thuốc: Thân rễ (thường gọi là củ). Mô tả dược liệu: Thân rễ hình thoi, dài 1-3,5cm, rộng 0,4-1cm. Mặt ngoài màu đỏ sẫm hay nâu đen, có nhiều đốt ngang, mang lông cứng màu nâu và vết tích của rễ con. Mặt cắt ngang có lớp biểu bì mỏng, mô mầm vỏ màu hồng nhạt, tượng tầng mảnh, trung trụ màu nâu sẫm chiếm gần 1/2 bán kính. Mùi thơm vị hơi cay. Loại mọc ở bãi biển, củ to mập, chắc thơm, sạch lông, thịt hồng hào là tốt (Dược Tài Học). Bào chế: + Rửa sạch mài trên đá nhám cho sạch hết vỏ, ngâm vào nước Đồng tiện cho mềm. Phơi khô, gĩa nát hoặc dùng sống hoặc sao, hoặc tẩm giấm, muối tùy từng trường hợp (Bản Thảo Cương Mục). + Hương phụ tứ chế: Còn gọi là ‘Tứ Chế Ô Phụ Hoàn’, Lấy Hương phụ 1 cân chia ra làm 4 phần, ngâm với 4 thứ: giấm, rượu, đồng tiện và muối, trong 3 ngày, rồi sấy khô. Ô dược nửa cân cũng chế như Hương phụ. Tất cả tán bột (Trung Dược Đại Từ Điển). + Hương phụ thất chế: Còn gọi là ‘Thất Chế Hương Phụ Hoàn’, gồm Hương phụ, Đương quy, Nga truật, Đơn bì, Ngải diệp, Ô dược, Xuuyên khung, Diên hồ sách, Tam lăng, Sài hồ, Hồng hoa, Ô mai. Lấy Hương phụ chia làm 7 phần, một phần ngâm với rượu Đương quy, Một phần ngâm với nước tiểu trẻ con tẩm với Nga truật, Một phần ngâm với nước vo gạo và Đơn bì, Ngải diệp, Một phần ngâm với nước vo gạo, Ô dược, Một phần ngâmvới nước lạnh tẩm Xuyên khung, Diên hồ sách, Một phần ngâm với nước giấm ngâm Tam lăng, Sài hồ, Một phần ngâm với nước muối và Ô mai, Hồng hoa (Mỗi thứ, mùa xuân ngâm 5 ngày, mùa hè ngâm 3 ngày, mùa thu ngâm 7 ngày, mùa đông ngâm 10 ngày, rồi phơi khô, xong chỉ lấy Hương phụ tán bột, còn xác vị thuốc khác bỏ đi. Dùng nước giấm trộn bột Hương phụ làm thành viên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Hiện nay đa số thường bào chế như sau: Sau khi phơi khô sao cháy lông và rễ con. a) “Hương Phụ Mễ”: Phơi khô gĩa với trấu, cứ 1kg Hương phụ trộn 0,5kg trấu, gĩa bằng chày nhọn đầu cho trụi hết lông và vỏ, gĩa không khéo sẽ bị nát. b) “Hương Phụ Thán”: Phơi khô, sao cháy đen tồn tính, hạ thổ, để nguội, tán bột (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bảo quản: Đậy kín. Dễ sâu mọt. Hương phụ chế không nên bào chế nhiều, chỉ nên dùng đủ trong vòng 15-20 ngày. Thành phần hóa học: + b-Pinene, Camphene, 1,8-Cineole, Limonene, p-Cymene, Selinatriene, b-Selinene, a-Cyperone, b-Cyporene, Patchoulenone, a- Rotunol, Cyperol, Isocyperol, Copadiene, Eppoxyguane, Cyperolone, Rotundone, Kobusone, Isokobusone, Glucose, Fructose (Trung Dược Học). + Glucose 8,3%, Fructose 9,1%, Starch 1-1,7%, Essential oil 0,65- 1,4% (Shoaib A m và cộng sự, J Pharm. Sci V A R 1967, 8: 35 (C A 1970, 72: 24693r). + b-Pinene, Camphene, 1,8-Cineole, p-Cymene, Cyperene, Selinatriene, b-Selinene, Patchoulenone Trvedi B và cộng sự, Collection Czech Chem Commun 1964, 29: 1675 (C A 1964, 61: 5697h). + Cyperol, Isocyperol (Hikino H và cộng sự, Tetra Lett 1967, 15 (12): 1929). + Copadiene, Epoxyguaine, Cyperolone, Rotundone (Kapadia V H và cộng sự, Tetra Lett 1967, 47: 1661). + Rotunol (Hikino H và cộng sự, Tetra Lett 1969, 32: 2741). Tác dụng dược lý: + Nước sắc Hương phụ có tác dụng ức chế tử cung, có tác dụng giống như ‘Đương Qui Tố’ nhưng yếu hơn. Tinh dầu có hoạt tính nhẹ của kích thích tố nữ, vì vậy, Hương phụ thường được dùng làm thuốc điều kinh (Trung Dược Học). + Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giải nhiệt nhẹ. Có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh (Trung Dược Học). + Nước sắc Hương phụ có tác dụng cường tim và hạ áp (Singh N và cộng sự, Indian J Med Res 1970, 58 (1): 103). Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng ức chế trực tiếp cơ trơn của hồi trường (Singh N và cộng sự, Indian J Med Res 1970, 58 (1): 103). + Dịch chiết Hương phụ chích vào khoang bụng chuột với liều 100mg,kg, thấy có tác dụng kháng viêm (Gupta M, B, India J Med Res 1971, 59: 76). + Nước sắc Hương phụ có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Sonner và nột số nấm (Trung Dược Học). Tính vị: + Vị ngọt, tính hơi hàn, không độc (Biệt Lục). + Tính hơi ấm, vị cay (Trấn Nam Bản Thảo). + Vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, khí bình (Bản Thảo Cương Mục). + Vị cay, hơi đắng, tính bình (Trung Dược Học). + Vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh Can, Tỳ, Vị, Phế (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Vào kinh Can, Đởm, kiêm vào Phế (Bản Thảo Cầu chân). + Vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc Quyết âm Can, thủ Thiếu dương Tam tiêu, kiêm hành 12 kinh, nhập vào phần khí (Bản Thảo Cương Mục). + Vào kinh Can, Tam tiêu (Trung Dược Học). + Vào kinh Can, Tam tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác dụng, Chủ trị: + Chủ giữa ngực có nhiệt, da lông sưng. Uống lâu ngày có ích lợi cho cơ thể, râu tóc mọc dài thêm [tăng tuổi thọ] (Biệt Lục). + Lợi Tam tiêu, giải lục uất, tiêu ẩm thực, tích tụ, đờm ẩm, bỉ mãn, phù thủng, trướng nước, cước khí, các chứng đau tim, bụng đau, lợi răng đau, băng lậu, đới hạ, kinh nguyệt không đều, các bệnh trước và sau khi sinh (Bản Thảo Cương Mục). + Lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (Trung Dược Học). + Lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống. Trị vùng ngực toớng đau, bụng trướnd đau, hông sườn đau, kinh nguyệt không đều, ung nhọt sưng đau (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Sơ Can, lý khí, điều khí, chỉ thống, kiện Vị. Trị khí uất không thư thái, thực tích, đàm trệ, táo bón, kinh nguyệt không đều (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Dùng sống có tác dụng thông khí, trừ đờm (thường dùng Hương phụ mễ). + Sao cháy: Có tác dụng cầm máu, bổ hư (thường dùng Hương phụ thán). + Tẩm sao (tẩm tứ chế, tẩm thất chế, tẩm nước gừng, tẩm Cam thảo ) có tác dụng nhập vào Can thận, điều khí huyết, thông kinh bổ huyết hư, nhuận táo, hành kinh lạc (Trung Dược Học). Liều dùng: 4 – 12g Kiêng kỵ: + Kỵ sắt (Lôi Công Bào Chích Luận). + Uống nhiều làm nâng khí lên (Thang Dịch Bản Thảo). + Phàm âm sự [kinh nguyệt] đến trước kỳ, huyết nhiệt + Tinh huyết khô mà bế lại, kinh nguyệt đến trước kỳ, huyết hư, nội nhiệt: cấm dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Âm hư, huyết nhiệt, kinh nguyệt sớm thuộc nhiệt: cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Khí hư mà có nội nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị người tuổi trung niên, tinh thần hao kém vì tâm huyết ít quá, hỏa không đi xuống, thủy không đi lên, thành ra tâm thận không giao hợp được với nhau, ở trên thì hay kinh sợ, giữa thì hay bị bế tắc, ăn uống không được, dưới thì buốt lạnh gây nên di tinh, dùng 480g Hương phụ, ngâm một đêm với nước mới múc lên, vớt ra, mài trên đá cho sạch lông, sao vàng, rồi tán bột, 120g Phục thần, bỏ vỏ và rễ cái ở trong ruột rồi tán ra bột, trộn với mật làm viên, to bằng viên đạn. Cứ sáng sớm thức dậy uống 1 hoàn, phải nhai nhỏ rồi dùng bài ‘Giáng Khí Thang’ gồm 15g Hương phụ [cách chế như trên), 60g Phục thần, 45g Chích thảo. Ba vị tán bột, mỗi lần dùng 8g pha với nước sôi để chiêu với thuốc] (Giao Cảm Đơn - Kinh Nghiệm Phương). [...]... sống: Hương phụ 40g, Hạ khô thảo 20g Tán bột, mỗi lần uống 4g với nước Chè (Bổ Can Tán - Giản Dị phương) + Trị tai điếc độ ngột: Hương phụ để trên miếng ngói mà sao rồi tán bột Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước sắc La Bặc tử (Giản Dị phương) + Trị các chứng răng đau: Hương phụ, Ngải diệp, sắc lấy nước mà súc, rồi lại lấy bột Hương phụ xát vào răng (Phổ Tế phương) + Trị răng đau, chân răng lở loét: Hương. .. năm cũng chỉ dùng 5-6 lần là khỏi, bài này gọi là ‘Thần Thụ Thất Tán’ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Trị ngực bụng căng đau, dạ dày đau do thần kinh: Hương phụ 8g, Ô dược 12g, Cam thảo 4g, Sắc uống (Tiểu Ô Trầm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) + Trị hông sườn trướng đau: Hương phụ 12g, Lương khương 12g Sắc uống (Lương Phụ Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) + Trị... thành hoàn (Ngải Phụ Hoàn - Đảm Liệu phương) + Trị thổ huyết mãi không cầm: Hương phụ 40g, Bạch phục linh 20g Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sắc Trần mễ (Đảm Liệu phương) + Trị tiểu, tiểu ra máu, đau không chịu nổi: Hương phụ, Trần bì, Xích linh, lượng bằng nhau, sắc uống lúc đói (Thập Tiện Lương Phương) + Trị các chứng hạ huyết: bột Hương phụ 8g, Bách thảo sương 4g, thêm 0,001g Xạ hương, trộn uống... hàn: Hương phụ tử 12g, Diên hồ sách 8g Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) + Trị kinh nguyệt không đều do ức chế tinh thần, khi có kinh thì bụng đau dưới, vú đau: Hương phụ tử, Ngải diệp, Trần bì, mỗi thứ 20g, Nguyệt qùy hoa 2 đoá Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) + Trị bụng đau khi hành kinh: Hương phụ tử 24g, Ích mẫu thảo 12g Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược. .. Người huyết hư thêm bài ‘Tứ Vật’ (Tứ Chế Hương Phụ Hoàn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương) + Trị đàn bà khí thịnh, huyết suy, sinh ra các chứng đầu đau, bụng đầy: Hương phụ (sao) 160g, Bạch phục linh 40g, Chích thảo 40g, Quất hồng 20g Tất cả tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi (Ức Khí Tán - Tế Sinh phương) + Trị xích đới, bạch đới và băng huyết: Hương phụ, Xích thược, hai vị bằng nhau, tán bột,... theo các chứng tiêu chảy, nôn mửa, bụng đau, bụng đầy: Hương phụ 8g, Sa nhân 4g, Mộc hương 6g, Chỉ xác 8g, Đậu khấu nhân 6g, Hậu phác 12g, Hoắc hương 8g, Bạch truật 12g, Trần bì 12g, Phục linh 12g, Bán hạ 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 12g, Đại táo 5 trái Sắc uống (Hương Sa Dưỡng Vị Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) Tham khảo * Hương phụ trị khách nhiệt trong tâm phúc, khí kết ở dưới sườn,... đói (Thánh Huệ Phương) + Thuận khí, an thai: Hương phụ (sao), Xích thược, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g, với nước sắc Tử tô (Thiết Trạo Tán - Trung Tàng Kinh) + Trị đàn bà có thai nôn khan, nôn ra nước chua, thai động, ăn uống không ngon và nằm ngồi không được: Hương phụ 80g, Hoắc hương 8g, Cam thảo 8g Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi và ít muối (Nhị Hương Tán Thánh Huệ phương) + Trị có... Được Phục thần thì làm cho Tâm Thận giao nhau; Được Hồi hương, Phá cố chỉ thì dẫn khí về nguồn; Được Tam lăng, Nga truật thì tiêu bỉ khối; Đuwọc bán hạ, Hậu phác thig khôi chỗ bế tắc, tiêu trướng; Được tô tử, Thông bạch thì tán tà; Được Ngải diệp thì noãn cung (Dược Phẩm Vậng Yếu) * Hương Phụ Căn Tửu’ là Rượu ngâm với Hương phụ, người ta ngâm Hương phụ chừng 1kg, đốt hết lông rễ, sao thơm, bọc vào túi... ngoài thì ra đến thắt lưng và chân, đều dùng vào việc trị chứng khí kết gây nên bệnh (Đông Dược Học Thiết Yếu) * Mộc hương và Hương phụ đều là vị thuốc có mùi thơm đậm nhưng Mộc hương thiên về điều hòa Vị khí, Hương phụ thiên về điều lý Can khí, giải Can uất Tuy giống nhau nhưng cũng hơi khác nhau (Đông Dược Học Thiết Yếu) ... (Bản Thảo Phát Minh Toản Yếu) * Hương phụ là vị thuốc hành khí ở trong huyết dược, bởi vì huyết không tự một mình đi được mà phải nhờ khí dẫn đi, như khí nghịch lên mà uất, thì huyết cũng ngưng trệ lại, nếu khí đã thuận thì huyết bao giờ cũng lưu thông (Trương Thị Y Thông) * Hương phụ dùng làm thuốc chủ yếu cho phụ nữ vì phụ nữ thường hay uất nhiều, tuy nhiên vì Hương phụ có vị cay, tính táo, nếu uống . đầu (Cương Mục), Hương lăng, Phụ mễ, Thử sa, Hồi đầu thanh, Tước não hương (Hòa Hán Dược Khảo), Chế hương phụ, Thất hương bĩnh, Thủy tam lăng, Hương phụ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),. cũng chế như Hương phụ. Tất cả tán bột (Trung Dược Đại Từ Điển). + Hương phụ thất chế: Còn gọi là ‘Thất Chế Hương Phụ Hoàn’, gồm Hương phụ, Đương quy, Nga truật, Đơn bì, Ngải diệp, Ô dược, Xuuyên. tử (Giản Dị phương). + Trị các chứng răng đau: Hương phụ, Ngải diệp, sắc lấy nước mà súc, rồi lại lấy bột Hương phụ xát vào răng (Phổ Tế phương). + Trị răng đau, chân răng lở loét: Hương phụ