1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thuốc trị bệnh nhức đầu pdf

5 387 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 119,47 KB

Nội dung

Thuốc trị bệnh nhức đầu Với đau đầu do sốt, cảm nóng-lạnh, bệnh nhân cần được dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Nếu đau đầu do tác dụng phụ của thuốc thì nên ngừng dùng hoặc đổi thuốc khác. Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu. Nguyên nhân thứ phát là các bệnh như sốt, chấn thương, bệnh về mạch máu, chuyển hóa, viêm nhiễm thần kinh, tai, mắt, mũi, họng, bệnh răng hàm mặt, do dùng thuốc, do môi trường… Đau đầu nguyên phát thường là đau nửa đầu (migraine), đau đầu từng chùm, đau đầu do stress (căng thẳng, co cơ). Với đau đầu thứ phát, việc tìm bệnh căn khá dễ dàng. Nếu đau đầu do sốt, cảm nóng, lạnh thì dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Đau đầu do viêm nhiễm thì dùng kháng sinh, thuốc kháng viêm; đau do tác dụng phụ của thuốc thì ngừng dùng hoặc đổi thuốc. Thường bệnh nhân phải dùng các thuốc đặc hiệu cho bệnh chính kết hợp với các thuốc chống viêm không steroid phù hợp. Khi khỏi các bệnh chính thì bệnh đau đầu cũng hết. Với bệnh đau nửa đầu, phải tìm ra cách chữa tùy thuộc vào từng người. Nguyên tắc là tránh các kích thích, căng thẳng, trị dứt cơn đau tích cực, dùng biện pháp dự phòng. Cá nhân người bệnh có thể nhận biết được tiền triệu của cơn migraine. Với bệnh nhân này, phải dùng ngay metoclopramid làm giảm buồn nôn (nếu có), có thể dùng nước gừng tươi thay thế. Ergotamin hoặc dihydroergotamin (với rất nhiều biệt dược như tamik, seglor, rigetamin, cormetamin…) duy trì thế cân bằng vận mạch não và kháng serotonin, điều trị cơ bản chứng đau nửa đầu, nhức đầu vận mạch, chấn thương, suy tĩnh mạch mạn, rối loạn thần kinh trung ương. Thuốc có nhiều dạng: khí dung, thuốc uống, thuốc đặt, thuốc tiêm. Không dùng cho người mắc bệnh gan, thận nặng, tim, xơ cứng động mạch, suy mạch vành, phụ nữ mang thai hoặc khi phối hợp với các thuốc erythromycin, troleandomycin, josamycin. Tác dụng phụ là buồn nôn, nôn (không uống thuốc lúc đói), không nên dùng cho người đang nuôi con bú. Đau đầu từng chùm xuất hiện vào một giờ nhất định, thường là 1 giờ sáng, mỗi năm vài đợt. Người bệnh đau ở vùng mắt, thái dương, chảy nước mắt, sau 15 phút đau tăng lên dữ dội, có người muốn tự vẫn vì không chịu nổi. Sau đó, bệnh trở thành mạn tính, có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Để chặn các cơn đau nên dùng sớm verapamil, kết hợp với ergotamin. Đau đầu do stress là dạng hay gặp nhất, chiếm tới hơn 70% các loại đau đầu cấp tính. Nữ mắc nhiều hơn nam và có yếu tố gia đình. Đau có thể ở 2 bên đầu, không cố định một nơi, đau nhói 1-2 vùng hoặc lan tỏa, kéo dài không dứt, âm ỉ, bóp nén. Cơn đau xuất hiện bất thường, người bệnh làm việc uể oải, chán nản, mệt mỏi, mất ngủ, phải đi nghỉ sớm. Đa số người bệnh tự dùng thuốc giảm đau thông thường và thuốc an thần gây ngủ. Tuy nhiên, việc dùng lâu dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ. Để điều trị, cần giải quyết các stress, tâm lý trị liệu, giảm bớt căng thẳng kết hợp với xoa bóp, thư giãn, khí công. Dùng amitriptylin liều thấp kết hợp với aspirin hoặc paracetamol, chườm lạnh vùng đau. Dùng tay tìm vùng đau nhất ở đầu, có thể thấy 1 hoặc 2 điểm, dùng đá chườm vào những điểm đó 15-20 phút, 2 lần/ngày, cơn đau đầu sẽ giảm và hết dần. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại đau đầu mà không e ngại có tác dụng phụ nào. Tốt nhất là khi bị đau đầu, bệnh nhân nên được khám, xét nghiệm cẩn thận để có thể loại trừ bệnh lý tổn thương nội sọ và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Đau đầu là một bệnh lành tính nhưng hay tái phát, không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Dù không chữa được khỏi hẳn song việc làm giảm được tần số, mức độ các cơn đau, chặn và cắt được các cơn đau cũng là một việc rất quan trọng. . Thuốc trị bệnh nhức đầu Với đau đầu do sốt, cảm nóng-lạnh, bệnh nhân cần được dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Nếu đau đầu do tác dụng phụ của thuốc thì nên ngừng dùng hoặc đổi thuốc. serotonin, điều trị cơ bản chứng đau nửa đầu, nhức đầu vận mạch, chấn thương, suy tĩnh mạch mạn, rối loạn thần kinh trung ương. Thuốc có nhiều dạng: khí dung, thuốc uống, thuốc đặt, thuốc tiêm giảm đau. Đau đầu do viêm nhiễm thì dùng kháng sinh, thuốc kháng viêm; đau do tác dụng phụ của thuốc thì ngừng dùng hoặc đổi thuốc. Thường bệnh nhân phải dùng các thuốc đặc hiệu cho bệnh chính

Ngày đăng: 09/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w