CÂY ÐƠN BUỐT ­- VỊ THUỐC NAM PHÒNG TRỊ CẢM, CÚM, TIÊU VIÊM, CHỐNG ÐAU NHỨC docx

3 522 0
CÂY ÐƠN BUỐT ­- VỊ THUỐC NAM PHÒNG TRỊ CẢM, CÚM, TIÊU VIÊM, CHỐNG ÐAU NHỨC docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂY ÐƠN BUỐT - VỊ THUỐC NAM PHÒNG TRỊ CẢM, CÚM, TIÊU VIÊM, CHỐNG ÐAU NHỨC Tác giả : Lương y HUYÊN THẢO MÔ TẢ CÂY Ðơn buốt là vị thuốc Nam rất thông dụng, thường xuyên có mặt trên gánh lá của các bà lang người làng Ðại Yên ở Hà Nội. Dân gian sử dụng 2 loài đơn buốt: Ðơn buốt 3 lá chét (Bidens pilosa L. thuộc họ cúc); mọc hoang từ Bắc chí Nam; Thường thấy ở ven đường, bờ ruộng, bãi hoang quanh nhà. Còn có tên là đơn kim, cúc áo, tử tô hoang (Những cây thuốc và vị thuốc VN), rau bô binh (Từ điển cây thuốc VN); Trung y (Ðông y Trung Quốc) gọi là: "Kim trản ngân bàn" (ly vàng đĩa bạc), "Ngân trản tái kim bôi" (ly vàng đeo chén bạc), "Quỷ châm thảo", "Hoàng hoa mẫu", "Hoàng hoa thảo" Là một loại cỏ mọc hàng năm, thân cao 0,40-1m. Thân và cành đều có những rãnh chạy dọc, có lông. Lá mọc đối, cuống dài, phiến lá kép gồm 3 lá chét. Lá chét hình mác, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc đơn độc hay từng đôi một ở nách lá hay đầu cành. Quả bế hình thoi, 3 cạnh, không đều, dài 1cm, trên có rãnh chạy dọc. Cây đơn buốt 5 lá chét (Bidens bipinnata L., cùng họ cúc) cũng mọc hoang khắp nơi; Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ số lá kép nhiều hơn 3; Cụm hoa cũng hình đầu, màu vàng. Còn có tên là "Song nha hai lần kép" (Từ điển cây thuốc VN); Trung y gọi là: "Quỷ châm thảo", "Quỷ hoàng hoa", "Sơn Ðông lão nha thảo", "Quỷ cốt châm", "Manh tràng thảo" TÁC DỤNG DƯỢC LÝ Tác dụng theo Ðông y học Theo Trung dược đại từ điển Ðơn buốt 3 lá: Vị ngọt nhạt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa cảm, cúm, viêm não B, họng sưng đau, hoàng đản, viêm ruột, kiết lỵ, trẻ nhỏ kinh phong, cam tích, chấn thương, mẩn ngứa, lở loét. Liều dùng: 15-30g khô (60-120g tươi) sắc với nước hoặc giã lấy nước cốt uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước xông, rửa. Kiêng kỵ: Theo Triết Giang dân gian thường dụng thảo dược: Phụ nữ đang hành kinh kỵ sử dụng. Ðơn buốt 5 lá: Vị đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa sốt rét, họng sưng đau, viêm gan, viêm thận cấp, đau dạ dày, nghẹn, nấc, viêm ruột, tiêu chảy, chấn thương, rắn và côn trùng cắn. Liều dùng: 15-30g khô (60-120g tươi) sắc với nước hoặc giã lấy nước cốt uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước xông, rửa. Kiêng kỵ: Theo Tuyền Châu bản thảo: Phụ nữ đang mang thai kỵ sử dụng. MỘT SỐ BÀI THUỐC DÙNG ÐƠN KIM - Chữa cảm nắng, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa: Ðơn buốt ba lá 60 - 120g, sắc với nước hoặc giã vắt lấy nước cốt, khi uống pha thêm vài hạt muối (Phúc Kiến Trung thảo dược). - Viêm họng cấp tính: Dùng độc vị đơn buốt ba lá, giã vắt lấy nước cốt 30-60g, chia 3-4 lần uống trong ngày. Khi uống thêm mật ong hoặc vài hạt muối (Phúc Kiến Trung thảo dược). - Chữa đau nửa đầu: Dùng đơn buốt năm lá 30g, đại táo 3 trái, sắc nước uống trong ngày (Giang Tây thảo dược). - Viêm dạ dày, viêm ruột: (1) Dùng độc vị đơn buốt ba lá 30-60g, sắc nước, chia 4 lần uống trong ngày (Phúc Kiến Trung thảo dược). (2) Dùng đơn buốt ba lá nấu thành cao đặc, mỗi lần uống 6g, hòa với nước gừng tươi (Thiểm Tây Trung thảo dược). - Chữa dạ dày trướng đau: Dùng đơn buốt năm lá 45g, thịt lợn 100g, hầm chín, thêm chút rượu và gia vị, ăn trước bữa cơm (Tuyền Châu bản thảo). - Chữa đại, tiểu tiện xuất huyết: Dùng đơn buốt năm lá 15-30g, sắc nước uống (Tuyền Châu bản thảo). - Chữa lỵ: Dùng ngọn non đơn buốt năm lá 30-40g, sắc lấy nước, "bạch lỵ" pha thêm đường trắng, "xích lỵ" thêm đường đỏ, uống ngày 3 lần (Tuyền Châu bản thảo). - Chữa vàng da do thấp nhiệt: Dùng đơn buốt năm lá 30-60g, hoặc phối hợp với 30-60g đại táo, sắc nước uống (Thường dụng trung thảo dược đồ phổ). - Chữa viêm thận cấp tính: Dùng ngọn hoặc lá non đơn buốt năm lá 15g thái nhỏ, sắc lấy nước, đập 1 quả trứng gà vào trộn đều, thêm chút dầu vừng vào nấu chín ăn ngày 1 lần (Phúc Kiến Trung y dược, 1961). - Chữa đau lưng: Dùng đơn buốt ba lá 150-180g, sắc lấy nước, thêm 250g đại táo, đường đỏ và chút rượu trắng, nấu nhỏ lửa cho đến khi táo chín nhừ; Chia 4-5 lần uống trong 2 ngày (Giang Tây dân gian thường dụng thảo dược). - Chữa đau nhức do phong thấp: Dùng đơn buốt năm lá 30-60g, hoặc phối hợp với 30g xú ngô đồng, sắc nước uống (Thường dụng trung thảo dược đồ phổ). - Chữa trẻ nhỏ cam tích: Dùng lá đơn buốt ba lá 15g, gan lợn 30-60g. Ðặt lá xuống đáy nồi, úp sảo hoặc dùng que tre gác lên, đổ ngập nước, đặt gan lên phía trên hấp chín; Trước hết uống nước thuốc, sau đó ăn gan lợn (Giang Tây dân gian thường dụng thảo dược). - Chữa mẩn ngứa: Dùng đơn buốt ba lá 100-200g, nấu với 4-5 lít nước tắm, đồng thời lấy bã xát kỹ lên vết mẩn. Thường chỉ dùng 1-2 lần là có kết quả (Những cây thuốc và vị thuốc VN). - Chữa đau răng: Dùng hoa đơn buốt ba lá 50g, ngâm với 250ml rượu trắng (theo tỷ lệ 1/5). Trường hợp bị đau răng, ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ đi (Những cây thuốc và vị thuốc VN). KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG Trẻ nhỏ tiêu chảy: 1. Dùng đơn buốt ba lá chế thành xi-rô thuốc 40%, mỗi lần uống 10-15ml, ngày uống 3 lần. Kết quả quan sát 39 ca: có 20 khỏi hoàn toàn, 10 chuyển biến tốt, 9 không có tác dụng. Sau khi dùng thuốc 2-3 ngày, ở đa số bệnh nhi, số lần đại tiện và phân trở lại bình thường (Tây An, Trung dược vệ sinh, 1972). 2. Dùng đơn buốt năm lá 6-10 cây tươi (3-5 cây khô), sắc lấy nước đặc, đổ cả nước và bã vào chậu, xông rửa hai chân; Tiêu chảy nhẹ ngày xông rửa 3-4 lần, nặng xông rửa 6 lần. Trẻ từ 1-5 tuổi chỉ rửa gan bàn chân; 5-15 tuổi rửa toàn bộ bàn chân; Với những trẻ tiêu chảy nặng, có thể xông rửa ở vị trí cao hơn. Dân gian cho rằng, rửa cao hơn mắt cá sẽ dẫn đến bí đại tiện, điều này cần chứng thực (Trung y dược thông tấn, 1970). Viêm não B: Dùng đơn buốt ba lá 30-90g, cửu lý hương (Myrraya paniculata (L.) Jack) 15-30g lá tươi; Sắc lấy nước đặc, chia ra 2 lần uống trong ngày; Trường hợp bệnh nặng ngày dùng 2 tễ; Uống đến khi bệnh khỏi; Ðồng thời phối hợp xử lý đối chứng bằng Tây y. Tiến hành thử nghiệm điều trị 128 ca, tất cả đều khỏi bệnh. Sau khi dùng thuốc trung bình 2,5 ngày thì sốt giảm (Quảng Ðông tỉnh y dược khoa kỹ tư liệu tuyển biên, 1972). Viêm ruột thừa: Dùng đơn buốt năm lá 15-30g khô, sắc lấy nước uống, hoặc thêm đường phèn, sữa bò vào uống, mỗi ngày dùng 1 tễ. Thử nghiệm điều trị 35 ca: 21 ca cấp tính + 14 mạn tính. Ðối với trường hợp á cấp: khỏi 16, thuyên giảm 5. Với 14 ca mạn tính: 9 khỏi hoàn toàn, 3 có chuyển biến, 2 vô hiệu. Triệu chứng sốt: 50% bệnh nhân sau 2-3 ngày đỡ sốt, 1 trường hợp sau 12 ngày sốt mới bắt đầu giảm. Triệu chứng đau (ở bụng dưới, phía bên phải): 80% hết đau, trung bình 5 ngày đau bắt đầu giảm. Trong quá trình trị liệu không thấy tác dụng phụ (Phúc Kiến tỉnh trung y nghiên cứu sở: Trung y lâm sàng kinh nghiệm hối biên, 1960). . CÂY ÐƠN BUỐT - VỊ THUỐC NAM PHÒNG TRỊ CẢM, CÚM, TIÊU VIÊM, CHỐNG ÐAU NHỨC Tác giả : Lương y HUYÊN THẢO MÔ TẢ CÂY Ðơn buốt là vị thuốc Nam rất thông dụng, thường xuyên. cây thuốc và vị thuốc VN). - Chữa đau răng: Dùng hoa đơn buốt ba lá 50g, ngâm với 250ml rượu trắng (theo tỷ lệ 1/5). Trường hợp bị đau răng, ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ đi (Những cây thuốc. theo Ðông y học Theo Trung dược đại từ điển Ðơn buốt 3 lá: Vị ngọt nhạt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa cảm, cúm, viêm não B, họng sưng đau, hoàng đản,

Ngày đăng: 09/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CÂY ÐƠN BUỐT - VỊ THUỐC NAM PHÒNG TRỊ CẢM, CÚM, TIÊU VIÊM, CHỐNG ÐAU NHỨC

    • MÔ TẢ CÂY

    • Ðơn buốt là vị thuốc Nam rất thông dụng, thường xuyên có mặt trên gánh lá của các bà lang người làng Ðại Yên ở Hà Nội. Dân gian sử dụng 2 loài đơn buốt:

    • TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

    • MỘT SỐ BÀI THUỐC DÙNG ÐƠN KIM

    • KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG

    • Trẻ nhỏ tiêu chảy:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan