Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
142,97 KB
Nội dung
MẠCH ĐỐC 1- ĐẶC TÍNH + Thống suất các đường kinh dương (theo cách đặt tên: Đốc). + Bắt nguồn từ Thận. + Nối kết các kinh Dương chính, nhất là ở huyệt Phong Phủ (Đốc.16) là nơi mà Phong khí và Hàn khí xâm nhập vào mạch Đốc. + Nhận khí của các kinh Dương ở các huyệt sau: - Khí của Thái dương ở Đào Đạo (Đc.13), Thần Đình (Đc.24), Não Hộ (Đc.17). - Khí của các Kinh Dương ở Đại Chùy (Đc. 14), Bá Hội (Đc.20). - Khí của Thái Dương và Dương Duy ở huyệt Phong Phủ (Đc.16). - Khí của Dương Duy tại Á Môn (Đc.15). - Khí của Dương Minh tại Nhân Trung (Đc 26), Ngân Giao (Đc.28). - Biệt của Mạch Đốc nối với: · Ở trên, nơi cằm, với mạch Nhâm ở huyệt Thừa Tương (Nh. 24). · Ở dưới, vùng tiền âm, với mạch Nhâm ở huyệt Hội Âm (Nh. 1). · Ở lưng, với đường kinh Bàng Quang ở huyệt Phong Môn (Bq.12). ĐƯỜNG VẬN HÀNH - Khởi đầu từ chót xương cụt (tầng sinh môn). - Nhô ra ở chỗ hội âm. - Xuyên qua h. Trường Cường. - Chạy dài lên theo chính giữa cột sống. - Liên lạc với Thận ở vùng thắt lưng. - Thẳng lên đến huyệt Phong Phủ (Đc.16). - Đi vào trong não. - Lại đi lên đỉnh đầu (huyệt Bá Hội - Đc.20). - Theo trán đi xuống mũi, môi trên (huyệt Ngân Giao - Đc.28) và hợp với kinh Cân của kinh Vị và mạch Nhâm. - Từ huyệt Phong Phủ (Đc.16) có một nhánh chạy xuống vai và ba? vai để nối với kinh cân của Bàng quang, xuống mông, kết ở vùng sinh dục - tiết niệu. - Nhánh phía trong, ở vùng sinh dục, tách ra ở giữa vùng lông của hội âm, ở huyệt Trung Cực (Nh 3) (theo thiên ‘Cốt Không Luận’ TVấn.60), từ đây tách ra 2 nhánh: + Một nhánh thẳng (nhánh bụng) đi theo kinh cân của Tỳ và nhập vào rốn, đi dọc theo vách trong của bụng, qua tim, vòng ở ngực để nối với mạch trước của kinh cân Bàng quang, vào họng và mặt, nhập vào giữa mắt và kết thúc ở huyệt Tinh Minh (Bq.1). + Nhánh lưng đi theo bộ phận sinh dục, qua trực trường, quay lại mông và nối với kinh cân của Bàng quang để lên đầu, tới góc trong mắt ở huyệt Tinh Minh (Bq.1), nhập vào não. Từ huyệt Tinh Minh, đi dọc theo kinh chính Bàng quang để xuống gáy, xuống vùng Thận ở huyệt Thận Du (Bq.23) nhập vào trong Thận. TRIỆU CHỨNG BỆNH CỦA MẠCH ĐỐC Biểu Hiện Bệnh Lý: + Cột sống cứng (Thực), đầu váng, mắt hoa (Hư) (Kinh Mạch - LKhu.10). + Da bụng đau (Thực), da bụng ngứa (Hư) (Kinh Mạch - LKhu.10). + Lưng và Tâm cùng dẫn nhau gây ra đau (Khí Huyết luận - TVấn.58). + Bụng dưới đau xốc lên ngực, không tiêu tiểu được (xung sán), không thụ thai, tiểu buốt, tiểu nhiều, họng khô (Cốt Không Luận - TVấn.60). + Trong lưng như có mảnh gỗ chắn ngang, tiểu nhiều (Thích Yêu Thống - TVấn.41). + Điên cuồng, động kinh (Mạch Kinh Q. 2). + Khi Đốc Mạch bị đầy sẽ nghiêng xuất ra ở càn mạch (đốt sống lưng 17, 18, 19, 20 trở xuống ) rồi lạc với hông sườn, ngực (Tố Vấn Tập Chú). + Cột sống cứng và bị quyết (Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết). + Xương sống cứng, uốn ván (Trung Y Học Khái. Luận). + Sốt, rối loạn tâm thần, cột sống co cứng và đau nhức, phong đòn gánh (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). + Tay chân co rút, trúng phong không nói được, rét run, điên cuồng., vùng đầu đau, mắt sưng đỏ, đau, chảy nước mắt, lưng và đùi, gối đau, cổ gáy cứng, thương hàn, họng đau, răng sưng đau, tay chân tê dại, uốn ván (phá thương phong), mồ hôi trộm, gáy cứng (Thực), đầu nặng, choáng váng (hư), não phong (bệnh cấp ở não bộ), điên, động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải). + Cột sống vận động khó, uốn ván (Phong đòn gánh), đầu váng, lưng yếu (Châm Cứu Học Việt Nam). ĐIỀU TRỊ MẠCH ĐỐC (Châm huyệt Trường Cường (Đc.1). Thiên ‘Kinh Mạch’ ghi: “ Biệt của Đốc Mạch tên gọi là Trường Cường Nếu dọc theo cột sống có tà khí ở khách, nên thủ huyệt Lạc (Trường Cường’ để châm” (LKhu 10, 180). (Châm Thiên Đột (Nh.22), Thập Chùy (Chí Dương - Đc.10), Thượng Kỷ (Trung Quản - Nh.12), Hạ Kỷ (Quan Nguyên - Nh.4) (TVấn.58, 2). (Thiên ‘Cốt Không Luận’ ghi “ Đốc Mạch gây bệnh, nên trị từ Đốc Mạch. Nếu nhẹ, nên thích ở Cốt Thượng (Khúc Cốt - Nh.2), Nặng thì trị ở Tề hạ doanh (Âm Giao - Nh.7) (TVấn.60, 13). (Châm Thừa Tương (Nh.24) (theo Châm Cứu Đại Thành). (“Đốc Mạch thọ tà khí sẽ làm cho cột sống bị bệnh và bị chứng quyết nghịch. Có thể cứu huyệt Thân Trụ (Đc.12)” (Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết). (Cách chung châm Hậu Khê (Ttr.3) là giao hội huyệt của mạch Đốc. Sách ‘Pathogéni Et Pathologie En Ergetiques En Médecine Chinoise’ (Livre 3) Dr. Nguyễn-Văn-Nghị đã triển khai như sau: 1- Tà Khí Ở Nhánh Bụng Tà khí xâm nhập vào nhánh bụng của mạch Đốc qua các kinh Cân Âm ở mặt trước chân. + Triệu Chứng: Vùng bụng dưới đau lan đến ngực, rối loạn đường tiểu. + Điều Trị: Theo Linh Khu: châm ở nhánh phụ (huyệt Khúc Cốt - Nh.2 ) và huyệt Trung Cực - Nh.3) và A Thị Huyệt. 2- Tà Khí Ở Nhánh Lưng Tà khí xâm nhập qua kinh Cân Bàng quang. + Triệu Chứng: Lưng đau kèm theo sốt, đôi khi gáy bị cứng, tiểu dầm, tiểu không tự chủ. + Điều Trị: Châm huyệt dọc theo kinh Cân Bàng Quang ở mặt ngoài chân và đầu gối như huyệt Đại Trữ (Bq.11), Thượng Cự Hư (Vi.37), Hạ Cự Hư (Vi.39). 3- Tà Khí Ở Nhánh Cột Sống Tà khí nhập vào nhánh ở cột sống qua các Lạc mạch của mạch Đốc. Tà khí từ 3 kinh Âm vào mạch nhâm là mạch nối với mạch Đốc ở huyệt Trường Cường. + Triệu Chứng: Ngực đau lan đến lưng, vào phần Âm và Dương. Thực: gây ra cứng lưng, Hư: có cảm giác nặng đầu. + Điều Trị: Theo thiên ‘ Khí Huyệt Luận’ (TVấn 58, 2): châm huyệt Hội của Âm và Dương: Thiên Đột (Nh.22), Thập Chùy (Chí Dương - Đc.9), Thượng Kỷ (tức là Vị Quản - Nh.12) và Hạ Kỷ (Quan Nguyên - Nh.4). Cột sống cứng đau hoặc cảm thấy đầu nặng: theo phương pháp châm của Linh Khu: châm huyệt Lạc (Trường Cường - Đc.1) và A Thị Huyệt. 4- Phong Hàn Xâm Nhập Vào Phong Phủ Phong Phủ là nơi giao hội của kinh Bàng Quang với mạch Đốc và mạch Dương Kiều. Phong hàn xâm nhập vào đây vào ngày thứ 1 rồi chuyển sang kinh Dương Minh vào ngày thứ 2 và vào kinh Thiếu Dương ngày thứ 3. Nếu không ra mồ hôi (tà khí không thoát ra) thì sẽ chuyển vào các kinh Âm. Vì vậy, điều trị mạch Đốc cũng là điều trị các kinh Dương lẫn 3 kinh Âm. Theo thiên ‘Thích Ngược’ (TVấn 36, 1-6): . Điều trị hội chứng 3 kinh Âm 3 kinh Dương: + Thái Dương: châm huyệt Hợp. + Thiếu Dương: châm huyệt Vinh (Huỳnh). + Dương Minh: châm huyệt Nguyên. + Thái Âm : châm huyệt Kinh hoặc Lạc. + Quyết Âm : châm huyệt Du. + Thiếu Âm: châm huyệt Du hoặc Lạc. . Khi tà khí xâm nhập vào sâu trong Tạng Phủ: châm Bối Du Huyệt. . Khi phong tà tập trung ở Mạch Đốc, sốt cách nhật, phải dựa theo mạch mà châm. Theo thiên ‘Thích Ngược’ (TVấn 36, 1-12) phải châm 10 huyệt Du của các đường kinh. Trên nguyên tắc, Mạch Đốc bị bệnh thường kèm theo các triệu chứng phụ: + Nếu kèm đầu đau: châm huyệt Thượng Tinh (Đc.23), Bá Hội (Đc.20), Huyền Khu (Đ.5), Toàn Trúc (Bq.2). + Nếu kèm lưng đau: châm Phong Trì (Đ.20) vad Phong Phủ (Đc.16) cũng như A Thị Huyệt ở vùng lưng. + Nếu kèm lưng hoặc cốt sống đau, cứng: châm ra máu huyệt Ủy Trung (Bq.40). + Nếu kèm cánh tay đau: châm huyệt Thương Dương (Đtr.1) và Thiếu Xung (Tm.9). + Nếu kèm bàn chân hoặc mắt cá chân đau: châm ra máu huyệt Lệ Đoài (Vi.45). 5- Thử Tà Nhập Phong Phủ Thử tà có thể theo con đương Phong Phủ mà nhập vào các kinh Chính rồi vào Tạng. Vì thế, thiên ‘Thích Nhiệt’ (TVấn 32, 38) nêu ra các ‘Khí Huyệt’ để trị nhiệt bệnh: + Trị nhiệt ở giữa ngực (hung trung nhiệt): huyệt ở dưới khe đốt sống thứ 3 (tức là huyệt Thân Trụ - Đc.13). Hiện nay, theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ có Phế Nhiệt Huyệt ở vị trí trên ra ngang 0, 5 thốn, có tác dụng tương tự. + Trị nhiệt ở hoành cách mô (cách trung nhiệt): huyệt ở dưới khe đốt sống lưng thứ 4. + Trị nhiệt ở Can (Can nhiệt): huyệt ở dưới khe đốt sống thứ 5 (huyệt Thần Đạo- Đc. 12). Hiện nay, theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ có Can Nhiệt Huyệt ở khe đốt sống lưng thứ 5 ra ngang 0, 5 thốn, có tác dụng tương tự. + Trị nhiệt ở Tỳ (Tỳ nhiệt): huyệt ở dưới khe đốt sống thứ 6 (Linh Đài -Đc.10). . Nhánh Cột Sống Tà khí nhập vào nhánh ở cột sống qua các Lạc mạch của mạch Đốc. Tà khí từ 3 kinh Âm vào mạch nhâm là mạch nối với mạch Đốc ở huyệt Trường Cường. + Triệu Chứng: Ngực đau lan đến. đầu váng, lưng yếu (Châm Cứu Học Việt Nam). ĐIỀU TRỊ MẠCH ĐỐC (Châm huyệt Trường Cường (Đc.1). Thiên ‘Kinh Mạch ghi: “ Biệt của Đốc Mạch tên gọi là Trường Cường Nếu dọc theo cột sống có. tà tập trung ở Mạch Đốc, sốt cách nhật, phải dựa theo mạch mà châm. Theo thiên ‘Thích Ngược’ (TVấn 36, 1-12) phải châm 10 huyệt Du của các đường kinh. Trên nguyên tắc, Mạch Đốc bị bệnh thường