1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHÂM CỨU HỌC - LẬP PHƯƠNG TRỊ LIỆU pot

8 255 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 133,74 KB

Nội dung

CHÂM CỨU HỌC LẬP PHƯƠNG TRỊ LIỆU Sau khi đã biết rõ huyệt vị, những nguyên tắc trị liệu, trên thực tế lâm sàng điểm khó nhất cho thầy thuốc châm trị là làm sao để có thể lậpï được phương hoặc phác đồ điều trị cho từng loại bệnh chứng mà mình đang điều trị. Theo ý nghĩa của thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ thì: “Chủ bệnh gọi là Quân, trợ giúp (tá) cho quân gọi là Thần, giúp việc cho thần gọi là Sứ” (LKhu 74, 234). Áp dụng vào Châm cứu, có thể chia ra: + Chủ Huyệt (Quân), + Phối huyệt chủ huyệt (Thần), + Phối huyệt theo bệnh cơ (Tá), + Phối huyệt theo chứng và phối huyệt đặc thù (Sứ). Dựa theo quyển ‘Châm Cứu Phương Huyệt Học’ chúng tôi tổng hợp lại 1 số nguyên tắc căn bản để giúp dễ thành lập các phác đồ điều trị bằng châm cứu. a-Chủ Huyệt Chủ huyệt là huyệt có tác dụng chính, được dùng để chống lại với chứng bệnh chính. Chứng bệnh chính có tính cách quyết định phương hướng điều trị, mục đích và thủ pháp điều trị. Thí dụ: chứng phong hàn ở Biểu, chọn huyệt Đại Chùy là chủ huyệt, là lấy ôn thông dương khí, giải trừ biểu tà làm phương hướng điều trị chính; Lấy việc giải trừ các triệu chứng sợ lạnh, đầu đau, gáy cứng làm mục đích điều trị; Lấy phép tả làm thủ pháp điều trị b-Phối Huyệt Chủ Huyệt Là huyệt được chọn dùng để tăng cường tác dụng điều trị chính của chủ huyệt. Thí dụ: chứng bụng đau. Lấy Túc Tam Lý (Vi.36)làm chủ huyệt. Phối hợp với: + Bụng trên đau : chọn Trung Quản (Nh.12). + Quanh rốn đau : chọn Tề Trung hoặc Thiên Xu (Vi.25). +Bụng dưới đau: chọn Quan Nguyên (Nh.3). Các huyệt Trung Quản, Thiên Xu, Quan Nguyên được coi là các huyệt phối hợp với chủ huyệt theo nguyên tắc phối huyệt xa - gần. c-Phối Huyệt Theo Bệnh Cơ Là dựa theo bệnh cơ của bệnh mà chọn dùng huyệt. Phương pháp biện chứng trong YHCT rất giống với nội dung bệnh cơ, vì vậy, nên dựa theo biện chứng của YHCT để chọn huyệt cho thích hợp. Thí dụ: Chứng Chóng Mặt. Chọn Bá Hội làm chủ huyệt. +Nếu chóng mặt do Khí hư gây ra, có thể chọn phụ thêm huyệt Khí Hải (vì Khí Hải là bể của Khí). +Do âm hỏa bốc lên: chọn phụ thêm huyệt Thái Xung (để bình Can, không cho Can dương bốc lên). +Do đờm trệ: chọn phụ thêm huyệt Phong Long (vì Phong Long là Lạc huyệt của Vị, đờm trệ do Vị không vận hóa được). +Do âm hư: chọn phụ thêm huyệt Thái Khê (là nguyên huyệt của Thận, Thận hư gây âm hư). d-Phối Huyệt Theo Chứng Là huyệt được chọn dựa trên chứng và bệnh kèm theo. Thường dựa theo 2 cách: 1) Chọn Huyệt Theo Kinh: thí dụ, + Bị ngoại cảm phong hàn kèm đầu đau. Chọn Đại Chùy làm chủ huyệt. + Đầu đau ở vùng thái dương: chọn huyệt phụ là Thái Dương. + Đầu đau thuộc Dương minh: chọn huyệt phụ là Ấn Đường. + Đầu đau thuộc Thiếu dương: chọn huyệt phụ là Suất Cốc 2) Chọn Huyệt Theo Chứng: + Nếu do ngoại cảm phong hàn kèm tiêu chảy, có thể chọn huyệt phụ là Thiên Xu. + Nếu kèm nôn mửa, có thể chọn huyệt phụ là Nội Quan e-Phối Huyệt Đặc Hiệu Là cách chọn huyệt dựa trên thuộc tính và tác dụng đặc hiệu của huyệt. Thường dựa vào 2 cách : 1) Sử Dụng Huyệt Đặc Định Có thể chọn dùng huyệt theo thuộc tính Ngũ hành của Ngũ Du huyệt.Thí dụ Ho, suyễn, có thể chọn huyệt trên kinh thủ Thái âm Phế. * Nếu do Phế kinh có hàn: chọn dùng Thủy huyệt của kinh Phế là huyệt Xích Trạch. * Nếu do Phế kinh có nhiệt: chọn dùng Hỏa huyệt của kinh Phế là huyệt Ngư Tế. * Nếu do Phế kinh có thấp: chọn dùng Thổ huyệt của kinh Phế là huyệt Thái Uyên + Nếu khí hư: chọn dùng Đàn Trung (Nh.17) vì Đàn Trung là huyệt Hội của Khí. + Nếu gân yếu: chọn dùng huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ.34) vì Dương Lăng Tuyền là huyệt Hội của Cân 2) Sử Dụng Huyệt Đặc Hiệu Như huyệt Lan Vĩ là huyệt đặc trị ruột dư viêm, huyệt Gian Sử là huyệt đặc hiệu trị sốt rét, huyệt Lạc Chẩm đặc hiệu trị cổ vẹo 5 loại huyệt trên đây theo quy luật của Quân, Thần, Tá, Sứ, nhưng trừ huyệt chủ là Quân ra, quan hệ Thần, Tá, Sứ của các loại huyệt khác phải phân tích theo quan hệ giữa các huyệt, vì cách phối huyệt nhiều ít còn tùy theo bệnh chứng lâm sàng. Không nhất thiết phải là mỗi huyệt 1 vai trò của Thần, của Tá hoặc của Sứ, mà có thể 1 huyệt giữ nhiều chức danh cùng 1 lúc. Cũng không nhất thiết mỗi phác đồ điều trị phải đủ cả Quân, Thần, Tá, Sứ. Chỉ trừ huyệt chính là Quân không thể thiếu, còn lại các huyệt phụ có thể nhiều ít không chừng. Tuy nhiên cần nhớ là vai trò của huyệt có Quân, Thần, Tá, Sứ trong phác đồ đó không cho phép đảo lộn, nếu không thì phương hướng chủ trị và khả năng điều trị của phác đồ đó sẽ bị thay đổi. CHÂM CỨU VÀ TẠNG PHỦ Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ bàn về bệnh chứng và cách châm cho từng tạng phủ 1 cách khá rõ như sau: * Bệnh của Đại trường làm cho trong ruột đau quặn và sôi kêu Nên chọn huyệt Cự Hư Thượng Liêm (Thượng Cự Hư - Vi.37) để trị” (LKhu 4, 109). * Bệnh của Vị làm cho bụng trướng to lên, vùng Vị hoãn đau đến tâm, đau tức lan ra 2 bên hông sườn, từ hoành cách mô lên đến họng không thông, ăn uống không xuống, nên lấy huyệt (Túc) Tam Lý để trị (LKhu 4, 110). * Bệnh của Tiểu trường làm cho bụng dưới đau lấy huyệt Cự Hư Hạ Liêm (Hạ Cự Hư (Vi.39) để trị” (LKhu 4, 112). * Bệnh của Tam Tiêu làm cho phúc khí bị đầy, bụng dưới cứng, tiểu không được nên lấy huyệt Ủy Dương (Bq.39) để trị” (LKhu 4, 114). * Bệnh của Bàng quang làm cho bụng dưới sưng đau nên lấy huyệt Ủy Trung Ương (Ủy Trung - Bq, 40) để trị” LKhu 4, 115). * Bệnh của Đởm làm cho người bệnh thở mạnh, miệng đắng Khi nào bị nóng lạnh, lấy huyệt Dương Lăng Tuyền để trị” (LKhu 4, 118) . CHÂM CỨU HỌC LẬP PHƯƠNG TRỊ LIỆU Sau khi đã biết rõ huyệt vị, những nguyên tắc trị liệu, trên thực tế lâm sàng điểm khó nhất cho thầy thuốc châm trị là làm sao để có thể lập được phương. (Sứ). Dựa theo quyển Châm Cứu Phương Huyệt Học chúng tôi tổng hợp lại 1 số nguyên tắc căn bản để giúp dễ thành lập các phác đồ điều trị bằng châm cứu. a-Chủ Huyệt Chủ huyệt là huyệt có. nếu không thì phương hướng chủ trị và khả năng điều trị của phác đồ đó sẽ bị thay đổi. CHÂM CỨU VÀ TẠNG PHỦ Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ bàn về bệnh chứng và cách châm cho từng

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w