1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Rắc rối với tình yêu công sở pptx

7 353 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 170,68 KB

Nội dung

Rắc rối với tình yêu công sở Nhiều “sếp” tỏ ra khó chịu khi trong cơ quan có những đôi yêu nhau, bởi họ là những người hay vi phạm kỉ luật hơn những người khác. Cứ tưởng những người đồng nghiệp làm việc cùng nhau ít ra là tám tiếng một ngày, cùng nhau chia sẻ vui, buồn, thành công và thất bại, những đam mê nghề nghiệp và cả những stress nữa… thì họ dễ yêu nhau. Vậy mà "dân gian" lại có câu nhắc nhở đàn ông nên tránh ba đối tượng "con thầy, vợ bạn, gái… cơ quan". Sao “gái cơ quan” lại bị liệt vào đối tượng "miễn yêu"? Ảnh: inmagine.com Dễ bị ngộ nhận Tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng, nhưng nó cũng dễ bị những thứ tình cảm khác đội lốt. Khi trong cơ quan có cả nam và nữ thì bầu không khí làm việc dễ chịu hơn. Trước mặt bạn trai, các bạn gái cũng nhẹ nhàng, ý tứ hơn. Các chàng trai thì ra sức chứng tỏ sự giỏi giang, lịch sự của mình. Từ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng họ cũng cẩn thận và chu đáo hơn. Bạn nào tỏ ra quan tâm hơn tới bạn khác giới là được mọi người gán ghép, vun vào. Có thể, lúc đầu hai người trong cuộc ngại ngùng, bởi trong lòng họ không nghĩ đến chuyện yêu nhau. Nhưng những lời trêu đùa, sự gán ghép đã buộc hai người hay để ý đến nhau hơn. Rất có thể một trong hai người nảy sinh suy nghĩ: “Hình như anh ấy (hay cô ấy) thích mình thật”. Vì nghĩ nhiều về nhau, nên khi vắng nhau một hôm là trong lòng lại thấy thiếu vắng. Sự nhớ nhung, thiếu vắng để lại trong lòng người ta một chút gì đó man mác, dễ chịu. Thế là nhầm tưởng mình yêu và được yêu. Nhưng thực ra đó mới chỉ là một thói quen có nhau. Khi mất một thói quen nào đó người ta cũng mãi mới quen dần được. Nhưng rồi chợt phát hiện ra đối tượng của mình có bạn gái (hay bạn trai) khác. Vậy là đau khổ, thất vọng, trách móc nhau rằng bội bạc. Ảnh hưởng đến công việc Nhiều “sếp” tỏ ra khó chịu khi trong cơ quan có những đôi yêu nhau, bởi họ là những người hay vi phạm kỉ luật hơn những người khác. Làm việc cùng nhau, nhưng đầu óc họ không chỉ tập trung vào công việc mà còn để ý xem người kia có chú ý đến mình không, có gọi điện cho ai không, có trêu đùa người khác nữa không. Giờ nghỉ trưa, những đôi yêu nhau đi ăn uống cùng nhau. Song với những kẻ đang yêu thì thời gian trôi quá nhanh, khiến họ thường trở lại cơ quan muộn. Có bạn gái làm xong việc của mình và hết giờ rồi, nhưng người yêu chưa xong. Vậy là cô đợi người yêu để cùng về. Ai có thể làm tốt công việc khi có người đẹp ngồi cạnh, hay đi ra đi vào trong tâm trạng sốt ruột. Thỉnh thoảng cô bạn còn nhắc “sao lâu thế” thì nguy cơ làm ẩu, làm sai thường cao hơn. Khi cơ quan đi chơi, nghỉ mát, tham quan, những đôi yêu nhau cũng thường tách ra đi riêng, khiến những người còn lại khó chịu. Đấy là chưa kể khi yêu nhau, thế nào chẳng có lúc ghen tuông, hờn giận, thế là họ mang luôn cả tâm trạng ấy đến cơ quan. Trong phòng làm việc mà có hai người lườm nguýt, sưng xỉa mặt mũi, thỉnh thoảng còn nói móc, nói kháy nhau thì vui vẻ sao được. Bị “soi” nhiều hơn Những người yêu nhau trong cùng một cơ quan, ngoài áp lực bị soi bởi người mình yêu, còn bị người xung quanh soi nữa. Nơi nào có nhiều bạn trẻ mà trong đó có một vài đôi yêu nhau thì nguy cơ bị soi nhiều hơn. Người khác đi muộn có thể không sao, đôi yêu nhau đi muộn là bị mát mẻ rằng: “Chắc tối qua anh chị đi chơi khuya”. Những người khác có gì thay đổi, chưa chắc mọi người đã để ý. Nhưng hai người yêu nhau thì thường trở thành chủ đề chính của các câu chuyện. Nào là: “Hình như cậu A và cô B đang có chiến tranh lạnh”. Nào là: “Chắc gì cô X yêu anh Y thật lòng”. Ngay cả đến bộ quần áo mới, kiểu tóc mới của họ cũng bị mọi người phát hiện và bình luận. Ai mà cấm được thiên hạ lời ra tiếng vào. Không ít đôi mâu thuẫn, giận dỗi dẫn đến chia tay nhau cũng chỉ vì bị “soi” nhiều quá. Gần quá… hóa nhàm chán Tình yêu được nuôi dưỡng bằng cảm xúc, bằng sự nhớ nhung, thiếu vắng. Nhưng những đôi yêu nhau suốt ngày gặp nhau, ít có thời gian xa cách. Đã vậy, họ cùng cơ quan, cùng công việc nên người này chưa nói, người kia đã hiểu. Thế là họ không còn chuyện gì để nói với nhau nữa. Cũng vì gần nhau quá mà dần dần họ biết hết mọi tính tốt cũng như điều xấu của nhau. Sự hấp dẫn ban đầu bắt đầu giảm sút. Nếu bám nhau quá, sẽ tới lúc người này muốn tách người kia ra để thay đổi bầu không khí cho cuộc sống. Khi cái háo hức ban đầu giảm dần là lúc người ta cảm thấy sự gần nhau trở nên nhạt nhẽo. Đã cùng nhau ở cơ quan, tối về họ chẳng muốn gặp nhau làm gì. Có đôi yêu nhau 2- 3 năm rồi tình yêu nhạt dần, không ai đề cập đến hôn nhân nữa. Khó đường… rút lui Một trong những cái khó của những mối tình công sở là khi nó tan vỡ. Bỏ nhau rồi mà hàng ngày vẫn phải gặp mặt thì không dễ dàng chút nào, nhất là với người bị bỏ. Người bị bỏ còn đau khổ hơn khi nhìn thấy người yêu cũ của mình có người mới. Không ít vụ đánh ghen, xô xát xảy ra ngay tại cơ quan khi một trong hai người cảm thấy bị phụ bạc. Có lẽ vì thế mà đã có người nói vui rằng các chàng trai tìm người yêu ở đâu thì tìm, chớ có lao vào ba đối tượng “con thầy, vợ bạn, gái cơ quan”. Thế đấy, tình yêu nơi công sở không phải là một trò đùa. Nếu bạn không có ý định nghiêm túc thì chớ có vướng vào. Ngay cả khi bạn yêu thật sự, trước hết hãy chuẩn bị cho mình khả năng thích nghi cao khi những rủi ro có thể xảy ra. Có người khuyên những “Romeo và Julliete nơi công sở” cần phòng sẵn một đơn xin việc và một bản khai lý lịch mới, để khi "hữu sự", bạn còn đi xin việc chỗ khác ngay. Bạn thấy sao? . Rắc rối với tình yêu công sở Nhiều “sếp” tỏ ra khó chịu khi trong cơ quan có những đôi yêu nhau, bởi họ là những người hay vi phạm kỉ luật. gặp nhau làm gì. Có đôi yêu nhau 2- 3 năm rồi tình yêu nhạt dần, không ai đề cập đến hôn nhân nữa. Khó đường… rút lui Một trong những cái khó của những mối tình công sở là khi nó tan vỡ. Bỏ. lại bị liệt vào đối tượng "miễn yêu& quot;? Ảnh: inmagine.com Dễ bị ngộ nhận Tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng, nhưng nó cũng dễ bị những thứ tình cảm khác đội lốt. Khi trong cơ

Ngày đăng: 09/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w