Vật hại và bệnh tật cho lan/Kỹ thuật nuôi trồng lan Lan cũng giống như các loại cây trồng khác là đối tượng tấn công của nhiều loài sâu bệnh. Một môi trường không khí sạch sẽ cùng với một độ ẩm thích hợp, ánh sáng phù hợp và ấm áp thì chắc chắc sẽ mang lại sự tươi tốt cho cây trồng. Tuy nhiên, ngay cả ở những điều kiện tốt nhất thì sâu bệnh cũng có thể tấn công và chỉ có sự chăm sóc chuyên cần và kỹ lưỡng mới có thể kiểm soát và tiêu diệt chúng. Việc loại bỏ các lá bắc khô và những chiếc lá cũng như các cành hoa không còn ra hoa nữa và không đậu hoa trong những năm sau này là để ngăn chặn các loài côn trùng nhỏ xíu dùng chúng để ẩn nấp. Nhiều loại côn trùng vảy thuộc các giống như Coccus, Pseudococcus, Planococcus, Saissestia, và Diaspis tấn công các loài lan ; một số thường xuyên tụ thành nhóm duy nhất, các nhóm khác sống ký sinh vào một số nhóm. May mắn thay các giống côn trùng này rất nhạy cảm với các loại thuốc trừ sâu bọ có hiệu lực như dầu khoáng chất trắng và malathion. Điều đáng chú ý là vì thuốc trừ sâu là thuốc chữa bệnh chứ không phải là thuốc ngừa bệnh. Chúng chỉ được sử dụng khi sâu bệnh xuất hiện. Xa hơn nữa, dù các chất này có chất độc nhưng vẫn có hại cho con người. Chúng ta cần phải dùng mặt nạ bảo hộ và găng tay khi xịt thuốc. Việc sử dụng thuốc trừ sâu có độc và gây chết ngưười làm cho ngưười ta nản lòng. Để tăng cường hiệu quả một loài thuốc trừ sâu nào đó cần cho thêm tác nhân làm ẩm bề mặt vào dung dịch này. Đặc biệt vào mùa hè, chu kỳ tái sinh của các loài côn trùng bé xíu này rất nhanh chóng và chỉ trong vòng nửa tháng có thể tạo ra một thế hệ; vì vậy để chắc chắn loại bỏ chúng, tốt nhất là nên xịt cách khoảng hai ba lần trong hai tuần. Hãy hết sức cẩn thận đừng nên xịt vào hoa hay nụ bởi vì có thể làm chúng chết. Nếu những cây đó cho hoa đặc biệt chỉ để thu hoạch hoa một vài lần, phương pháp diệt trừ sâu bệnh tốt nhất là nhúng miếng vải vào thuốc hoặc với rượu cồn methyl để diệt chúng. Những con vật ký sinh nhỏ khác làm hại lan là những giống bọ (Acari). Cả nhện đỏ lẫn những con bọ tấn công và hủy hoại mặt trên và dưới lá của một số giống lan, và điều này có thể rất nghiêm trọng nếu các giống hoa này không nhanh chóng kháng lại. Những bề mặt lá của các cây bi các loài bọ này tấn công tạo ra một mạng mây màu xám bạc Ở vào giai đoạn đầu hoặc sự hư hại có thể biểu hiện các lỗ nhỏ làm úa các cây khác. Một khi phát hiện được sâu bệnh, chúng ta cần phải hành động nhanh chóng để tiêu diệt chúng. Mặc dầu kiến không phải tỉa những con vật làm hại lan. nhưng chúng có thể tạo nên các vấn đề bằng cách sống nhờ vào chất ngọt do các loài côn trùng có vảy và rệp bọ tiết ra và như thế lại giúp cho các loài này lan rộng. Chúng ta cần phải dùng thuốc xịt để khống chế kiến. Việc phun Uretadehyde vào sàn nhà và những băng ghế theo định kỳ rất ích lợi, làm cho ốc sên không vỏ bỏ đi nơi khác, vì chỉ trong một đêm chúng có thể phá hoại hoặc tiêu hủy một cụm hoa, một lá non hay một chiếc rễ mới nhú mầm. Đây là một điều đã đi quá mục tiêu của cuốn sách này khi mô tả các loại khuẩn và nấm có thể tấn công vào rễ hoặc các phần trên không của lan ; thật quá thừa thãi khi đặt vấn đề với những sinh vật này vì mọi người đều biết chúng rất nguy hại cho cây trồng, và có thể làm cây chết nếu không kịp thời khống chế chúng. Lá bị khô và quăn lại là những triệu chứng của rễ bị mục. Chúng ta phải nhanh chóng đem cây ra khỏi chậu và dùng kéo đã khử trùng cắt xén các phần bị tổn thương khi có đốm đen và úng nước. Tương tự như thế, các đốm nâu trên các mô mềm nhanh chóng phát triển lên trên lá và mầm giả là những dấu hiệu nấm hoặc bệnh khuẩn. Một số giống lan dễ bị một số nấm hoặc vi khuẩn tấn công hơn các loài khác, nhưng tất cả các loài ký sinh này đều có thể gây hại nghiêm trọng. Nước đọng mà môi trường chung quanh không kịp bốc hơi hoặc thông gió, độ ẩm quá mức và đất quá ẩm, tất cả những điều kiện này giúp cho những tác nhân gây bệnh phát triển rộng. Nên xịt thuốc diệt nấm đều đặn hai đến ba tháng một lần để ngăn chặn những vấn đề như thế có nhiều sản phẩm có hiệu quả trên thị trường như đồng, bazờ, lưu huỳnh hoặc chất tổng hợp ; một số thích hợp hơn khi xịt trên lá. các loại khác dùng tưới quanh rễ. Chúng ta không nên trộn lẫn các hóa sản phẩm với nhau hoặc với thuốc trừ sâu bọ, trừ phi chúng ta biết chúng chắc chắn thích hợp. Với thuốc diệt nấm tưới rễ, người ta có thể dùng liều lượng 1g với 1 lít nước có phân bón hòa tan vào. Các vết thương do những rễ hư hỏng gây ra cấn phun thuốc bột diệt nấm vào. Bệnh nấm đen là bệnh nằm Ở phần trên mặt của lan, tuy thế công xâm nhập vào chúng, nó giống như một bức màn mỏng Phát triển mạnh trên các chất ngọt được chính các cây này tạo ra. Người ta có thể dùng một miếng vải thấm cồn methyl và thuốc dẹt nấm diệt chủng Giống Botrytic cínerea xuất hiện Ở điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, đặc biệt Vào ban đêm. tạo ra những đốm đỏ màu nâu và có thể biến thành màu tím Ở trên các hoa ngay lập tức, và nếu các điều kiện vẫn Ở độ thích hợp nó sẽ lan rộng rất nhanh. Phương pháp chữa trị là loại bỏ các hoa bị nhiễm bệnh và thay đổi điều kiện thời tiết cho phù hợp lại. Các vi rút gây bệnh có thể xem là cơn ác mộng đối với người mới vào nghề trồng lan. Bất cứ chấm nhỏ nào trên lá cũng như bất cứ sự thay đổi màu sắc của hoa thường được xem là bị vi khuẩn tấn công. Nhưng dù thật sự biết rằng các bệnh do khuẩn gây ra hiển nhiên không thể chữa trị được, nhưng cũng có một vài điều an ủi cho thấy rằng nhiều cây bị nhiễm bệnh có thể sống sót trong nhiều năm và cho hoa. Thật sự không phải luôn luôn dễ dàng để chẩn đoán đúng sự lảm hại của vi rút nếu không được trang bị dụng cụ xét nghiệm và phân tích ; bởi vì cùng một loại vi rút nhưng có thể tạo ra những triệu chứng khác nhau Ở cùng một giống cây hoặc cùng một triệu chứng trên những cây khác loài. Hơn thế nữa, các giống vi khuẩn tạo ra những biểu hiện trên lá tương tự với một số loài vi rút nào đó. Tuy nhiên. các trường hợp đặc biệt rõ rệt được ghi nhận như sự thay đổi màu hoa và lá, và sự hình thành các đốm lớn không đổi màu, thông thường có những đường sọc ngang, tốt nhất là chúng ta nên vứt bỏ cả cây lẫn chậu và dùng lửa để khử trùng kéo vì có thể nó đụng chạm đến cây hư hại này. Ở vào những trường hợp nghi ngờ mà có vẻ phổ biến hãy loại bỏ những phần của cây lan biểu hiện sự thay đổi đang ngờ vực. Nếu bạn không muốn vứt bỏ cây, tốt hơn hết hãy để tránh xa các cây khác. Hãy nên nhớ rằng vi khuẩn cần truyền tác nhân tử cây này sang cây khác và không dễ dàng như chúng ta tưởng, phải hết sức cẩn thận đừng để cây bị lây bệnh. . Vật hại và bệnh tật cho lan/ Kỹ thuật nuôi trồng lan Lan cũng giống như các loại cây trồng khác là đối tượng tấn công của nhiều loài sâu bệnh. Một môi trường không. những con vật làm hại lan. nhưng chúng có thể tạo nên các vấn đề bằng cách sống nhờ vào chất ngọt do các loài côn trùng có vảy và rệp bọ tiết ra và như thế lại giúp cho các loài này lan rộng diệt chúng. Những con vật ký sinh nhỏ khác làm hại lan là những giống bọ (Acari). Cả nhện đỏ lẫn những con bọ tấn công và hủy hoại mặt trên và dưới lá của một số giống lan, và điều này có thể