1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - DỊ THƯỜNG SẮC GIÁC doc

7 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 130,98 KB

Nội dung

BỆNH HỌC THỰC HÀNH DỊ THƯỜNG SẮC GIÁC Đại cương Mắt bình thường nhìn được 7 mầu của quang phổ là: Đỏ, Cam, Vàng, xanh lá cây (xanh ve), xanh da trời (xanh lơ), chàm và tím. Bẩy mầu này hợp lại thành mầu trắng. Nơi người bệnh loạn sắc chỉ nhìn được 3 mầu cơ bản gọi là Tricomat bình thường: Đỏ, Xanh lá cây và xanh. Thường nam giới bị bệnh và truyền cho cháu ngoại trai, còn cháu gái không mắc bệnh. Thuộc thể loại Sắc Manh của YHCT, Mù Mầu, Loạn Sắc, Thị Xích Như Bạch. Nguyên nhân a- Theo YHHĐ: + Do dị tật bẩm sinh. + Do mầu sắc của vật thay đổi: thay đổi môi trường, khúc xạ ở thủy dịch, thể thủy tinh, xuất huyết tiền phòng… mắt sẽ nhìn mọi vật đều là mầu xanh, nâu hoặc đỏ. + Tổn thương võng mạc: bong võng mạc, viêm võng mạch hoặc thoái hóa mắt sẽ nhìn mọi vật thành mầu xanh. + Tổn thương các đường dẫn truyền thị giác đến trung tâm thị giác (Thị lực giảm, rối loạn với mầu đỏ, xanh lá cây. Còn nhận được mầu vàng, xanh da trời. Nhất là tổn thương vùng chẩm thùy và lúc đầu bệnh nhân mù tuyệt đối, sau đó nhìn thấy ánh sáng, hình thù và cuối cùng là mầu sắc. + Người bệnh nghiện rượu, nghiện thuốc lá, viêm xoang, lúc đầu nhìn kém về mầu xanh lá cây, đỏ và cuối cùng là trắng. + Mắt nhìn không mầu thành có mầu: . Mắt không có thể thủy tinh, nhìn thấy mầu xanh. . Nhiễm độc Santonin, nhìn mọi vật đều có mầu xanh lá cây, mầu vàng. . Nhiễm độc rượu Etylic: nhìn mọi vật đều mầu đỏ. . Nhiễm độc nấm: nhìn mọi vật đều thấy mầu tím. b- Theo YHCT + Chủ yếu là do tiên thiên bất túc. + Hỏa bị uất kết gây nên. + Nếu chỉ không phân biệt được một vài mầu thì do Tỳ hư, Can uất gây nên. Điều trị: Bổ hư, kiện Tỳ, thư uất, giáng hỏa. . Buổi sáng nên cho dùng: Khoan Hung Lợi Cách Hoàn (42), Minh Mục Từ Châu Hoàn (61). Buổi chiều cho dùng: Kiện Tỳ Thoái Ế Hoàn (46), Thanh Can Thoái Ế Hoạt Huyết Hoàn (101). CHÂM CỨU + Theo sách ‘Trung Y Cương Mục’: . Do Can Thận hư yếu: Bổ ích Can Thận, hoạt huyết, thông lạc. Châm Tinh minh, Đồng tử liêu, Cầu hậu, Can du, Thận du, Phục lưu. (Can du, Thận du là bối du huyệt đẻ bổ ích Can, Thận; Phục lưu là huyệt ‘Kinh’ của kinh Thận để hỗ trợ cho hai huyệt trên bổ ích Can Thận; Tinh minh, Đồng tử liêu, Cầu hậu để hành khí, hoạt huyết, thông kinh, làm sáng mắt). . Do Can Khí Uất Kết: Sơ Can, giải uất, hoạt huyết, thông lạc. Châm Tinh minh, Đồng tử liêu, Cầu hậu, Can du, Thận du, Phong trì, Quang minh. (Tinh minh, Đồng tử liêu, Cầu hậu để hành khí, hoạt huyết, thông kinh, làm sáng mắt; Can du, Thận du là bối du huyệt đẻ bổ ích Can, Thận; Phong trì, Quang minh để điều lý kinh khí của Can và Đởm, thông khí huyết, làm sáng mắt). NHĨ CHÂM Dùng Bạch giới tử nghiền nát, dán vào huyệt Mắt, Não, Thận, Thượng thận, Dưới đồi mỗi ngày dán 3 lần, mỗi lần 5 phút. Cách 3 ngày làm một lần. 4 lần là một liệu trình. Mỗi liệu trình cách nhau 3 ngày (Trung Y Cương Mục). Tra Cứu Bài Thuốc 42- KHOAN HUNG LỢI CÁCH HOÀN (Trung Y Tạp Chí (10) 1958): Bạch thược (sao) 80g, Binh lang 40g, Cam thảo 40g, Cát cánh 40g, Chỉ xác 40g, Đại hoàng (chế) 160g, La bặc tử 40g, Mạch nha 40g, Mao thương truật 40g, Quảng hoắc hương 40g, Quảng mộc hương 40g, Sa nhân 40g, Sơn tra 40g, Thanh bì 40g, Thảo quả 40g, Thần khúc 40g, Trần bì 40g, Xuyên bối mẫu 40g, Xuyên hậu phác 40g. Tán bột, trộn với mật, làm thành hoàn, mỗi hoàn 10g. Mỗi lần uống 1.2 – 1 viên vào buổi sáng. TD: Trị sắc manh, mù mầu, dị thường sắc giác. (Cách chế Đại hoàng: Cứ 10 cân Đại hoàng thì dùng Đồng tiện, Đương quy, Hoàng tửu, Hồng hoa, mỗi vị 2 cân, sắc lên, lấy nước tẩm Đại hoàng). 46- KIỆN TỲ THOÁI Ế HOÀN (Trung Y Tạp Chí (10) 1958): Bạch tật lê 46g, Bạch truật 84g, Binh lang 48g, Cam thảo 16g, Chỉ thực 48g, Cúc hoa 48g, Đại hoàng (chế) 200g, Hồng hoa 48g, Kê nội kim 48g, Long y 48g, Mộc tặc 48g, Nga truật 48g, Sinh địa (sao) 48g, Sử quân tử 40g, Tam lăng 48g, Thuyền thoái 32g, Thương truật 48g, Viễn chí nhục 60g. Tán bột. Thêm Dưỡng Can Tán 200g và Thanh Can Thoái Ế Hoạt Huyết Hoàn 160g, trộn đều với mật, làm thành hoàn. Mỗi hoàn 12g. ngày uống ½ đến 1 viên. TD: Trị sắc manh, mù mầu. 61- MINH MỤC TỪ CHÂU HOÀN (Trung Y Tạp Chí (10) 1958): Ba kích, Cam thảo, Ngũ vị tử đều 20g, Nhục thung dung 60g, Quảng mộc hương 12, Tế chu sa 20g, Thạch hộc 40g, Thần khúc 160g, Thỏ ty tử 100g, Thục địa (cửu chế) 120g, Tử du quế 20g, Viễn chí nhục 40g, Từ thạch 240g (lựa thứ hút được sắt là tốt). Lấy Từ thạch đốt lên rồi tôi giấm 7 lần, thủy phi, tán bột. Nhục thung dung gọt bỏ vỏ ngoài, tẩm rượu một đêm, phơi khô. Các vị trên tán bột, trộn với mật làm thành viên, mỗi viên 12g. ngày uống ½ đến một viên. TD: Trị sắc manh, mù mầu. 101- THANH CAN THOÁI Ế HOẠT HUYẾT HOÀN (Trung Y Tạp Chí (10) 1958): Bạc hà 40g, Bạch chỉ 48g, Bạch thược 80g, Binh lang 48g, Cam thảo 120g, Cát cánh 40g, Chi tử 80h, Chỉ xác 40g, Cốc tinh thảo 48g. Cúc hoa 84g, Dy nhân 40g, Đại hoàng (chế) 1200g, Đào nhân 80g, Đăng tâm 10g, Đơn bì 16g, Đởm tinh 12g, Đương quy 120g, Hà thạch cao 40g, Hoàng bá 20g, Hoàng cầm (sao rượu) 96g, Hoắc hương 40g, Hồng hoa 20g, Huyền sâm 4g, Hương phụ (chế) 60g, Khương hoàng liên 40g, Khương hoạt 48g, Liên kiều 40g, Long đởm thảo 84g, Long y 8g, Mạch nha 80g, Mạch môn 48g, Mạn kinh tử 120g, Mao thương truật 24g, Mật mông hoa 20g, Một dược 48g, Nga truật (sao đất) 72g, Ngân hoa 40g, Nhũ hương (sao) 48g, Ô dược 20g, Phòng phong 20g, Quảng mộc hương 20g, Sài hồ 48g, Sinh địa (sao) 48g, Sơn tra 96g, Tam lăng (sao đất) 72g, Tang bì (nướng mật) 48g, Tật lê 64g, Tê giác 40g, Tế tân 20g, Thanh bì 48g, Thanh tương tử 20g, Thảo quyết minh 48g, Thần khúc 80g, Thỏ ty tử 20g, Thuyền thoái 72g, Trần bì 80g, Tri mẫu 20g, Trúc diệp 12g, Vân linh 40g, Viễn chí nhục 40g, Xa tiền tử 20g, Xích thược 96g, Xuyên bối mẫu 20g, Xuyên hậu phác 60g, Xuyên khung 48g. Tán bột, trộn với mật làm thành viên, mỗi viên 12g. mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 6 – 12g. TD: Trị sắc manh, dị thường sắc giác. . BỆNH HỌC THỰC HÀNH DỊ THƯỜNG SẮC GIÁC Đại cương Mắt bình thường nhìn được 7 mầu của quang phổ là: Đỏ, Cam, Vàng, xanh lá cây. tím. Bẩy mầu này hợp lại thành mầu trắng. Nơi người bệnh loạn sắc chỉ nhìn được 3 mầu cơ bản gọi là Tricomat bình thường: Đỏ, Xanh lá cây và xanh. Thường nam giới bị bệnh và truyền cho cháu ngoại. trai, còn cháu gái không mắc bệnh. Thuộc thể loại Sắc Manh của YHCT, Mù Mầu, Loạn Sắc, Thị Xích Như Bạch. Nguyên nhân a- Theo YHHĐ: + Do dị tật bẩm sinh. + Do mầu sắc của vật thay đổi: thay

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN