Kỹ thuật trồng cây quất Cây quất (miền Nam gọi là cây tắc) thường được chọn làm cây cảnh trong những ngày Tết. Do vậy, ngoài việc trồng bình thường, phải biết xử lý để cây cho trái và chín vào đúng dịp Tết, vừa để trưng Tết vừa bán được giá. Thời vụ trồng Quất được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới (chiết cành) tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa. Đất trồng Thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp là 5-6. Cách trồng Có thể trồng quất trực tiếp trên đất, nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu Trước hết nên trồng quất ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu. - Đất trồng cần lên liếp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng 4-6m, mương khoảng 1-1,5m. Mặt líp phải cao hơn mương nước từ 20- 30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và có thể chết. - Quất cần nhiều ánh sáng, chịu ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 20- 24oC. Vào mùa khô cần tưới nước đầy đủ, tránh để đất khô, quất sẽ không phát triển và bị vàng lá rồi rụng dần. - Quất không trồng bằng hạt vì dễ biến dị, cây chậm ra quả, do vậy, trồng mới nên áp dụng phương pháp chiết cành. Cách chiết Cũng giống như cam, quýt, cần chọn cành khoẻ, mọc xiên, tiến hành khoanh vỏ, để khô 4-5 ngày, quấn rơm đã nhào với đất bùn ướt, bên ngoài cần bao một lớp nilon có đục lỗ thoát nước. Nên tiến hành chiết vào tháng 3- 4, những tháng đầu mùa mưa. Bón phân Cần bón phân cân đối cho quất, bón lót, bón thúc cho hợp lý cây mới phát triển tốt và cho bông trái nhiều. - Bón lót trung bình một gốc cần 20-25kg phân chuồng hoai, rác mục. - Bón thúc dùng phân NPK (16-16-8), trung bình 0,3-0,5kg/gốc/năm, chia 2 lần, bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng. Để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt cần phun thêm phân bón lá, 15 ngày phun 1 lần. Phòng trừ sâu bệnh Nên chọn cành chiết từ cây mẹ khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để đảm bảo cho cây con sau này khoẻ mạnh, khả năng phát triển tốt, đậu quả nhiều. Quất thường dễ bị bệnh trong trường hợp thiếu phân, nước, ánh sáng và pH không phù hợp Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và loại bỏ cây bị bệnh vàng lá để tránh lây lan sang cây khác. Nếu trồng quất cảnh phải phun ngừa bệnh theo định kỳ, cứ 7-15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette, Benlate C, Sunfat đồng để ngừa các bệnh về nấm. Đối với các loại sâu, côn trùng phá hoại như vẽ bùa, rệp mềm, rệp sáp, sâu đục thân cần sử dụng các loại thuốc Sevin, Padan, Tribon, Bi58 để phòng trị. Tuỳ vào mức độ phá hoại của côn trùng mà phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần theo liều lượng ghi trên nhãn bao thuốc. Xử lý cho trái chín đúng dịp Tết Quất ra trái quanh năm, nên phải điều chỉnh sao cho trái chín vào đúng dịp Tết. Cách làm như sau: - Đến khoảng tháng 6-7 âm lịch bắt đầu thăm chừng thường xuyên vườn quất, phát hiện cây nào có trái phát triển mạnh thì đào bứng cây lên, rồi phơi nắng nhẹ độ 10 ngày, sau đó tỉa bỏ bớt cành lá cho cây gọn nhẹ rồi đem trồng lại (đảo quất, đánh quất). Nếu trồng trong giỏ, chậu, chỉ cần vặt hết trái, giảm tưới nước tối đa. - Đến giữa hoặc cuối tháng 8 âm lịch, chuẩn bị cho cây ra hoa, kết trái và làm sao cho trái chín vàng vào dịp Tết Nguyên đán. Giai đoạn này cần cung cấp cho quất đầy đủ phân bón, nước, cây sẽ xanh tốt, cho trái nhiều và đảm bảo trái sẽ chín vàng vào đúng Tết. . Kỹ thuật trồng cây quất Cây quất (miền Nam gọi là cây tắc) thường được chọn làm cây cảnh trong những ngày Tết. Do vậy, ngoài việc trồng bình thường, phải biết xử lý để cây cho. hợp là 5-6. Cách trồng Có thể trồng quất trực tiếp trên đất, nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu Trước hết nên trồng quất ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu. - Đất trồng cần lên liếp. trưng Tết vừa bán được giá. Thời vụ trồng Quất được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới (chiết cành) tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa. Đất trồng Thường trồng trên đất vườn, đất có pha