TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN PHÚ THIỆN,GIA LAI Giáo viên: Nguyễn Việt Đức ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT- 2010 MÔN: HOÁ HỌC 12 Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 819 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam kim loại M vào dung dịch HCl thấy rạo ra 3,36 lít khí H 2 (ở 0 o C và 2atm). Khối lượng muối tạo ra sau khi cô cạn dung dịch là: A. 14,9 gam. B. 13,5 gam. C. 26,7 gam. D. 52,1 gam. Câu 2: Khi xà phòng hoá vinyl axetat ta thu được: A. CH 2= CHOH. B. CH 3 CHO. C. CH 3 CH 2 COONa. D. CH 2 =CH-CH 2 OH. Câu 3: Cho glixerol trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt : Na, Cu(OH) 2 , CH 3 OH, dung dịch Br 2 , dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 4: Cho 0,02 mol amino axit (A) tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,25M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được 3,67 gam muối. Khối lượng phân tử của (A) là: A. 157. B. 146. C. 147. D. 134. Câu 5: Thứ tự tính bazơ giảm dần của các chất sau: CH 3 CH 2 NH 2 (1), C 6 H 5 NH 2 (2), NH 3 (3), CH 3 NH 2 (4) là: A. (1) > (4) > (3) > (2). B. (4) > (2)>(3) > (1). C. (4) > (1)>(3) > (2). D. (1) > (2) > (3) > (4). Câu 6: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch K 2 Cr 2 O 7 thì màu của dung dịch chuyển từ A. màu da cam sang màu vàng. B. không màu sang màu da cam. C. không màu sang màu vàng. D. màu vàng sang màu da cam. Câu 7: Để phân biệt 2 dung dịch NaNO 3 và Al(NO 3 ) 3 đựng trong các lọ riêng biệt, ta có thể dùng dung dịch A. NaCl. B. HCl. C. AgNO 3 . D. NaOH. Câu 8: Dung dịch X chứa các ion Na + , Ca 2+ , Ba 2+ , Mg 2+ , H + , Cl - . Phải dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ các ion Ca 2+ , Ba 2+ , Mg 2+ , H + ra khỏi dung dịch X. A. K 2 CO 3 . B. AgNO 3 . C. NaOH. D. Na 2 CO 3 . Câu 9: Phản ứng nào sau đây được dùng để giải thích sự hình thành thạch nhũ ? A. CaCO 3 + CO 2 + H 2 O → Ca(HCO 3 ) 2 . B. CaCO 3 + 2HCl → CaCl 2 + CO 2 + H 2 O. C. Ca(OH) 2 + 2CO 2 → Ca(HCO 3 ) 2 . D. CaO + CO 2 → CaCO 3 . Câu 10: Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit ? A. H 2 N-CH 2 COOH. B. CH 3 -NH-CH 2 -COOH. C. CH 3 -CH 2 -CO-NH 2 . D. HOOC-CH(NH 2 )-CH 2 -COOH. Câu 11: Trung hoà 100ml dung dịch NaOH 1,5M cần dùng Vml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 100. B. 300. C. 150. D. 250. Câu 12: Poly(etylen-terephtalat) có công thức : [-O-CH 2 -CH 2 -O-CO-C 6 H 4 -CO- ] n . được tạo ra từ phản ứng: A. Trùng ngưng. B. Trùng hợp. C. Ngưng tụ. D. đồng trùng hợp. Câu 13: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có tính bazơ mạnh nhất: A. C 6 H 5 NH 2 . B. (C 2 H 5 ) 2 NH. C. C 2 H 5 NH 2 . D. (C 6 H 5 ) 2 NH. Câu 14: Để phân biệt glyxerol, glucozơ, lòng trắng trứng, ta chỉ cần dùng một thuốc thử. Đó là: A. Nước brom. B. Ba(OH) 2 . C. Dd AgNO 3 /NH 3 . D. Cu(OH) 2 , t o . Câu 15: Saccarozơ, mantozơ có phản ứng khác nhau là: A. Đốt cháy tạo ra CO 2 . B. Thuỷ phân trong môt trường axit. C. Hoà tan Cu(OH) 2 tạo ra dd màu xanh thẩm. D. AgNO 3 /NH 3 . Câu 16: Cho 1mol (A) tác dụng vừa đủ với 1 mol HCl; 0,5 mol (A) tác dụng vừa đủ với 1 mol NaOH. Phân tử lượng của (A) là 147. (A) có công thức phân tử là: A. C 7 H 10 NO 4 . B. C 5 H 9 NO 4 . C. C 4 H 7 O 2 N 4 . D. C 5 H 25 O 2 N 4 . Trang 1/3 - Mã đề thi 819 Câu 17: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là A. H 2 NCH 2 COOH. B. CH 3 NH 2 . C. C 2 H 5 OH. D. C 6 H 5 NH 2 . Câu 18: Cho dung dịch NH 3 đến dư vào dung dịch chứa AlCl 3 và ZnCl 2 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng khí H 2 đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn là: A. Al 2 O 3 . B. Zn và Al 2 O 3 . C. ZnO và Al 2 O 3 . D. ZnO và Al. Câu 19: Dãy gồm 2 chất đều tác dụng với NaOH là A. CH 3 COOH, C 2 H 5 OH. B. CH 3 COOH, C 6 H 5 CH 2 OH. C. C 17 H 35 COOH, C 6 H 5 OH. D. CH 3 COOH, C 6 H 5 NH 2 . Câu 20: Nilon 6,6 có công thức cấu tạo là: A. [ -HN-(CH 2 ) 5 -CO-] n . B. [ -O-CH 2 -CH 2 -O-OC-(CH 2 ) 4 -CO-] n . C. [ -HN-(CH 2 ) 6 -CO-] n . D. [ -HN-(CH 2 ) 6 -NH-OC-(CH 2 ) 4 -CO-] n . Câu 21: Cho các cấu hình electron của các nguyên tố sau:1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 (I); 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 (II); 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 (III); 1s 2 2s 2 2p 6 (IV).Các nguyên tố kim loại là: A. III, IV. B. I, III. C. I. II, IV. D. I, IV. Câu 22: Polyme nào có cấu tạo không phân nhánh ? A. Xenlulozơ. B. Amylopectin của tinh bột. C. Nhựa bakelit. D. Cao su lưu hoá. Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 11,8 gam một amin đơn chức (B) thu được 2,24 lít N 2 (đktc). CTPT của (B) là: A. C 3 H 9 N . B. C 3 H 7 N. C. C 2 H 7 N. D. CH 5 N Câu 24: Để điều chế thuỷ tinh hữu cơ, người ta trùng hợp X, X được điều chế từ : A. CH 2 =CH-COOH + CH 3 CH 2 OH. B. CH 2 =C(CH 3 )-COOH + CH 3 OH. C. CH 3 CH 2 -COOH + CH 3 OH. D. CH 3 CH 2 -COOH + CH 3 CH 2 OH. Câu 25: Khi hoà tan Cu vào dung dịch HNO 3 loãng, tổng hệ số trong phương trình ion thu gọn là: A. 24. B. 20. C. 13. D. 22. Câu 26: Khi thuỷ phân este có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 (với chất xúc tác axit)thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy X là: A. Axit fomic. B. Ancol metylic. C. Ancol etylic. D. Etyl axetat. Câu 27: Kết luận nào sau đây sai ? A. Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức: ancol đa chức- anđehyt đơn chức. B. Ở nhiệt độ thường glucozơ hoà tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch xanh lam, và có phản ứng tráng gương. C. Glucozơ là một gluxit . D. Chỉ có glucozơ mới có công thức nguyên (CH 2 O) n . Câu 28: Một este A có tỷ khối đối với CO 2 bằng 2. Số đồng phân cùng chức với A là: A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 29: Cho 6,51g anilin tác dụng với dung dịch brom, sau phản ứng thu được 19,8g kết tủa 2,4,6- tribrom anilin. Khối lượng brom đã phản ứng là A. 9,6g. B. 33,6g. C. 28,8g. D. 14,4g. Câu 30: X, Y là 2 muối cacbonat của kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp X, Y bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO 2 (đktc). Các kim loại nhóm IIA là: A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Câu 31: Cho 11 gam hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO 3 loãng dư thấy có 6,72 lít khí NO thoát ra (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối thu được sau khi cô cạn dung dịch là A. 24,3 gam. B. 29,6 gam. C. 32,5 gam. D. 66,8 gam. Câu 32: Thổi luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe 3 O 4 và CuO nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp rắn và chất khí X. Cho toàn bộ lượng khí X hấp thụ hết vào bình đựng Ca(OH) 2 dư, thu được 5 gam kết tủa. Giá trị m là: A. 4,31 gam. B. 3,12 gam. C. 3,22 gam. D. 3,64 gam. Câu 33: Từ glucozơ có thể điều chế etyl axetat bằng bao nhiêu phản ứng hoá học ? A. 5 phản ứng. B. 4 phản ứng. C. 6 phản ứng. D. 3 phản ứng. Trang 2/3 - Mã đề thi 819 Câu 34: Khi xà phòng hoá triolein ta thu được sản phẩm là A. C 17 H 33 COOH và glixerol. B. C 17 H 35 COONa và glixerol. C. C 17 H 33 COONa và glixerol. D. C 17 H 31 COOH và glixerol. Câu 35: Alanin không tác dụng hóa học với : A. C 2 H 5 OH. B. NaOH. C. NaCl. D. H 2 SO 4 loãng. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no đơn chức thể tích CO 2 sinh ra luôn luôn bằng thể tích oxi cần cho phản ứng ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tên gọi của este đem đốt là: A. Metyl fomat . B. Etyl axetat. C. Metyl axetat. D. Propyl fomat . Câu 37: Thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để phản ứng hết với dung dịch chứa 0,1mol CH 3 COOH và 0,1mol HCOOCH 3 là A. 400ml. B. 200ml. C. 300ml. D. 100ml. Câu 38: Điện phân 22,2 gam muối halogenua kim loại M (MX n ) ở anot (+) thu được 4,48 lít khí (đktc) và ở catot (-) tạo ra 8 gam kim loại. Công thức của muối điện phân là: A. KCl. B. CaCl 2 . C. AlBr 3 . D. MgCl 2 . Câu 39: Nung hỗn hợp bột gồm 7,6g Cr 2 O 3 và m(g) Al ở nhiệt độ cao. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 11,65g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch HCl dư thu được V lit H 2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 5,04. C. 3,92. D. 1,68. Câu 40: Cho 10 gam hỗn hợp kim loại Fe - Cu vào dung dịch HCl dư , thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Cu trong hỗn hợp là: A. 8,4%. B. 16%. C. 19%. D. 91,6%. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 819 . THPT TRẦN QUỐC TUẤN PHÚ THI N,GIA LAI Giáo viên: Nguyễn Việt Đức ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT- 2010 MÔN: HOÁ HỌC 12 Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 819 Họ, tên thí sinh:. là: A. C 7 H 10 NO 4 . B. C 5 H 9 NO 4 . C. C 4 H 7 O 2 N 4 . D. C 5 H 25 O 2 N 4 . Trang 1/3 - Mã đề thi 819 Câu 17: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là A. H 2 NCH 2 COOH phản ứng hoá học ? A. 5 phản ứng. B. 4 phản ứng. C. 6 phản ứng. D. 3 phản ứng. Trang 2/3 - Mã đề thi 819 Câu 34: Khi xà phòng hoá triolein ta thu được sản phẩm là A. C 17 H 33 COOH và glixerol.