Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
171,95 KB
Nội dung
DƯỢC HỌC BỒ CÔNG ANH Xuất xứ: Đường Bản Thảo. Tên gọi: Hoa màu vàng thân chỉ có một chân như cái đinh nên gọi là Hoàng hoa địa đinh. Tên khác: Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo, Bồ công anh (Cương Mục), Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạch cổ đinh. Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng hoa lang thảo, Mãn địa kim tiền, Bột Bột đinh thái (Hòa Hán Dược Khảo), Hoàng hoa địa đinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Taraxacum offcinal Wig (Taraxacum dens-leonis Desf.). Họ khoa học: Họ Cúc (Compositae). Mô tả: Cỏ sống dai, rễ đơn, dài, khỏe, thuộc loại rễ hình trụ. Lá mọc từ rễ nhẵn, thuôn dài hình trái xoan ngược, có khía răng uốn lượn hoặc xẻ lông chim, mép giống như bị xé rách. Đầu màu đơn độc ở ngọn, cuống dài rỗng, từ rễ mọc lên. Tổng bao hình chuông gồm nhiều dãy lá bắc, những cái ở phía ngoài xòe ra và cong xuống, còn các cái ở trong thì mọc đứng. Hoa hình nhỏ ở phía ngoài có màu nâu ở mặt lưng, quả bế 10 cạnh, có mỏ dài. Các tơ của màu lông sắp theo 1 dẫy, ra hoa từ tháng 3-10. Địa lý: Mọc hoang ở những nơi vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa, mọc hoang nhiều ở Trung Quốc. Thu hái, sơ chế: Chọn vào giữa tháng 4 đến tháng 5 là thời kỳ có vị đắng nhiều nhất, có người dùng thứ nhỏ và dài, thân và cành màu tím là tốt nhất. Dùng toàn cây phơi trong râm cho khô. Phần dùng làm thuốc: Dùng rễ khô toàn cây phơi khô. Lựa thứ nhiều lá, mầu lục tro, rễ nguyên đủ là tốt. Mô tả dược liệu: Rễ Bồ công anh Trung Quốc hình dùi tròn, uốn cong, dài 3,3 - 5cm, mầu nâu, nhăn. Đầu rễ có những lông nhung mầu nâu hoặc mầu trắng vàng hoặc đã rơi rụng. Lá mọc từ rễ, lát lá dài, nhăn lại thành đám hoặc nhăn không đều. Mặt ngoài mầu nâu lục hoặc màu lục tro. Ở mặt sau lá có gân chính nổi rõ. Có nhiều cuống hoa dài, ở mỗi đầu đỉnh cuống mọc một hoa tự đầu trạng, mầu nâu vàng hoặc mầu trắng vàng nhạt. Không mùi, vị hơi đắng (Dược Tài Học). Bảo quản: Phơi thật khô, để nơi cao ráo, hoặc phơi nắng, bị ẩm thấp rất mau mốc và mục. Thành phần hóa học: + Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin (Trung Dược Học). + Fructose (Power F B và cộng sự C A, 1913, 7: 13523). + Sucrose, Glucose (Belaev V F và cộng sự, C A, 1975, 51: 11495c). Tác dụng dược lý: . Thuốc sắc Bồ công anh có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Flexener, trực khuẩn mủ xanh, Leptospira hebdomadia (Trung Dược Học). . Nước sắc Bồ công anh có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, lợi tiểu (Trung Dược Học). . Nước sắc Bồ công anh có tác dụng nhuận trường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Tính vị: + Vị ngọt, tính bình, không độc (Tân Tu Bản Thảo). + Vị hơi đắng, tính hàn (Đông Viên Dược Tính Phú). + Vị ngọt, tính bình, hơi hàn (Bản Thảo Thuật). + Vị đắng, ngọt, tính hàn (Dược Tính Công Dụng). + Vị ngọt, đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Qui kinh: + Vào kinh Can, Vị (Trấn Nam Bản Thảo). + Vào kinh Dương minh Vị và Thái âm Phế (Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di). + Vào kinh Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tác dụng: + Thanh nhiệt, giải độc, tán sưng tiêu ung [đặc hiệu trị vú sưng đau] (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Chủ trị: + Trị đinh nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, nhiễm trùng đường tiểu, amidal viêm cấp tính (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Liều dùng - Bên trong uống 12g đến 40g. Dùng tươi, gĩa nát đắp vào nơi sưng đau. Bên ngoài dùng tùy ý theo nhu cầu. Kiêng kỵ: Không có thấp nhiệt ung độc kỵ dùng. Ung thư thuộc hư hàn âm cấm dùng. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị gai đâm hoặc bị nhằm nước đái của con cáo làm cho thịt sưng phù: Bồ công anh gĩa nát lấy nước cốt bôi vào nhiều lần thì khỏi (Đồ Kinh phương). + Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho vú căng, sưng: Bồ công anh gĩa nát, đắp lên đó, ngày 3 đến 4 lần (Mai Sư phương). + Làm cho răng cứng, mạnh gân xương, sinh được thận thủy, tuổi chưa đến 80 có tác dụng làm đen râu tóc, tuổi trẻ uống gìa không yếu: Bồ công anh 1 cân, loại này thường sống ở trong vườn, nó có vào giữa tháng 3 tháng 4, sang mùa thu thì nở hoa, khi ấy cắt cả gốc lá, thân cây, 1 cân rửa sạch đem phơi âm can, không được phơi nắng, bỏ vào thùng đậy kín. Lấy 40g muối, 20g Hương phụ tử, tán bột rồi cho Bồ công anh vào đó ngâm 1 đêm, hôm sau chia làm 20 nắm, rồi dùng giấy bao 3-4 lớp thật chặt. Lấy phân giun đất buộc thật chặt cho vào lò sấy khô, dùng lửa nướng cho hồng lên là đủ. Xong đem ra bỏ phân giun đất đi rồi tán nhỏ, cứ sức vào răng vào buổi sáng, tối, nhổ cũng được, nuốt cũng được, làm lâu mới hiệu nghiệm (Hoàn Thiếu Đơn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương). + Trị vú sưng đỏ: Bồ công anh 40g, Nhẫn đông đằng 80g, gĩa nát. Sắc với 2 chén nước còn 1 chén, uống trước bữa ăn (Tích Đức Đường phương). + Trị cam sang, đinh nhọt: Bồ công anh gĩa nát, lấy riêng một ít vắt nước trộn rượu sắc uống cho ra mồ hôi (Chứng Loại Bản Thảo). + Trị lở loét lâu ngày không khỏi, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn: Bồ công anh gĩa nát, đắp vào vết thương (Cấp Cứu phương). + Trị tuyến sữa viêm cấp tính: Bồ công anh 32g, Qua lâu, Liên kiều mỗi thứ 20g, Bạch chỉ 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Bồ công anh tươi gĩa nát đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị đinh nhọt, sưng độc phát sốt, lở loét ngoài da, đỏ mắt do phong hỏa: Bồ công anh 20g , Dã cúc hoa, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cam thảo sống 1,20g. Sắc uống. + Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ: Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau [do Can hỏa bốc lên]: Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dầy).: Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi lần uống 1-2g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị các chứng sưng vú, thiếu sữa: Bồ công anh, Hạ khô thảo, Bối mẫu. Liên kiều, Bạch chỉ, Qua lâu căn, Quất diệp, Cam thảo, Đầu cấu, (gầu trên đầu). Hùng thử phẩn (phân chuột đực). Sơn đậu căn, Sơn từ cô, sắc uống làm viên tùy theo bệnh để làm quân, thần, tá, sứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tham khảo: 1) Bồ công anh có hoa nở vàng, vị ngọt, giải được các độc do ăn phải, tán được khí trệ, Nhập vào kinh Dương minh, Thái âm, hóa giải được nhiệt độc, tiêu sưng hạch rất đặc hiệu. Sắc chung với Nhẫn đông đằng uống với 1 chút rượu để trị nhũ ung, sau khi uống mà muốn ngủ là có công hiệu, khi ngủ ra mồ hôi là lành bệnh (Đan Khê Tâm Pháp). 2) Nước nhựa của Bồ công anh bôi vào chỗ nước đái của chồn đái là khỏi ngay (Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh). 3) Bồ công anh có thể giải được các thức ăn bị độc, làm tiêu tan được trệ khí, hòa được nhiệt độc, làm tiêu tan được trệ khí, hòa được nhiệt độc tiêu chỗ sưng đau, kết hạch đinh nhọt rất hiệu quả (Bản Thảo Diễn Nghĩa). 4) Dùng bồ công anh xát vào răng chữa được chứng đau răng, đen dược tóc, khỏe mạnh gân xương (Bản Thảo Cương Mục). 5) Bồ công anh khí không có gì độc cả, khí vị nhập vào Can, Vị. Đó là vị thuốc chính trong việc giải huyết, làm mát huyết. Nhọt sưng vú thuộc Can kinh, phụ nữ sau khi hành kinh thì Can chủ sự nên nó làm chủ, người đàn bà bị nhũ ung sưng vú, các chứng ấy nên dùng lá tươi (Bản Thảo Kinh Sơ). 6) Bồ công anh vị ngọt, tính bình, làm cho mát huyết, giải nhiệt, nên những chứng nhũ ung, vú có ung nhọt thì nó là thuốc quan trọng được xem như đứng đầu. Vả lại nó hay thông lợi được chứng lâm, xát vào răng đau, bôi làm đen râu tóc, xức được gai chích, giải được thức ăn có độc, tiêu được đinh nhọt. Vì quanh đầu vú thuộc Can, nhũ phòng thuộc Vị nên khi phát ra [...]... một số loài khác giống nhưng cùng họ gọi với tên là Bồ công anh 3) Khác với cây Bồ công anh nam (Lactuca andica L.) 4) Cần phân biệt với cây chỉ Thiên (Elephantopus scaber L.) Ở Việt Nam gọi là cây Bồ công anh hay cây Bồ công anh nam do hình thái cây này hơi giống hình thái lá cây Bồ công anh, có thể mua lầm cây Chỉ thiên này làm Bồ công anh (Danh Từ Dược Vị Đông Y) ... sau đó mà không làm được việc gì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) 8) Bồ công anh và Tử hoa địa đinh đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc Nhưng Bồ công anh có công hiệu sơ Can, trị viêm tuyến vú rất tốt, còn Tử hoa địa đinh có tác dụng mạnh trong thanh nhiệt, giải độc, trị đinh nhọt rất tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) Phân biệt: 1) Tùy theo Bồ công anh có hoa tựa màu vàng hay tím, hoa màu vàng... những vị thuốc trị được rất hay Bồ công anh thuộc thổ, hoa màu vàng nên trị được thức ăn đình trệ, hoặc có hơi độc cũng phải tiêu tan, nó lại nhập vào kinh Thận làm cho mát huyết, nên nhuộm đen được râu tóc Nhưng phải chú ý cây nào chỉ có 1 ngọn 1 hoa thì mới đúng, nếu thấy nhiều cành nhiều hoa là không đúng (Bản Thảo Cầu Chân) 7) Bồ công anh có vị ngọt, khí bình cho nên thanh được phế, lợi được hung cách, . Phương), Cấu nậu thảo, Bồ công anh (Cương Mục), Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, cổ đính, Thiệu. tên là Bồ công anh. 3) Khác với cây Bồ công anh nam (Lactuca andica L.). 4) Cần phân biệt với cây chỉ Thiên (Elephantopus scaber L.) Ở Việt Nam gọi là cây Bồ công anh hay cây Bồ công anh nam. tính: Bồ công anh 20g đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị đinh nhọt, sưng độc phát sốt, lở loét ngoài da, đỏ mắt do phong hỏa: Bồ công anh