Chứng tự kỷ Người ta dùng danh từ Tự Kỷ để định nghĩa một kiểu cách xử sự theo đó một đứa trẻ bị mất khả năng sâu xa liên hệ với người khác, kể cả chính cha mẹ nó. Đứa trẻ tự kỷ sống trong sự cô lập kỳ lạ. Thí dụ như mặc dù nó không điếc, nó có vẻ như không nghe thấy những lời người ta nói với nó, và trong nhiều trường hợp, nó có thể không bao giờ nói được, hoặc giả nó có thể nói một cách bất bình thường. Hồi tưởng lại cha mẹ của các đứa trẻ tự kỷ có thể nhớ lại rằng nó không phải là một đứa trẻ thích được ôm ấp, nó hiếm khi, (nếu không nói là chẳng bao giờ) nhếch mép mỉm cười, và nó chẳng bao giờ tỏ ý muốn được ẵm bế bằng cách dang tay nó ra cả. Đã có nhiều giả thiết về nguyên do sinh ra bệnh hiếm gặp này. Từ khi nó được mô tả lần đầu vào năm 1943, nhưng hiện nay thì người ta đã rõ là nó không phải do cách hành xử của cha mẹ đưa tới và cũng không là một phản ứng với yếu tố môi trường. Người ta thường không chuẩn đoán ra bệnh tự kỷ cho đến khi nhận thức được là đứa trẻ không phát triển khả năng nói bình thường. Vào lúc này chắc hẳn là bạn đã nhận thấy rằng con bạn tách biệt hẳn và chơi lẻ loi hàng giờ liền. Rất nhiều khi con bạn sẽ làm theo những nghi thức xử sự như sờ một đồ vật nào đó, theo một trình tự nhất định, hoặc đu đưa lui, đu đưa tới. Ngưng các nếp thói quen đó có thể dẫn tới những cơn nỗi cáu nghiêm trọng. Cách xử sự như vậy phản ánh nhu cầu tự bao bọc mình bằng một môi trường không bao giờ đổi thay. Một số trẻ tự kỷ có tính nhạy cảm cao độ đối với một số đồ vật nào đó và chúng có thể luôn luôn nhìn chăm chú vào chính bàn tay chúng và các cử động của ngón tay hoặc chà các mặt phẳng như thể để nhận định cấu tạo của chúng. Triệu chứng có thể gặp: • Tách biệt khỏi xã hội. • Dị chứng khả năng nghe • Tránh tiếp xúc mắt nhìn mắt. • Rối loạn khả năng nói • Nếp xử sự có tính nhắc đi nhắc lại • Dửng dưng với cảm giác đau. Có thể làm được việc gì? Những đứa trẻ tự kỷ thường theo học những trường lớp đặc biệt từ lúc bé, nếu cha mẹ không thể chăm lo được ở nhà, việc chữa trị nên thực hiện ở một nơi tổ chức điều trị nội trú. Nhiều phép điều trị khác nhau đã được thử nghiệm, nhưng tất cả đã chỉ gặt hái được kết quả hạn chế. Với cường độ mạnh chữa theo liệu pháp tâm lý cũng không đem lại kết quả mong muốn, và chữa trị bằng thuốc an thần chỉ có ích trong việc kiềm chế những hành xử phẫn nộ thôi. Phép chữa theo hành xử và phép chữa bằng cách ôm sát (trong đó người ta khuyến khích cha mẹ ôm sát đứa trẻ càng lâu càng tốt để tạo dựng mối tiếp xúc thể chất và cảm xúc) đã tỏ ra có ích. Nhưng bạn hãy nhớ rằng tất cả các phương pháp điều trị cần có sự chỉ định và giám sát của các bác sĩ chuyên môn. Địa chỉ liên hệ để được giúp đỡ ở TP.HCM: Bệnh viện Nhi đồng II 14 Lý Tự Trọng, Q1, TP.HCM ĐT: 8295723 Bệnh viện Nhi đồng I 2 Sư Vạn Hạnh, Q10, TP.HCM ĐT: 8315119 Cẩm nang Chăm sóc và Điều trị bệnh trẻ em . Chứng tự kỷ Người ta dùng danh từ Tự Kỷ để định nghĩa một kiểu cách xử sự theo đó một đứa trẻ bị mất khả năng sâu xa liên hệ với người khác, kể cả chính cha mẹ nó. Đứa trẻ tự kỷ sống. nói được, hoặc giả nó có thể nói một cách bất bình thường. Hồi tưởng lại cha mẹ của các đứa trẻ tự kỷ có thể nhớ lại rằng nó không phải là một đứa trẻ thích được ôm ấp, nó hiếm khi, (nếu không. và cũng không là một phản ứng với yếu tố môi trường. Người ta thường không chuẩn đoán ra bệnh tự kỷ cho đến khi nhận thức được là đứa trẻ không phát triển khả năng nói bình thường. Vào lúc này