NUÔI CON ĐẦU LÒNG Bác sĩ NGUYỄN Ý-ĐỨC Thế là vợ chồng sắp có con, đứa con đầu lòng. Mới ngày nào, bác sĩ xác định có thai, mà giờ đây đã tới lúc mãn nguyệt, khai hoa, lúc vượt cạn, không phải một mình, mà có chồng đứng bên để hỗ trợ. Và chụp hình, quay phim làm kỷ niệm cho con. Từ nay, sẽ có những thay đổi lớn trong lớp sống của đôi vợ chồng son. Những trách nhiệm mới, vai trò mới, tình tự mới. Bé ra đời Khi con vừa ra khỏi lòng mẹ, tiếng khóc đầu tiên vừa để chào đời mà cũng là bước tranh đấu thứ nhất để sống còn: bé thở hít mạnh, mang dưỡng khí vào đầy buồng phổi, đi qua thanh quản làm cơ quan này rung lên và phát ra âm thanh của tiếng oe oe. Rốn được cắt: sợi dây sinh tử cưu mang con hơn chín tháng qua, không còn nữa, từ nay con sẽ tự do nhưng cũng phải sửa soạn để tự lo, tự lực. Bé mới sanh nặng từ 5 tới 11 lb, bé gái thường nhỏ hơn độ 2/10lb; chiều cao trung bình từ 18 đến 22 inches. Đầu hơi to so với toàn thân, tóc lưa thưa hoặc rậm rạp, nhưng mấy tháng sau tóc rụng bớt đi. Xương sọ còn mềm, mép đè lên nhau để khuôn theo xương chậu của mẹ khi chui ra. Phía trước đỉnh đầu là một tam giác xương mềm mỏng manh, chỗ nối tiếp của những mảnh xương sẽ lành cứng vào lúc một tuổi. Mí mắt bé hơi sưng vì được nhỏ thuốc kháng sinh để ngừa nhiễm trùng. Tay chân nom sao mà dị: nó ngắn ngủn à. Mà cái bụng chưa ăn gì coi như đã phệ ra. Một phút và năm phút sau, bé được trắc nghiệm coi sức khỏe tổng quát ra sao (APGAR Score): coi nhịp tim đập, nhịp thở của phổi, cường lực của bắp thịt phản ứng với kích thích từ bên ngoài và màu của da. Da bé lúc này đã đỏ sau khi máu tiếp nhận nhiều dưỡng khí, nhất là da ở bàn tay và bàn chân. Nếu bé lành mạnh mà mẹ cũng bớt mệt sau những giờ đau bụng, rặn đẻ, thì bé sẽ được giao cho mẹ để âu yếm: một đụng chạm, liên hệ đầu tiên và sẽ là mãi mãi mật thiết. Bé sẽ được mẹ cho bú những giọt sữa non, tuy ít nhưng nhiều chất bổ và kháng thể. Mẹ đừng lo, chỉ sau vài lần hút vú, sữa xuống nắng, con tha hồ có nhiều sữa để ăn. Bé thích nghi với môi trường mới Dù mới sanh ra, nhưng các cụ ta đã coi bé như một tuổi vì bé đã là một nhân mạng sau hơn 9 tháng được mẹ cưu mang trong bụng. Bé ọ ẹ. Bé biết nhăn mặt, cau có khi đụng đau. Bé có nụ cười bà mụ. Bé cọ cựa chân tay. Bé chớp mắt để tự vệ. Bé vùng vẫy khi bị ôm chặt chân tay vào mình. Lạnh làm bé run để gây nhiệt, bé co người để giảm phần cơ thể chường ra. Mới ra đời nhưng bé đã có thể nghe và nhìn. Một tiếng động nhẹ, một lời nói êm dịu, làm bé chú ý. Khoa học cho là bé biết nghe từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Bé có thể hướng mắt vào đồ vật cách xa một tấc. Sáu, bẩy ngày sau, bé đã nhận được nét mặt quen thuộc, nhất là của mẹ cha. Bé sẽ tỉnh táo vài giờ sau khi sanh, như để nhận diện cuộc đời, rồi sau đó bé sẽ ngủ li bì từ 15 tới 18 tiếng mỗi ngày như để hồi phục sau cuộc hành trình từ bụng mẹ ra ngoài. Mấy ngày đầu, bé ăn rất ít, nhưng sau một tuần, ban ngày cứ 3, 4 giờ bé đã đòi bú, và ban đêm cũng bú một lần. Mẹ nhiều sữa (sữa xuống nắng) có thể hút, giữ đông lạnh, để dành. Sau khi sanh được một ngày, bé tiêu ra cứt su mầu xám đen, gồm những chất tiết trong ruột và nước bình ối. Sau vài ngày bú sữa, phân của bé có mầu xám nâu, lợn cợn sữa không tiêu, rồi vài tuần sau trở nên bình thường như ở mọi trẻ thơ lành mạnh. Chăm sóc bé Xưa kia, khi còn ở quê hương, các bà mẹ, nhất là mẹ sanh con so, nằm ở bảo sanh viện cả tuần để dưỡng sức cũng như để bà mụ chăm sóc bé cho cứng cáp, mẹ tròn con vuông, rồi mới về nhà. Bên đây, giỏi lắm thì bảo hiểm cho nằm lại được 48 tiếng đồng hồ. Rồi về nhà vợ chồng tự lo lấy cho con. Trong thời kỳ mang thai, vợ chồng cũng đã có tham dự những khóa huấn luyện, học cách nuôi con, nhưng mà lý thuyết với thực hành sao nó quá khác nhau! Lại cũng ngày xưa ở quê hương, sau khi vượt cạn, có mẹ chồng, mẹ đẻ, bà vú, chị nuôi giúp đỡ. Bên đây, đường sá xa xôi, nội, ngoại đến cho được vài tuần là quý hóa rồi. Kinh nghiệm cho hay là trong việc nuôi con, vợ chồng cần thực tế: có chung niềm vui thì cũng phải có chung trách nhiệm. Phân chia công việc rõ ràng để tránh mệt mỏi, kiệt sức cho một người, nhất là vợ đôi khi có chứng Trầm Cảm U Sầu sau khi sanh (Post partum depression). Ai tắm con, ai pha sữa, rửa bình. Chia kỳ thay tã cho con ban đêm. Chăm lo cho con, nhưng đồng thời cũng phải gìn giữ sức khỏe của vợ chồng, vì đường còn dài. Một vài khó khăn Thường thường, những vấn đề sau đây hay làm cha mẹ ưu tư: 1- Con ăn có đủ no không: Khi nuôi con bằng sữa mẹ, không đo lường được số sữa bú, nhiều bà mẹ cứ thắc mắc liệu con ăn đủ chưa. Kinh nghiệm cho hay, khi no là con tự động nhả vú mẹ ra. Và con càng bú vú mẹ thì càng kích thích sữa lên nhiều. 2- Con khóc đau ruột (colic): Sự đau khóc này là bình thường ở con lành mạnh và ăn uống đầy đủ. Nhưng bố mẹ nhiều người điên đầu,vì con khóc liên tục cả tiếng đồng hồ, vào cùng giờ mỗi ngày, nhất là ban đêm, dỗ cách nào cũng không nín. Nguyên nhân của nó, chưa ai biết rõ. Nó thường xẩy ra sau khi sanh vài tuần rồi hết đi khi con được ba, bốn tháng. Có vài cách làm dịu con như quấn tã hơi chặt bụng một chút, đu đưa,vỗ nhẹ lưng con, mở radio, chạy máy sấy tóc để át tiếng khóc của con, ôm con lên xe, chạy một vòng. Cần kiên nhẫn, hỗ trợ con. 3- Con khóc: Bình thường, khóc là cách để con đối thoại, truyền thông với cha mẹ. Khóc mươi mười lăm phút, dăm lần một ngày, để đòi ăn, để xin thay tã ướt, để xin đi ngủ. Cũng có khi con khóc vì muốn được vỗ về, âu yếm, được mẹ cha ôm trong lòng. Con khóc nhiều nhất vào 6 tuần lễ đầu rồi độ 4, 5 tháng sau giảm dần. Nghe con khóc mà đoán ra nhu cầu của con, để nuôi con. 4- Giấc ngủ của con: Như trên đã nói, con ngủ rất nhiều ở tháng đầu, con ngủ li bì, có thể tới 14 tiếng một ngày. Sau đó, giấc ngủ hơi thay đổi: con sẽ ngủ ngày ít đi và ngủ đêm nhiều hơn. Cần tạo cho con một thói quen về giấc ngủ, để ban đêm cha, mẹ được nghỉ ngơi. Bữa ăn nửa khuya trong mấy tuần lễ đầu nên ngắn, và không nên chơi với con sau khi cho bú, để con trở lại giấc ngủ ngay sau khi ăn xong. 5- Đại tiện: Sau tuần lễ đầu, con đi cầu nhiều lần trong ngày, có khi bốn năm lần. Có khi cả ngày không đi cầu, nhưng không phải là con bị táo bón đâu. Phân khi uống sữa mẹ thường không có mùi và nhão, phân do sữa bò thì lẳn hơn và có mùi. 6- Vàng da: Thường thường sau khi sanh được hai, ba ngày và kéo dài trong 1 tuần lễ, da con sẽ vàng. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên do sự tiêu hủy của một số hồng cầu. Nhưng nếu da vàng ngay sau khi sanh hoặc xuất hiện sau vài tuần thì là triệu chứng của nhiễm trùng hay các bệnh khác. 7- Con ọc sữa: Trớ sữa sau khi bú là việc bình thường, chỉ cần vỗ nhẹ vào lưng con để đẩy hơi ra khỏi bao tử. Trái lại, con ói sữa thành vòi thì nên kêu cho bác sĩ hay. Niềm vui có con Các cụ ta thường nói: có nuôi con, mới biết lòng cha mẹ. Cả một công trình. Nhưng bù lại, cha mẹ cũng có những niềm vui riêng. Niềm vui làm cha, làm mẹ. Niềm vui có con. “Con hiện diện trong gia đình, làm mọi người vui lên. Aùnh mắt dịu hiền của con làm sáng ngời những cặp mắt của người thân yêu. Những ưu tư, sầu muộn của mẹ cha tan đi khi con xuất hiện. Con thật ngây thơ và tràn đầy nhựa sống”. (1) BS Nguyễn Ý-ĐỨC . cha ôm trong lòng. Con khóc nhiều nhất vào 6 tuần lễ đầu rồi độ 4, 5 tháng sau giảm dần. Nghe con khóc mà đoán ra nhu cầu của con, để nuôi con. 4- Giấc ngủ của con: Như trên đã nói, con ngủ rất. NUÔI CON ĐẦU LÒNG Bác sĩ NGUYỄN Ý-ĐỨC Thế là vợ chồng sắp có con, đứa con đầu lòng. Mới ngày nào, bác sĩ xác định có thai, mà giờ đây. tư: 1- Con ăn có đủ no không: Khi nuôi con bằng sữa mẹ, không đo lường được số sữa bú, nhiều bà mẹ cứ thắc mắc liệu con ăn đủ chưa. Kinh nghiệm cho hay, khi no là con tự động nhả vú mẹ ra. Và con