Hãy để mình được tôn trọng Một số phụ nữ rất được tôn trọng cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội. Một số khác thì không. Vì sao lại có sự phân biệt như thế? Sự thiếu tôn trọng bắt đầu từ trong gia đình Chị Thanh thỉnh thoảng lại đi làm với một bên mắt sưng húp, tím bầm và những lời kể lể, rên xiết. Tình trạng đó diễn ra đã 7 năm và không Ảnh: inmagine.com ai quen biết chị còn ngạc nhiên với những điều kỳ quặc như vậy nữa. Hai vợ chồng chị Thanh đều là trí thức. Thế nhưng, cách đối xử của chồng chị với chị lại không trí thức chút nào. Anh có thể mạt sát, đay nghiến, chửi rủa, đánh đập… chị hàng tiếng đồng hồ chỉ vì bực mình với chị một điểm gì đó. Chẳng hạn như chị về nhà muộn hơn 15 phút so với giờ anh quy định. Anh từng nhiều lần lên cơ quan chị, báo cáo với đoàn thể về những thứ "khốn nạn, xấu xa" của chị. Tất cả chỉ vì tối hôm trước, chị không đáp ứng một đòi hỏi nào của anh. Anh kiểm soát toàn bộ những gì thuộc về chị, như điện thoại di động, e- mail. Anh từng phát tán lên tất cả những địa chỉ e-mail của bạn bè và đồng nghiệp chị đoạn băng quay cảnh chị mặt mũi sưng húp, tím bầm quỳ dưới chân anh. Thế nhưng, anh càng đối xử với chị theo kiểu như vậy, chị càng là người vợ tốt. Ngoài 8 tiếng đồng hồ bắt buộc ở cơ quan, chị dành hoàn toàn thời gian còn lại để làm tròn vai trò của một người vợ, người mẹ. Chị không hề có đời sống riêng của mình. Chị nghĩ khi đi làm như vậy, chồng sẽ hài lòng và ngừng những trò tra tấn tinh thần cũng như thể xác quái đản của anh đối với chị. Biết đâu, chị còn được anh yêu thương và tôn trọng. Chị Thanh là một nạn nhân đau khổ của chồng. Dĩ nhiên là như vậy. Cách đối xử của chồng chị đối với chị đã vượt qua cả mức thiếu tôn trọng. Nó là sự chà đạp, nhục mạ, bạo hành, xúc phạm nhân phẩm và cơ thể chị. Dĩ nhiên là như vậy. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là chính chị Thanh cũng không tìm được sự thương xót, đồng cảm từ những người mà chị tin tưởng chia sẻ nỗi lòng. Mỗi cô đồng nghiệp trẻ còn thẳng thắn nói với chị: "Em nghĩ khi trong nhà chúng ta có một kẻ tâm thần, nếu chúng ta bị kẻ tâm thần đó chửi rủa, đánh đập thường xuyên, thì lỗi đó thuộc về chúng ta". Chính chị Thanh là người có lỗi đầu tiên trong việc chị bị bạo hành Tại sao kiểu đối xử ấy lại bắt đầu và cứ thế tiếp diễn? Câu trả lời của cô đồng nghiệp trẻ đã ám chỉ vấn đề ngay từ đầu thuộc về chị Thanh. Chồng chị có máu gia trưởng và bạo hành. Ban đầu, chúng chỉ bộc lộ ở các đòi hỏi có phần quá quắt và sự cáu bẳn, đay nghiến khi những đòi hỏi ấy không được đáp ứng. Nhưng đáp lại thái độ đó là sự tuân phục, rồi sợ hãi, rồi hèn nhát, rồi van xin, rồi khóc lóc của chị. Anh ta có thể vừa nhục mạ và đánh đập chị xong, ngay sau đó lại bắt chị thực hiện nghĩa vụ làm vợ. Và chị ngoan ngoãn đáp ứng tất cả những đòi hỏi đó. Điều quan trọng là chị Thanh đã hoàn toàn mất hết ý thức về nhân phẩm và danh dự của bản thân. Thế nên khi bị xúc phạm, chà đạp, chị đã không có hành động đúng và quyết liệt để bảo vệ giá trị cốt lõi này. Chị không biết dựng nên giới hạn giữa mình và người khác. Chị không biết cách sử dụng quyền riêng của mình: được người khác tôn trọng. Chị không giúp chồng hiểu rằng tôn trọng chính là cơ sở và nền tảng của mọi mối quan hệ. Nếu anh không tôn trọng tôi, anh sẽ nhận được những sự trừng phạt nghiêm khắc nhất là chấm dứt mối quan hệ. Khi một người vẫn được yêu thương, vẫn được chăm sóc, vẫn được đáp ứng mọi yêu cầu, dù cho họ có đối xử với chúng ta tồi tệ như thế nào, thì tất yếu, họ sẽ cho rằng đó là hành động đúng. Và mức độ của sự tồi tệ ấy sẽ ngày càng gia tăng. Chị Thanh chính là một trường hợp vô cùng điển hình: chồng càng chà đạp, chị càng tỏ ra dễ thương, dễ bảo. Nếu cứ như thế, số phận một người vợ suốt đời không được yêu thương và tôn trọng sẽ mãi mãi gắn liền với chị. Chị Thanh thiếu những phẩm chất cơ bản để được tôn trọng Những kiểu đối xử thiếu tôn trọng như vậy không chỉ diễn ra trong gia đình. Tất cả gần như lặp lại ở cơ quan, dĩ nhiên là với mức độ nhẹ hơn. Ở cơ quan, trừ vào người có lòng trắc ẩn đặc biệt, từ lãnh đạo đến đồng nghiệp đều dành cho chị Thanh thái độ lịch sự nhưng thiếu tôn trọng. Mọi thứ không rõ ràng như khi chồng chị đối với chị, nhưng chị có thể đọc được trong giọng nói, ánh mắt và cả cách đối xử của mọi người một sự coi thường. Chị Thanh cho rằng do chị không phải là người đàn bà hạnh phúc, thành đạt, cũng như vì những vụ quấy rối ầm ĩ của chồng tại cơ quan nên chị không được mọi người tôn trọng. Thực ra, mọi sự khác hơn nhiều. Trong các mối quan hệ, dù là tình cảm gia đình hay xã hội, cách xử sự của mỗi người luôn phải cân bằng giữa hai hướng có vẻ như trái ngược nhưng lại luôn luôn đi cùng nhau: vừa chiều chuộng, vừa phải kiềm chế và uốn nắn đối tượng. Chiều chuộng vì ai trong chúng ta cũng muốn làm vui lòng người khác. Kiềm chế vì tránh không cho đối tượng "được nước lấn tới", xâm phạm đến tự do và thể diện của mình. Uốn nắn vì chúng ta không muốn những hành vi chưa đẹp của đối tượng lặp lại với mình lần nữa. Một người có những mối quan hệ thành công hay thất bại đến mức độ nào là nhờ vào tỉ lệ "pha trộn" giữa các yếu tố này nhuần nhuyễn, uyển chuyển ra sao. Nhưng chị Thanh thì không như vậy. Chị lặp lại cách cư xử (dù thất bại) của mình với chồng trước mọi người. Nghĩa là chị luôn cố gắng chiều chuộng, lấy lòng người khác mà không kiềm chế, uốn nắn họ. Nghe ai đó buông lời bỡn cợt quá trớn, chị không có một phản ứng mang tính cảnh báo nào. Và ngay sau đó, chị lại nhận thêm một lời xúc phạm. Nguyên nhân thứ hai là chị thiếu những phẩm chất cơ bản của người lao động để được lãnh đạo và đồng nghiệp tôn trọng. Vì bấn loạn tinh thần và rối rắm cảm xúc với hoàn cảnh riêng, chị thường không tập trung vào công việc. Những sai sót, vấp váp cứ thế liên tục xảy ra. Trước những lời nhắc nhở, có cả phê bình của tập thể, chị chỉ biết khóc và nói rằng có ai ở vào hoàn cảnh của chị mới biết. Nhưng không ai mong muốn và chấp nhận một nhân viên suốt đời là nạn nhân của hoàn cảnh như vậy. Hơn nữa, để làm vui lòng chồng, càng ngày chị Thanh càng muốn tỏ ra mình là bà nội trợ xuất sắc. Thế là bao nhiêu thời gian, tâm huyết, chị dồn hết cho vai trò này. Chị đi muộn, về sớm, im lặng không phản đối nhưng bất hợp tác nếu bị đề nghị phải làm thêm giờ hoặc làm vào ngày nghỉ. Khi có những công việc cần phải thể hiện sự gánh vác và có trách nhiệm cao, chị luôn "nhường" nó cho người khác. Thật khó để tôn trọng một nhân viên hay đồng nghiệp nếu bản thân người đó không có cả lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực vượt trội. Cứ thế, hình ảnh cô thủ thư của chị ngày càng teo nhỏ lại và hình ảnh bà vợ đau khổ ngày càng phình nở ra. Hãy tự bảo vệ lòng tự trọng và phẩm giá của mình Điều rút ra từ câu chuyện của chị Thanh là ngay cả khi chúng ta không phải là một kể khốn nạn hay vô liêm sỉ, chúng ta vẫn có thể không chấp nhận được đối xử trân trọng từ người khác. Điều đó sẽ xảy ra khi chính chúng ta đánh mất ý thức về phẩm giá và danh dự cá nhân. Và khi phải sống triền miên trong sự thiếu tôn trọng từ tất cả các mối quan hệ xung quanh, chúng ta sẽ tự biến mình thành một thứ nạn nhân đau khổ của cuộc đời này. . Hãy để mình được tôn trọng Một số phụ nữ rất được tôn trọng cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội. Một số khác thì không. Vì sao lại có sự phân biệt như thế? Sự thiếu tôn trọng bắt. người vợ suốt đời không được yêu thương và tôn trọng sẽ mãi mãi gắn liền với chị. Chị Thanh thiếu những phẩm chất cơ bản để được tôn trọng Những kiểu đối xử thiếu tôn trọng như vậy không chỉ. biết dựng nên giới hạn giữa mình và người khác. Chị không biết cách sử dụng quyền riêng của mình: được người khác tôn trọng. Chị không giúp chồng hiểu rằng tôn trọng chính là cơ sở và nền