Ở HIỀN GẶP LÀNH ppt

13 836 1
Ở HIỀN GẶP LÀNH ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Ở HIỀN GẶP LÀNH Thông thường những người hiền lành sống trên cuộc đời không biết tính toán, mưu mô, thủ đoạn rồi cuộc đời nhiều khi lại gặp những chuyện may mắn hay gặp những người tốt bụng giúp đỡ mình. Có những lần như vậy mình thường tự khen hoặc có ai đó khen mình rằng: “Ở hiền thì gặp lành”. Câu “Ở hiền thì gặp lành” là một câu khen ngợi khi ta gặp chuyện may mắn và người ta đã nói để ám chỉ rằng: Mình đã xứng đáng được điều may mắn như thế. Ở hiền thì gặp lành là một kinh nghiệm của ông bà ta từ lâu lắm rồi, từ kinh nghiệm sống ông bà ta đã biết được quy luật là những người ở hiền thì ắt sẽ gặp những điều lành, cũng như là ai “gieo gió ắt gặt bão”. Đó là kinh nghiệm và cũng là lương tâm của mỗi con người, vì ông bà mình thấy rằng: Có những người hơn thua, thủ đoạn, tính toán nhưng cuối cùng những người đó đều gặp thất bại và khổ đau, còn những người sống hiền lành không cần mưu lợi cho cho mình nhưng cuộc sống vẫn hạnh phúc và an lạc tìm đến họ. Khi tìm hiểu câu này tôi muốn nhắc đến cho chúng ta thứ nhất là: Đạo đức cổ xưa mà ông bà mình đã tìm thấy. Thứ hai: Ở hiền thì gặp lành sâu xa như thế nào? Trắc trở khúc mắc như thế nào? Và những vẫn đề tế nhị như thế nào? Để sau này có một người nào đó khi họ phản bác ta, họ không tin Ở hiền thì gặp lành thì ta phải biết cách để nói chuyện với họ. Vì có nhiều người không tin ở hiền thì gặp lành, mà có những người lại nghĩ rằng: Những người hiền là những người ngu. Cho nên muốn sống trên cuộc đời này là phải dữ, phải đầy cá tính và hơn thua… và vô tình họ đi theo một lối sống khác, một lối sống tranh giành và hơn thua rất nhiều. Từ những điều đó mà họ thổi những điều ác độc vào trong cuộc đời, làm lây lan điều ác từ nơi này qua nơi khác và thấy cuộc sống thật bất an. Chúng ta thấy người dữ thì sẽ kéo theo nhiều người dữ khác Ví dụ: Hai xóm nghịch với nhau, ban đầu thì chỉ cãi đi cãi lại. Đất này là của ông cố tôi để lại, người bên kia thì nói đất này từ ông nội tôi để lại. sau đó mức độ cãi nhau không đủ thích nữa thì họ chửi nhau là ma quỷ và xúc vật. Có một phe bên này chửi thì cả 2 bên cùng chửi. Chúng ta thấy rằng: điều ác có một cuộc chạy đua ở trong này, 1 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk mình khởi động cuộc đua thì nhiều người sẽ chạy theo và cái ác cứ tăng dần lên trong cuộc sống này. Vì vậy: Chỉ cần một lần ta gieo cái ác vào trong cuộc sống này thì ta đã khởi động cuộc chạy đưa xem ai ác hơn? ai mạnh hơn? khi đó ta sẽ mang tội vô cùng. Tâm lý lo sợ mình bị đánh vô tình tạo ra một cuộc đua bất tận trong cuộc đời này. Nếu một ai khởi động cuộc đua bằng sự chửi mắng, ví dụ: Hai bà hàng xóm chửi nhau thì vô tình người đó đã tạo ra cuộc đua xem ai chửi hay, xem ai chửi hay, nhiều và giỏi để từ đó điều ác khởi động tỏng cuộc sống này. Nhưng nếu có một ai họ không thèm chửi, họ bỏ cuộc đua đó rồi đi ra họ không thèm chửi, họ nghĩ rằng : “Ai muốn nói gì tôi thì tùy, tôi không thèm chấp” thì người này từ bỏ cuộc đua, không làm cho cái ác chạy đua cùng cuộc đời này nữa. Mình để cho người ta chạy một mình, mình không thèm chạy với người ta nữa, thì những người như vậy là những người dập tắt cái mần mống đó trên cuộc đời và người như vậy thì mình gọi là người sống hiền lành. Mình không thèm chạy đua với cái ác, họ chửi thì mình không thèm đáp lại và mình tự bước ra cuộc đua và làm cho cuộc đua đó trở lên vô nghĩa. Chúng ta có thấy ai chạy đua một mình rồi khi đến đích hét lên rằng: “Tôi là người chiến thắng, tôi là người chiến thắng” không? Chắc chắn là sẽ không cố những trường hợp như vậy. Vì vậy nếu có ai đối xử hung dữ với mình mà mình không đối xử lại thì cũng giống như một cuộc đua ác độc trên cuộc đời này và khi đó họ trở nên vô nghĩa với mình, khi đó thì họ tự nhiên sẽ từ bỏ cuộc đua. Cho nên có một người gieo cái ác, nhưng ta dập tắt cái ác đó bằng cuộc sống hiền thiện của mình thì mình đã xóa bỏ những cái ác giữa cuộc đời này. Và những người như vậy là người có phước đức rất là lớn, người ta ác mà mình không cần ác theo, mình giữ thái độ hiền lành của mình. Từ những việc nhỏ như vậy vô tình mình đã đem những điều hiền lành rọi soi vào thế gian này, khi đó phước mình sẽ rất lớn và ông bà ta nói một câu chắc nịch rằng: “Ở hiền thì sẽ gặp lành”. Vì mình tin điều đó nên mình quyết sống với đạo lý đó. Những người lớn tuổi thì họ đã có kinh nghiệm nhiều, họ sẽ thấy chắc chắn là “Ở hiền thì sẽ gặp lành” nhưng những người trẻ chưa có kinh nghiệm đời thì hãy vững tin rằng: “Ở hiền thì sẽ gặp lành”. Như vậy tấy cả chúng ta cùng góp tay lại để xây dựng cuộc đời này thành một cõi hiền lương, thánh thiện và cõi này để để lại cho đời và 2 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk tặng lại cho con cháu ta. Ta tặng lại như thế này! Vì ta sống hiền lành, ta gieo những ý nghĩ hiền lành trong cuộc đời nên sự hiền lành này sẽ lan tỏa, đến một ngày ta sẽ chết. Nhưng những người hiền lành khi chết thường về những nơi đầy ắp người thương yêu nhau. Cho nên ai mà sống hiền lành thì khi chết sẽ được lên thiên đường, còn thế gian này khi mình gieo những điều hiền lành thì sẽ lan tỏa ra tất cả mọi người, vậy là tất cả con cháu mình sinh ra được sống trong xã hội tình yêu thường nhiều hơn là sự ác độc. Đó chính là món quà quý giá mà mình để lại cho con cháu mình. Mình mà để lại tiền thì nó sẽ đánh bài và ăn nhậu hết, ta để lại danh vọng thì nó sẽ ỷ lại danh vọng và đánh mất bản thân nó. Nhưng nếu ta để lại công đức và cõi đời hiền thiện, thì khi đi đâu nó cũng gặp người hiền, người tốt. Đó chính là món quà vô giá ta để lại cho tất cả con cháu ta, món quà này thì cả cuộc sống mình phải xây dựng từ rất lâu và luôn luôn phải ý niệm trong đầu “Ở hiền thì sẽ gặp lành”. Tuy nhiên cũng không ít người hiền lành gặp tai ương, hoạn loạn. Có những người thấy không đối xử tệ bạc với hàng xóm nhưng tại sao bà ấy lại phát bệnh ung thư, trong khi chạy chữa hết cả tiền thì con bà lại bị tai nạn xe, đứa cháu ở nhà nấu ăn thì bị cháy nhà. Có những người nói rằng: “Tại sao hồi xưa có thấy bà ấy ác đâu mà giờ tai ương dồn dập như vậy?”. Vì những cái đó mà khiến cho tâm chúng ta bị lung lay, ông bà ta nói “Ở hiền thì sẽ gặp lành” mà tại sao giờ đây người này sống hiền mà không gặp lành. Xin nói vói mọi người rằng: Nói bà ấy hiền những chưa chắc bà ấy đã hiền, tại vì mình chưa thấy ác thôi. Mình thấy ai chưa làm điều ác thì đừng vội kết luận là người đó hiền. Vì chưa có ai chửi bà ấy thôi, bà chưa có cơ hội để chửi thôi. Ví dụ: Mình sống với người ta 10 năm, mình không thấy bà ấy chửi ai thì mình không đừng kết luận là bà ấy hiền, có khi đến năm thứ 11 có chuyện tranh giành đất thì lúc đó mình mới thấy bà ấy hung dữ như thế nào? Như “tại sao bà ấy hiền lành mà lại gặp tai ương như vậy?”. Bởi vì kiếp xưa bà ấy có ác và làm những điều gì đó sai trái, giờ phải trả lại quả báo. Nhưng trong kiếp này bà chưa làm gì xấu cho mình nhìn thấy nhưng kiếp xưa thì bà có làm, và trong kiếp này bà không làm điều xấu cho ta nhìn thấy vì chưa có ai chọc bà ấy giận thôi, nên mình cứ nghĩ là họ hiền nhưng chưa chắc đã phải là như vậy. Vì vậy để kết luận người đó có hiền hay không? thì cần đòi hỏi sự thử thách, đừng nghĩ là đơn 3 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk giản như vậy. Ví dụ: Anh em sống với nhau rất hiền lành từ nhỏ cho đến lớn, nhưng khi ông bố chết đi chia căn nhà không rõ rằng là có thể đánh nhau đổ máu đầu ngay, trong thực tế có rất nhiều trường hợp như vậy. Lúc trước thì mình có thể nói người đó hòa thuận, nhưng đó chưa chính xác vì họ chưa có thời gian để thử thách thôi. Vì vậy chỉ có người thực sự hiền thì mới gặp lành, mà thế nào là hiền thì mình phải có bài toán để thử thách. Mình phải gặp những trường hợp người ta chửi mình, mắng mình, giành giật quyền lợi của mình thì mình mới biết là hiền hay không? Chứ cứ bình thường thì ai cũng hiền hết, ai nhìn cũng dễ thương, thánh thiện cả. Vì vậy chỉ có thử thách mới biết người đó là người như thế nào? Cái khó nhất là ta giữ được phẩm hạnh trong cơn khó khăn. Thế nào là giữ được khó khăn để có đạo đức? Bình thường mình không có gây với ai? Mình thường đọc các sách hay nói về đạo đức, nên hôm đó có người chửi mình thì mình phải giữ đạo tâm cho vững, mình không chửi lại. Tức là trong khó khăn mà mình giữ được phẩm chất đạo đức. Người nào mà bị người khác chửi mà không nhịn được thì người đó không tiến xa trên đường đạo được. Cho nên có người chửi mình mà mình không chửi lại thì mình đã bước qua được bài học đầu tiên rồi, còn nếu mình không làm được điều này thì bao nhiêu thành quả mình tu học đều mất hết. Trong tâm mình luôn nguyện lòng nếu có ai chửi mình thì mình không giận, không hờn, vẫn thương yêu và tha thứ cho mọi người. Hiền lành là trong khó khăn, nghịch cảnh oan ức mà ta vẫn giữ được đạo đức của mình, chứ không phải “Tôi không động đến ai, thì không có ai được đụng đến tôi”. Đó là lúc mình chưa có thử thách thôi. Thật khó làm được những điều đó nếu ta không thực sự là người hiền và để muốn xác định con người mình như thế nào thì phải có thử thách đến vói chúng ta. Thử thách thì có nhiều mức độ, nhẹ nhất là những điều chửi mắng và nặng nhất là trên cuộc đời này không ai còn tin ta nữa, đạt ta vòa hoàn chảnh đói khốc liệt, và trong cái đói đó mình không làm bậy bạ. Vì vậy hằng ngày mình hãy nguyện rằng: Dù có khó khăn trong nghịch cảnh những mình vẫn giữ được lòng mình, vẫn giữ được điều đạo đức và thương yêu thì mình mới được người hiền lành. Nhờ hiền lành như vậy thì ta sẽ có những điều phước báo tốt đẹp đến với mình. 4 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Có một số người sợ mình quá bị người khác bắt nạt nên đã chọn cho mình cuộc sống ngầu ngầu, hung dữ một chút để không ai bắt nạt mình. Cho nên khi ai đó động đến mình thì mình cáu nên ngay để cho người ta biết “Tôi không phải dễ chơi nha, đừng có đụng đến tôi”, nhưng mà khi mình chọn cách sống đó thì mình đã đóng mất thiện căn tu hành của mình lại. Cho dù mình có làm bao nhiều điều thiện, bao nhiêu phước lành nhưng mình lại chọn lối sống như vậy thì vô tình mình đã mất phước mà mình không biết. Nhưng có những người hỏi rằng: “Đời mà cứ để cho người ta bắt nạt như vậy có đáng không?” Chắc chắn là không có như vậy, vì cái hiền lành khác với nhu nhược. Vì cái hiền lành là không bao giờ mình đối xử hung bạo với người khác, không mang cái ác đối xử lại với cái ác, không mang cái nóng tính đi đối xử lại với cái nóng tính, không đen giận hờn đối xử lại với giận hờn. Ví dụ: Người ta mang đến sự giận hờn cho mình thì mình đối lại bằng sự tha thứ, khi người ta mang sự thù hận đến thì mình đối lại bằng sự tử tế, khi người ta mang lại sự chửi mắng đến thì mình đáp lại bằng sự hiền lành. Hiền lành khác nhu nhược là ai áp đặt gì mình chũng chấp nhận hết. Ví dụ: có người đến nói với mình: “Tôi nay tao cướp nhà đó, mày cho tao đóng quân ở nhà mày. Mày mà không cho tao giết mày luôn”. Mình sợ quá mới nói: “Vâng! Anh cứ ở đó”. Đây không phải là hiền mà là nhu nhược. Mình thấy nó giữ quá rồi mình chiều theo nó, chiều theo cái ác đó là nhu nhược. Còn nhu thuận là trong một môi trường tập thể, trong gia đình thì mình thích vâng lời hơn là kẻ chỉ huy, mình thích lắng nghe vì đó là những chuyện tốt đẹp có lợi ích cho mọi người, nên mình không cần phải cãi. Ví dụ: Có một ông chủ định xây thêm một công ty, ông hỏi: “Giờ tôi định xây thêm phòng làm việc mới, ý mọi người là xây lớn cỡ bao nhiêu?” Người kia nói thế này, người mình nói thế kia và khác nhau về suy nghĩ. Nhưng khi ông giám đốc làm rồi thì ông kia làm tổ trưởng, mình chỉ là người bình thường thì mình sẽ vâng theo lời người đó. Tức là: Nhu thuận, thích vâng lời cũng là một đạo đức, cũng là một sự hiền lành. Vì khi mình vâng lời thì sẽ có lợi cho tất cả mọi người và mang lại lợi ích cho một tập thể lớn. Nếu mình càng vâng lời và làm theo thì mình càng có phước trong đó và diệt được bản ngã của mình, nhưng nếu ông kia nói rằng: “Mày vào trong nhà lấy cho tao cái áo” thì đó không phải là vâng lời. Còn nếu sai mình trong điều thiện thì bao nhiêu mình cũng làm hết, 5 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk người đó gọi là nhu thuận và rất dễ tu. Còn có những người nói gì mình cũng không làm, chỉ thích làm chỉ huy. Ví dụ: Người ta sai mình làm việc gì đó, rồi mình lại sai người khác, thì khi đó mình là người không thích vâng lời mà lại thích chỉ huy. Mà những người này thì bản ngã ngày càng lớn lên, khi ta vào đạo thì ta phải tập được cái hạnh nhu thuận, cho dù hoàn cảnh gain lan và khó khăn. Người nhu thuận như vậy cũng là người rất đạo đức và có nhiều phước lành. Để biết được mình hiền lành hay ác thì mình nên làm trắc nghiệm như thế này: Cũng một ý nói ra nhưng người dữ sẽ trình bày một cách dữ, người hiền sẽ nói một cách hiền. Ví dụ: Ở chùa hay có những buổi ăn cơm tập thể nhưng hôm đó mọi người đang ăn thì có người mới bước vào, khi đó mình mới hỏi “anh đã ăn cơm chưa?”, người ta đáp là “ chưa”. Khi đó mình kêu người ta về thì cũng kỳ, buộc mình phải nói người ta ăn. Trong khi nói thì sẽ có hai cách nói: Thứ nhất: “Mấy người kỳ quá, đến trễ hết cơm rồi thì lấy đâu để người ta dọn cơm” thì đây là người dữ. Thứ hai: “Anh đến trễ quá cơm dọn hết rồi, thôi có gì thì anh chị ăn tạm nha”. Hai ý nói giống nhau, đều trách người ta đi trễ nhưng người dữ nói nghe rất gắt, còn người hiền thì nói rất được lòng người ta. Chỉ nhờ lời nói thôi mà mình có thể phân biêt được mình là hiền hay là dữ và trên đời này rất nhiều trường họp như vậy. Mình có thể nói hiền được mà mình cứ thích nói dữ, làm cho cái dữ cứ tồn tại trong lòng mình. Ví dụ: Vợ nói chồng vào bếp nấu hộ cho nồi cá kho, đến khi nồi cá đó quá mặn do bỏ nhiều muối vào. Nếu người hiền thì sẽ nói: “Nồi này anh kho mặn quá không ăn được, có cách nào sửa lại thì ăn ngon lắm đây”. Còn người dữ thì họ nói như thế này: “từ nhỏ đến giờ không ai dạy ông hả? nấu nồi thịt kho kiểu gì vậy trời?”. Cũng cũng một cách trách cứ nhưng người hiền thì nói cách khác và người ác nói cách khác. Vì vậy trong tất cả lời nói của mình thì mình phải kiểm soát được lời nói của mình. “Ở hiền thì sẽ gặp lành” nhưng mình sẽ hiền từ đâu? Mình phải hiền từ trong lời nói trước. Cũng là một câu nói đó thôi nhưng mình sẽ nói bằng cách hiền lành không nói bằng cách ác, và từ đó thì tâm mình sẽ luôn hiền lành, mình sẽ kiểm soát lời nói cho đến khi chết. Còn những người lớn mà người ta mắng mình để mình tốt hơn thì đó lại là một vấn đề khác, vì đó là bổn phận của những người đi trước thấy mình sai thì phải nói. 6 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Ý nghĩa hiền lành khác với ác độc là mình không muốn gây tổn thất cho mọi người từ: tài sản, thể xác, tinh thần, danh dự. Thể xác là không bao giờ mình muốn đánh người ta đau. Tài sản là không bao giờ mình chiếm đoạt tài sản của người khác, mình không cho người ta được thì thôi chứ không bao giờ được có ý niệm như vậy. Tinh thần là không bao giờ muốn họ bị hoang mang sợ hãi. Danh dự là không bao giờ mình chửi người ta trước mặt và nói xấu người ta sau lưng. Mình hay có cái tật mà mình nghĩ là vô hại nhưng vô tình mình trở thành kẻ ác khi mình nói xấu sau lưng người khác, làm cho mình dữ lên từ từ mà mình không biết. Vì vậy sau lưng người khác mình chỉ cố gắng khen thôi, đừng nói xấu, còn thấy người ta sai thì đến trước mặt họ góp ý cho họ hiểu. Ví dụ: Thấy một cô gái ăn mặc không kín đáo vào Nhà thờ thì mình phải góp ý, góp ý theo kiểu hiền là: “Em đến những chỗ tâm linh em nên mặc đồ kín đáo không mọi người lại đánh giá em không hay”. Con góp ý kiểu dữ là: “Sao mày mất nết quá, đền những nơi tâm linh mà mặc đồ kiểu nhí nhố vậy?” Mình làm như vậy thì sẽ khiến họ ngại, họ cứ tưởng đó là Mốt ở ngoài nhưng trong đó không hay. Và người hiền lành phải nhớ không gây tổn hại cho mọi người trên 4 phương diện trên. Còn người ác thì sẽ gây tổn hại cho con người trên 4 những lĩnh vực đó. Chúng ta phải đặt ngược lại câu hỏi cho mình: “Tại sao mình lại không làm tổn hại mọi người trên lĩnh vực đó?”. Ví dụ: Có một lần mình bị ngã gẫy tay, sau này khi mình nhìn thấy những người bị đau thì mình sẽ nhớ lại cảm giác đau mà mình đã chịu. Đó là dấu hiệu của sự hiền lành, khi mình đau rồi thì mình mình sẽ thông cảm cho người khác. Vì vậy sau này có một người đưa rất nhiều tiền cho mình để mình đi bẻ tay một người nào đó thì sẽ không bao giờ mình làm, vì mình đã biết cảm giác đau đó giờ sẽ không làm ai đau nữa. Còn người ác thì lại khác, cái gì mình đau thì người khác phải đau hơn để thỏa mãn lòng thù hận của mình. Chỉ một một điều nhỏ vậy thôi nhưng ta sẽ phân biệt được trong cuộc sống đông người như thế này. Nếu những ai đã từng hiểu câu nàu thì chắc chắn 90% sẽ chọn cho mình con đường thiện, và 10% chọn con đường ác. Tại vì đôi khi họ vẫn còn muốn chửi người khác, đôi khi trong chia gia tài muốn chia cho mình phần hơn. Cho nên mình biết rằng làm một người hiền lành thật sự thì không phải là dễ, nhưng từ đây ta biết người hiền thiện là không làm khổ nhau trên 4 phương diện đó, còn những người ác thì họ 7 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk đánh đập và chửi bới người khác, cái gì họ đã mất thì họ muốn người khác cũng phải chịu như vậy để thỏa lòng căm thù của họ. Tâm thức này được hình thành từ rất lâu đời và cuốn trôi ta trong luân hồi. Mình luôn nguyện trong lòng và cầu mong cho mọi người ai cũng được hạnh phúc, không bi đau đớn và khổ nạn Luôn làm các việc thiện để mong mình có đủ sức khỏe và tài năng để bảo vệ bản thân mình và mọi người tránh khỏi khổ đau và mất mát. Nếu mình đã nguyện nguyện trong tâm mình như thế thì mình xác định lại tâm thức mình và bước hẳn sang con đường thiện mà mình đã chọn. Hiền tích cực lúc nào cũng sợ người khác buồn khổ, lúc nào cũng muốn làm người khác vui lòng. Khi mình nói ra một câu sợ người ta giận, lúc nào cũng nói khéo léo, nhẹ nhàng. Ví dụ: Khi mình mang ly nước ra, mình sợ mình mời không ân cần thì người ta không uống rồi mình nói: “Anh đi xa vất vả, anh uống đi nhé”, cứ nói như vậy 2 -3 lần thì người này là người hiền tích cực, bao giờ cũng muốn họ được vui vẻ. Còn người đem ly nước ra để đó và nói “uống đi”, thì có là nước quý bao nhiêu thì chắc chắn người kia cũng không uống. Họ không muốn người khác vui lòng và cũng không cần người đó vui lòng, người này đã có mần mống ác trong tâm. Vì mình biết được như vậy thì trong cuộc sống giao tiếp, trong khi mời cơm, mời nước, nhờ chuyện gì? bảo chuyện gì ta đều phải nói lời sợ người khác buồn lòng, phải nói lời để họ cảm thấy vui và thoải mái. Đó là người hiền tích cực. Chính vì lúc nào cũng muốn người khác vui lòng cho nên người này càng ngày càng tạo được nhiều phước, mà nếu tạo càng được nhiều phước thì người này sẽ rất dễ tu và đắc đạo để làm một vị thánh sáng chói giữa cuộc đời. Mình hãy thử kiểm tra trái tim mình đi, nếu mình thấy tâm mình mà được như vậy thì rất tốt rồi, mình cần tiếp tục làm thật nhiều những việc như vậy nữa. Còn nếu trong tâm mình không có những cái đó, chỉ có những tình yêu trai gái, giận hờn, đố kỵ… thì mình thật sự nguy hiểm và trái tim đó bị khô cằn rồi, nếu có như vậy thì mình phải viết vào trong tâm mình dòng chữ “Rất sợ người ta buồn, rất muốn người khác vui”. Hiền thụ động là những người không muốn đụng chạm, sợ dính vào mọi chuyên. Cho nên người đó lúc nào cũng bình bình, không thể giàu nên được và không có ích gì cho mọi người trong xã hội. Những người này thì rất dễ trở thành người nhu nhược, 8 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk đồng lõa với những người xấu. Cho nên hiền tích cực thì đúng là “cực” thật, vì ta phải hi sinh bản thân và lo cho người khác, có khi trở thành anh hùng giữa đời thường. Sự dấn thân nào cũng có sự đụng chạm, những vẫn bình tĩnh hiền lành. Trong hành động đó ta có phước và xác định được hướng đi của mình. Còn hiền thụ động thì bình bình, cho nên đã không hiền thì thôi chứ nếu hiền thì phải hiền tích cực. Nhưng muốn chuyển từ dữ qua hiền cũng rất là vất vả. Trong tâm mình luôn nhận mình là người hung dữ để mình nhận lỗi, sau đó mình cùng tìm cách để chuyển tâm mình từ hung dữ sang hiền lành. Mình sẽ nghĩ trong đầu mình là: “Tôi là người hung dữ, mình rất hối hận vì nhiều khi mình đã gây đau khổ cho người khác, tôi biết rằng nỗi đau của mọi người cũng như nỗi đau của tôi. Ngày hôm nay hiểu được đạo lý rồi tôi xin nguyện đem tâm hiền lành này để đối đáp với mọi người, dù có ai mắng chửi mình thì cũng không căm tức, trả thù. Tôi chỉ có đáp lại bắng sự hiền lành và thánh thiện”. Ví dụ: Mình đi ra đường mình tông xe, vẫn chưa biết ai đúng ai sai nhưng người ta chửi mình rất ác ý, vung tay vung chân còn định đánh mình nữa. Nhưng hôm qua mình đã nguyện để trở thành hiền lành. Cho nên bây giờ mình dửng dưng, con bên kia thì mặt đỏ lên rồi chửi “mắt mù hay sao mà đi như vậy?” nhưng mình cứ cười và nói “Thôi! Tôi xin lỗi anh”, Mặc dù lỗi đó là do họ nhưng mình cứ xin lỗi. Bởi vì đêm trước mình đã nguyện như vậy nên ý nghĩ của sự ác độc nó mất đi. Vì vậy để tránh được sự ác độc thì ta phải tu khi chưa gặp việc và sẵn sàng chấp nhận những thử thách đề ra. Khi như vậy thì mình cứ cười và xin lỗi người ta, khi đó tự nhiên họ sẽ thấy ngại và khi đó mình đã cho họ một bài học suốt cuộc đời, suốt cuộc đời họ sẽ nhớ chuyện đụng xe này. Họ thì hung dữ còn mình thì đáp lại bằng sự hiền lành, tử tế, lịch sự. Và khi đó họ sẽ bắt trước mình vì họ hung dữ mà mình không hung dữ lại, sự chửi mình không thèm chửi lại. Chỉ cần một sự hiền lành như vậy mình đã dạy được một người, có khi những người ngồi quanh đấy cũng học được những bài học tương tự. Họ đâu biết rằng tối hôm qua mình nguyện mình là “người hung ác”. Đây như là một câu thần chú cho mọi người. Bên cạnh đó ta phải thường xuyên tọa thiền, tập định để biết thân này vô thường sẽ tan thành cát bụi vào ngày kia, và ta thấy trong thân này mình thấy rất rõ trong hơi thở của mình có các công năng giúp dọn dẹp những tham, sân, si trong lòng ta. Khi 9 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk mình đã thiền định tốt thì tự nhiên những cái đó nó biến mất mà mình không cần diệt trừ, trước đây tâm mình diệt cơn nóng giận rất khó nhưng bây giờ thì tự nó biến mất. Nếu mình phát nguyện mình là người ác để sửa đổi mình thì đó cũng chỉ là biện pháp tạm thời thôi, còn không thì không thể nào diệt được. Luân hồi là một sự thật trên cuộc đời này. Nếu mình đã hung dữ thì phải đối đầu với sự hung dữ, kẻ nào đã giết người thì phải gặp lại sự giết người, kẻ nào đã bất nạt người ta thì sẽ gặp lại sự bắt nạt, còn những ai hiền lành thì sẽ đi về cõi an lành và gặp những người tử tế. Đó là sự công bằng, vì vậy ta chắc chắn từ bỏ nghiệp xưa. Có thể trước kia ta đã hung dữ, đã ác, đã giết hại thì chắc chắn điều đó sẽ xảy ra với mình nhưng dù có những điều đó trở lại thì ta sẽ nguyện và bước sang một con đường khác. Đó là con đường của sự hiền lành thánh thiện, dù có thể trong cuộc sống đó ta có thể bị thiệt thòi. Vì sự tử tế sẽ được đền đáp bằng sự tử tế, sự hiền lành sẽ được đền đáp bằng sự hiền lành. Vì vậy mình phải giữ lập trường của mình, dù thế gian bên ngoài có hơn thua tranh chấp. Có câu kinh như sau: Hạnh phúc thay giữa những người hận thù mà ta không hận thù Hạnh phúc thay giữa những người giao động mà ta không giao động Hạnh phúc thay giữa những người tham lam mà ta không tham lam. Bởi vì trong quá khứ ta đã là người tham lam, hơn thua trong mọi chuyện, nên bây giờ những người đến với ta là những người bạn tương tự như vậy. Vì biết như vậy mà ngay bây giờ mình phải cắt đứt cái duyên đó và bước sang một cuộc sống khác. Dù mọi người có đến với ta bằng sự tham lam, ích kỷ nhưng ta nguyện không mang những điều đó để đối xử lại với mọi người. Mình sẽ gây một duyên mới, hãy gieo trồng cho mình những việc làm tử tế, hiền lành, nhẫn nhục. Không bao giờ mình giết nhiều người vô tội mà lại về một nơi sung sướng cả, nên ai mà nói rằng: “Anh hãy giết người thì sẽ được đi về cõi trời” là một lời nói dối, không có đúng sự thật. Vì vậy mỗi một con người hãy nên sống tốt với mọi người xung quanh. Khi sống tốt với mọi người xung quanh thì chúng ta sẽ có 2 điều. Một là: Mình sẽ có phước cho bản thân mình. Thứ hai: Mình đem được những niềm vui cho mọi người xung quanh mình. Chỉ bằng sự hiền lành, đối xử tử tế mà mình được rất nhiều 10 [...]... người để giúp đỡ họ Ánh mắt của người hiền lành toát lên vẻ trong sáng và phúc hậu: Vì ánh mắt thì không dấu được.Ví dụ:Một ai gian dối mà giả vời là đạo đức thì mình nhìn vào trong anh mắt là mình biết ngay họ hiền thật hay là hiền giả vờ ngay Âm thanh phát ra khi nói: Người hiền lành khi phát ra lời nói thì âm thanh nghe hiền lành và phúc hậu Câu ở hiền gặp lành nghe thì đơn giản nhưng khi mình... những con người lương thiện, hiền lành Con nếu xung quanh 11 Hoàng Bình Nguyên E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com 0972.792.759 Eakar – Đăk Lăk ta toàn là người hiền lành mà ta không giống như họ, ta cứ ác thì ta cũng hết duyên với người hiền lành đó mà quay trở về với điều ác Vì vậy dù gặp kẻ ác như thế nào thì mình cũng đừng làm theo họ và chạy theo họ mà ta phải sống hiền lành Tâm thức của trẻ sơ... điều này rồi thì mình sẽ chọn cho mình một con đường sống để quyết trở thành người hiền thiện, và không bao giờ để những điều ác lấn chiếm vào con người mình, khi mình đã thánh thiện rồi thì mình mới có thể cảm hóa, khuyên răn biết bao nhiêu con người trên cuộc đời này cũng hiền lành thánh thiện như vậy Cầu mong ai cũng ở hiền gặp lành để được một cuộc sống hạnh phúc và an lạc 13 ... là người hiền lành rồi Khi mình nhìn thấy cảnh sát sinh thì xót xa và đau lòng: Nhìn thấy một con bò bị giết thịt mình đều cảm thấy rợn rợn trong người, Mình hay bênh vực người yếu thế: Cho dù mình không biết là ai đúng, ai sai nhưng mà ai yếu thì mình sẽ ra sức bảo vệ người hiền lành trước đã, rồi sao đó mới tính tiếp Mình hay chia sẻ với những người khó khăn hoạn loạn: Khi mình nghe thấy ở đâu đó... những người đến với ta toàn là những người hiền thì ta biết là ta đã có được một điều phước gì trong đó, nhưng nếu ta thấy những người đến với ta toàn là ngươi xấu thì ta biết nghiệp của mình còn lớn lắm Nhưng hãy nhớ rằng: Có thể mình vẫn còn gặp những điều ác nhưng mình tuyệt đối không được từ bỏ điều đạo đức của mình và nhân quả sẽ đưa ta đi gặp những người hiền lành, và cái nhân quả ta không làm những... sau đó mình mới dùng lời nói để cảm hóa họ Có một vài điều để biết đó là người hiền lành, lương thiện là: Dễ nở nụ cười thân ái với mọi người: Ai mà hay mở nụ cười thân ái với mọi người thì đó là người lương thiện, còn nếu găpj ai mà mình cũng ngầu ngầu thì mình biết mình vẫn còn hẹp hòi và hung dữ Vì vậy mọi người hãy luôn nở nụ cười thân thiện trên đôi môi mình Nhưng mọi người cũng phải cẩn thận, vì... vậy mọi người hãy luôn nở nụ cười thân thiện trên đôi môi mình Nhưng mọi người cũng phải cẩn thận, vì những người lừa đảo họ cũng hay cười lắm, cho nên khi họ cười thì mình cũng phải biết là họ cười hiền lành hay là họ cười lừa đảo 12 Hoàng Bình Nguyên E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com 0972.792.759 Eakar – Đăk Lăk Không phản ứng mạnh khi bị trái ý: Ví dụ có ai đó bác bỏ ý kiến của mình thì mình... thánh rồi xui ta làm điều ác độc, bậy bạ mà “Thần thánh chỉ xui ta làm điều thánh thiện mà thôi” Đối với mọi tôn gióa nào ta cũng có thể coi là anh em được hết, với điều kiện là họ phải sống 1 cuộc sống hiền lành thương yêu, không thù hận và giết hại thì tất cả mọi người trên thế giới này đều là anh em với nhau Vì sự vinh quang của thần thánh mình thì mình càng phải sống tốt với mọi người xung quanh chúng... bị nhiềm những điều này, tâm thức nó chưa biết nói nhưng nếu người bồng bế nó có cái tâm dữ hay hiền thì sẽ truyền qua cho đứa bế ngay, tâm qua tâm Chúng ta thấy nhiều khi đứa bé nó không hề giống với cha mẹ nó Cha mẹ là người cao sang, quyền quý, tử tế nhưng đứa nhỏ lại kỳ quái không giống ai Lý do là bởi vì cha mẹ bận quá nên thuê người vú nuôi, mà người vú nuôi này thì tâm không được tốt, cho nên... giờ mà có câu ngụy biện như thế này “Vì Phật nên tôi phải giết người” vì thần thánh ở trên cao thì sẽ không bao giờ mình hại được và Phật cũng không bao giờ xíu dục mọi người phải chém giết Vì vậy đừng bao giờ lôi Phật ra để hung dữ và giết hại lần nhau Đó chỉ là những người ác độc nhằm thực hiện ác tâm của mình, chứ còn ở trên đời này chưa bao giờ có ai mà chính lỗ tai của mình nghe thần nói nói phải . Ở hiền thì gặp lành . Câu Ở hiền thì gặp lành là một câu khen ngợi khi ta gặp chuyện may mắn và người ta đã nói để ám chỉ rằng: Mình đã xứng đáng được điều may mắn như thế. Ở hiền thì gặp. hai: Ở hiền thì gặp lành sâu xa như thế nào? Trắc trở khúc mắc như thế nào? Và những vẫn đề tế nhị như thế nào? Để sau này có một người nào đó khi họ phản bác ta, họ không tin Ở hiền thì gặp lành. lay, ông bà ta nói Ở hiền thì sẽ gặp lành mà tại sao giờ đây người này sống hiền mà không gặp lành. Xin nói vói mọi người rằng: Nói bà ấy hiền những chưa chắc bà ấy đã hiền, tại vì mình chưa

Ngày đăng: 09/07/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan