Làm sạch không khí trong nhà Không khí trong nhà thoáng, sạch là yếu tố rất quan trọng cho sức khỏe, nhất là gia đình có trẻ nhỏ, người dễ bị dị ứng, người mắc bệnh hen suyễn hoặc quá nhạy cảm với các chất hóa học. Nhiều gia đình bỏ tiền đầu tư mua máy làm sạch hoặc máy lọc không khí nhưng lại chưa hiểu những chất gì có trong không khí và cách nào để làm sạch chúng. Nhiều người có thói quen đóng tất cả các cánh cửa trong nhà với mục đích chống bụi bẩn vào nhà, nhưng quả thật đó không phải là cách để giữ cho không khí trong nhà được Ảnh: Images. trong lành. Không khí trong nhà cũng lưu thông, nên điều quan trọng là cần tạo “con đường” để không khí lưu chuyển, cũng như việc thường xuyên lau dọn, hút bụi để bụi không bám vào những vật dụng trong nhà. 1. Làm thông thoáng không khí: Cần mở cửa sổ để làm thông thoáng không khí trong nhà. Không nên đóng kín tất cả cửa trong nhà, bạn cần để cho không khí cũ trong nhà thoát ra ngoài và đón làn gió mới, không khí trong lành ở bên ngoài vào nhà, điều đó tốt cho sức khỏe của chính gia đình bạn. Nếu nghĩ rằng đóng cửa để bụi bẩn, khí độc hại không vào nhà được thì bạn an toàn là không đúng. Ngay trong nhà, với những sản phẩm, máy móc bạn sử dụng cũng thải ra nhiều chất, khí độc hại mà bạn có thể không nghĩ đến như khí radon, một loại khí độc, được cho là có nguy cơ gây ung thư phổi. Khí radon là sản phẩm của quá trình phân rã uranium trong tự nhiên, khí thoát lên từ lòng đất, qua những kẽ hở của nền nhà. Trong các loại vật liệu xây dựng cũng có chứa chất khi phân hủy sẽ thoát ra loại khí này, những nơi được coi là dễ bị tích tụ khí này trong nhà là phòng ngủ, phòng làm việc. Ngoài ra, khí cac bon mo-nô-xít, khí clo từ những hóa chất dùng trong việc tẩy rửa của gia đình cũng tụ lại trong không khí. Vì thế nên thường xuyên mở cửa để không khí được lưu thông và làm cho không khí trong nhà thoáng hơn. 2. Hút bụi thường xuyên: Bụi bẩn, những vụn nhựa hoặc gỗ từ những đồ dùng gia đình cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế cần hút bụi thường xuyên. Hút bụi sàn nhà, ghế sa lông, nếu nhà có trải thảm thì càng cần phải duy trì lịch hút bụi thường xuyên hơn nữa. Giặt áo gối, drap trải giường bằng nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn. Giữ cho nhiệt độ phòng ngủ luôn mát, dùng máy lọc không khí hoặc mở cửa sổ, cửa ra vào vừa để tránh ẩm, lại vừa làm mát không khí trong phòng. 3. Giữ vệ sinh cho vật nuôi: Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng thì nên nhớ rằng cần phải chăm sóc và giữ vệ sinh cho chúng thật tốt. Chải lông cho chúng, hút bụi và lau sàn nơi thú cưng thường nằm ngủ. Nếu bạn chuẩn bị cho chúng một “chiếc giường” dành riêng cho chúng thì phải thường xuyên dọn dẹp “giường” cho thú cưng để tránh lưu giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn cũng như những loại vật sống ký sinh trên cơ thể vật nuôi như ve, bọ chét… 4. Loại trừ nấm mốc: Những nơi như nhà tắm, bếp thường dễ bị ẩm, mốc nên cần chú ý không để nước đọng. Mở cửa phòng tắm khi không sử dụng để thoáng khí và phòng tắm được khô thoáng. Bồn rửa chén cũng cần chà rửa và không nên để chén dơ trong bồ rửa lâu. Nếu tường bị thấm nước nên xử lý ngay để tránh nấm, mốc. Nếu có nhà kho hoặc một nơi thường xuyên dùng để chứa đồ không dùng của gia đình, cũng nên dọn dẹp gọn gàng, làm vệ sinh, vì đó là nơi dễ tích tụ bụi bẩn, mốc ẩm. Ảnh: Images. 5. Sự dụng chất tẩy rửa “xanh”: Thay vì dùng những chất tẩy rửa đồ dùng nhà bếp, nước tẩy quần áo bằng hóa chất, bạn nên dùng những loại chất tẩy rửa hữu cơ không gây hại cho chính bản thân người dùng và môi trường. Tận dụng công dụng tẩy chất bẩn của chanh, giấm, bột nở, những nguyên liệu có sẵn trong nhà để pha chế chất tẩy rửa. Khi mua những sản phẩm dùng để tẩy rửa được bán trên thị trường, nên chú ý đến thành phần, tránh mua những loại chứa nhiều hóa chất gây độc cho cở thể. Ngoài ra, việc trộn chung nhiều loại chất tẩy rửa với nhau với mục đích tạo ra chất tẩy rửa mạnh cũng sẽ mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe cũng như làm giảm độ trong lành của không khí trong nhà. 6. Dùng máy lọc không khí: Với những gia đình có điều kiện, có thể dùng loại máy làm sạch hoặc máy lọc không khí, đây là giải pháp tốt cho gia đình có người dễ bị dị ứng hoặc bị hen suyễn. Nhưng cũng nên tham khảo nhiều loại sản phẩm và chọn loại máy phát ra ôzôn, vì tự bản thân khí này cũng là một chất gây ô nhiễm. 7. Trồng thêm cây xanh: Pha thêm chút màu xanh vào không gian sống của gia đình vừa khiến ngôi nhà thêm sinh động, giàu sức sống mà còn giúp làm trong sạch bầu không khí. Cây xanh sẽ chuyển đổi khí các bon mô-nô-xít thành khí ôxy, làm tăng chất lượng không khí trong nhà. 8. Hạn chế dùng nước xịt phòng, nến thơm: Nước xịt phòng hay nến thơm có mùi hương bạn thích có thể làm cho tâm trạng bạn thoải mái hay hưng phấn hơn, nhưng thực sự nó chứa nhiều chất hóa học làm giảm đi sự trong lành của không khí trong nhà bạn. Vì thế nên hạn chế sử dụng những sản phẩm này để đảm bảo sức khỏe, nhất là những gia đình có con nhỏ. Ảnh: Getty images. . thoáng không khí trong nhà. Không nên đóng kín tất cả cửa trong nhà, bạn cần để cho không khí cũ trong nhà thoát ra ngoài và đón làn gió mới, không khí trong lành ở bên ngoài vào nhà, điều đó. sức khỏe cũng như làm giảm độ trong lành của không khí trong nhà. 6. Dùng máy lọc không khí: Với những gia đình có điều kiện, có thể dùng loại máy làm sạch hoặc máy lọc không khí, đây là giải. nhà với mục đích chống bụi bẩn vào nhà, nhưng quả thật đó không phải là cách để giữ cho không khí trong nhà được Ảnh: Images. trong lành. Không khí trong nhà cũng lưu thông, nên điều quan