tài liệu: bệnh tai xanh doc

10 328 1
tài liệu: bệnh tai xanh doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, CHỈ TIÊU MÁU Ở LỢN MẮC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (BỆNH TAI XANH) TRÊN MỘT SỐ ĐÀN LỢN THUỘC TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ HƯNG YÊN. PGS.TS Phạm Ngọc Thạch - BS Đàm Văn Phải I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), còn gọi là bệnh '' tai xanh '' ở lợn đã xuất hiện từng đợt tại cả 3 miền Bắc, Trung và Nam. Tuy bệnh đã được không chế, nhưng vẫn còn phức tạp. Hiện tại bệnh lại tái bùng phát và diễn biến rất phức tạp ở một số địa phương thuộc các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía Nam. Vì vậy, nguy cơ dịch tái bùng phát, lây lan ở tất cả các địa phương trong cả nước là rất cao. Trong khi bệnh tai xanh có tốc độ lây lan rất nhanh và là bệnh mới ở lợn nhưng nhiều người chăn nuôi chưa có hiểu biết về bệnh cũng như biện pháp phòng bệnh. Để khống chế và ngăn chặn dịch bệnh thì việc hiểu biết về bệnh cũng như các biểu hiện lâm sàng và những biến đổi bệnh lý của bệnh là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu '' một số chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu máu ở lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh) trên một số đàn lợn thuộc tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Những tư liệu này có được sẽ là cơ sở khoa học giúp cho người chăn nuôi hiểu biết về bệnh cũng như biết phát hiện bệnh và khai báo với chính quyền địa phương cũng như các nhà chuyên môn để có biện pháp khống chế và ngăn chặn dịch bệnh lây lan. II. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Theo dõi các biểu hiện lâm sàng ở lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. - Theo dõi thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch ở lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. - Theo dõi một số chỉ tiêu máu (hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng đường huyết, độ dự trữ kiềm trong mau, ) ở lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. 2.2. Vật liệu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đàn lợn lai F1 ở các ở các nhóm lợn khác nhau (lợn nái; lợn cai sữa và lợn choai; lợn con theo mẹ; lợn vỗ béo và sắp xuất chuồng). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp thường qui trong phòng thí nghiệm và bằng máy huyết học 18 thông số (Hemascreen 18) tại phòng thí nghiệm bộ môn Nội Chẩn và bệnh viện Thú y, khoa Thú y - ĐHNN Hà Nội. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu 661 lợn mắc bệnh ở các nhóm lợn. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở các phần dưới đây. 1. Triệu chứng lâm sàng Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn các nhà khoa học đã cho rằng: triệu chứng lâm sàng của lợn rất thay đổi và phụ thuộc vào các chủng vi rút, trạng thái miễn dịch của đàn cũng như điều kiện quản lý chăm sóc. Nghiên cứu 661 lợn mắc bệnh ở các nhóm lợn trên các đàn lợn tại một số trang trại thuộc tỉnh Hải Dương và Hưng Yên chúng tôi thấy: - Thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày. - Các dấu hiệu đầu tiên là: bỏ ăn, sốt và chứng xanh da (màu xanh ở các vùng ngoại biên, nhưng ở tai là chủ yếu). Các triệu chứng lâm sàng tiếp theo tuỳ thuộc vào tuổi lợn (nhóm lợn). 1.1. Triệu chứng lâm sàng ở lợn con theo mẹ mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bảng 1) Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng ở lợn con theo mẹ mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp Chỉ tiêu Các biểu hiện lâm sàng n = 274 Số con có biểu hiện Tỷ lệ % Sốt 274 100.00 Bỏ ăn 274 100.00 Mần đỏ da 132 48.18 Thở khó 184 67.15 Sưng mí mắt và kết mạc 263 95. 28 Ho 96 35.04 Chảy nước mũi 261 95.26 Tai xanh 128 46.72 Tiêu chảy 252 91.97 Táo bón 265 96.72 Kết quả bảng 1 cho thấy: ở lợn con theo mẹ khi mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ngoài các biểu hiện lâm sàng chung (sốt, bỏ ăn, tai xanh) lợn còn có biểu hiện sưng mí mắt (95,28%), thở khó (67,15%), tiêu chảy (91,97%), táo bón (96,72%), da mẩn đỏ (48,18%), chảy nước mũi (95,26%). Kết quả bảng 1 cũng cho thấy: trong các biểu hiện lâm sàng ở lợn bệnh thì triệu chứng sốt, bỏ ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (100%), tiếp đến là (táo bón -96,72%; sưng mí mắt và kết mạc - 95,28%; chảy nước mũi - 95,26%) và triệu chứng xanh tai, mẩn đỏ ở da chiếm tỷ lệ > 80% (xanh tai - 46,72%; da mẩn đỏ -48,18%). 1.2. Triệu chứng lâm sàng ở lợn cai sữa và lợn choai mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bảng 2) Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng ở lợn cai sữa và lợn choai mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp Nhóm lợn Lợn cai sữa n = 66 con Lợn choai n = 128 con Số con có biểu hiện Tỷ lệ % Số con có biểu hiện Tỷ lệ % Sốt 55 83.33 128 100.00 Bỏ ăn 62 90.80 121 91.10 Mần đỏ da 55 83.33 71 55.47 Thở khó 33 50.00 128 100.00 Ho 15 22.73 61 47.66 Chảy nước mũi 54 81.82 74 57.81 Tai xanh 35 53.03 57 44.53 Tiêu chảy 41 62.12 43 33.59 Táo bón 57 86.36 23 17.97 Qua số liệu bảng 2 chúng tôi thấy: biểu hiện lâm sàng ở lợn cai sữa và lợn choai mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp cũng giống những biểu hiện lâm sàng ở lợn con theo mẹ mắc hội chứng trên. Nhưng tỷ lệ biểu hiện của từng chỉ tiêu lại khác nhau. Sưng mí mắt ở lợn mắc bệnh - Biểu hiện ỉa chảy và táo bón ở lợn cai sữa và lợn choai có tỷ lệ thấp hơn ở lợn con theo mẹ. Cụ thể: ở lợn con theo mẹ, biểu ỉa chảy và táo bón chiếm tỷ lệ (91, 97% và 96,72%), trong khi đó những biểu hiện này ở lợn cai sữa chỉ chiếm tỷ lệ ( 62,12% và 86,36%); ở lợn choai chiếm tỷ lệ (33,59% và 17,97%). - Biểu hiện thở khó và da mẩn đỏ ở lợn cai sữa và lợn choai lại có tỷ lệ cao hơn (50% và 83.33% ở lợn cai sữa; 55.47% và 100% ở lợn choai). Nhưng ở lợn con theo mẹ các biểu hiện này chỉ chiếm (67.15% và 48,18%). Chảy nước mũi ở lợn bệnh Triệu chứng tai xanh ở lợn bệnh Da mẩn đỏ ở lợn bệnh 1.3.Triệu chứng lâm sàng ở lợn vỗ béo và sắp xuất chuồng mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bảng 3) Nhóm lợn Lợn vỗ béo và lợn sắp xuất chuồng n = 118 Số con có biểu hiện Tỷ lệ % Sốt 118 100.00 Bỏ ăn 99 83.10 Mần đỏ da 97 82.00 Thở khó 118 100.00 Ho 61 51.10 Chảy nước mũi 74 62.00 Tai xanh 57 31.00 Kết quả bảng trên cho thấy: lợn bệnh có triệu chứng chủ yếu là sốt cao (chiếm tỷ lệ 100%), thở khó (chiếm tỷ lệ 100%) và da mẩn đỏ (82%). 1.4. Triệu chứng lâm sàng ở lợn nái mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bảng 4) Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng ở lợn nái mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp Nhóm lợn Không mang thai n = 13 Có chửa dưới 2,5 tháng n = 30 Có chửa trên 2,5 tháng n =32 Số con có biểu hiện Tỷ lệ % Số con có biểu hiện Tỷ lệ % Số con có biểu hiện Tỷ lệ % Sốt 13 100 30 100 32 100 Bỏ ăn 13 100 30 100 32 100 Mần đỏ da 5 38.46 8 26.67 17 53.13 Thở khó 5 38.46 28 93.33 9 28.13 Ho 8 61.54 4 13.33 11 34.38 Tai xanh 1 7.69 1 3.33 11 34.38 Da mẩn đỏ Thở khó Thai chết yểu 0 6 20 30 93.75 Teo thai 24 80 2 6.25 Kết quả bảng cho thấy: lợn nái có chửa thường bị sảy thai và tỷ lệ này phụ thuộc vào từng giai đoạn mang thai. Cụ thể: ở lợn có chửa dưới 2,5 tháng tỷ lệ sảy thai là 20%. Nhưng ở lợn có chửa trên 2,5 tháng thì tỷ lệ sảy thai chiếm tới 93,75%. 1.5. Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch ở lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bảng 5) Theo dõi thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim ở các nhóm lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (45 lợn con theo mẹ; 53 lợn cai sữa và lợn choai; 30 lợn vỗ béo và sắp xuất chuồng; 25 lợn nái) chúng tôi thu được kết quả ở bảng 5. Bảng 5. Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch ở lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp Loại lợn Chỉ tiêu Lợn con theo mẹ n = 45 X mX ± Lợn cai sữa và lợn choai n = 53 X mX ± Lợn vỗ béo và sắp xuất chuồng n = 30 X mX ± Lợn nái n = 25 X mX ± Thân nhiệt 0 C 40.81 ± 0.60 40.12 ± 0.85 40.54 ± 0. 63 41.78 ± 0.32 Tần số hô hấp l/p 75.23 ± 0.15 77.13 ± 0.09 73.35 ± 0.76 78.15± 0.06 Tần số tim l/p 125.13 ± 0.32 132.17 ± 0.17 129.21 ± 0.28 141.019 ± 0.13 Kết quả bảng 5 cho thấy: lợn bệnh thường sốt cao, nhiệt độ dao động từ (40.12 ± 0.85 0 C đến 41.78 ± 0.32 0 C) ở các nhóm lợn khác nhau. Tần số hô hấp và tần số tim mạch ở lợn bệnh cũng tăng nhiều so với chỉ tiêu sinh lý bình thường - tần số hô hấp ở lợn bệnh tăng lên gấp 3 lần; tần số tim ở lợn bệnh tăng gần 1,5 lần so với sinh lý bình thường. Cụ thể: tần hô hô hấp trung bình ở lợn khoẻ là 21.07 ± 0.62 l/p; tần số tim trung bình ở lợn khoẻ là 91.80 ± 0.0 8 l/p. Khi lợn mắc bệnh, tần số hô hấp và tần số tim tăng lên tới 75.23 ± 0.15 (tần số hô hấp ở lợn con theo mẹ) và 125.13 ± 0.32 (tần số tim ở lợn con theo mẹ). II. Một số chỉ tiêu máu ở lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bảng 6) Theo dõi một số chỉ tiêu máu ở các nhóm lợn trên (lợn con theo mẹ; lợn cai sữa và lợn choai; lợn vỗ béo và sắp xuất chuồng; lợn nái). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 6. Bảng 6: Một số chỉ tiêu máu ở lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp Loại lợn Chỉ tiêu Lợn con theo mẹ n = 45 X mX ± Lợn cai sữa và lợn choai n = 53 X mX ± Lợn vỗ béo và sắp xuất chuồng n = 30 X mX ± Lợn nái n = 25 X mX ± Số lượng hồng cầu (triệu/mm 3 máu) 5.19 ± 0.76 5.32 ± 0.43 5.57 ± 0.73 5.69 ± 0.95 Hàm lượng huyết sắc tố (g%) 14.54 ± 0.24 15.22 ± 0.18 16.13 ± 0.68 16.25 ± 0.21 Tỷ khối hồng cầu (%) 32.13 ± 0.12 32.56 ± 0.26 33.17 ± 0.32 33.78 ± 0.46 Số lượng bạch cầu (nghìn/mm 3 máu) 17.35 ± 0.21 18.12 ± 0.67 17.78 ± 0.43 18.22 ± 0.56 Hàm lượng đường huyết (mmol/l) 3.24 ± 0.18 3.18 ± 0.23 4.12 ± 0.26 4.57 ± 0.32 Độ dự trữ kiềm trong máu (mEq/l) 748.32 ± 0.27 765.27 ± 0.32 787.45 ± 025 798.42 ± 0.54 Protein tổng số (g %) 7.32 ± 0.42 7.26 ± 0.34 7.47 ± 0.17 7.52 ± 0.29 Qua kết quả thu được ở bảng 6 cho thấy: số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu ở lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp giảm so với chỉ tiêu sinh lý bình thường (mức độ giảm không nhiều). Số lượng bạch cầu và độ dự trữ kiềm trong máu ở lợn bệnh tăng nhiều so với sinh lý bình thường. Cụ thể: số lượng bạch cầu 14.21± 0.23 nghìn/mm 3 máu - ở lợn khoẻ mạnh bình thường tăng lên tới 18.12± 0.67 nghìn/mm 3 máu - ở lợn bệnh. Độ dự trữ kiềm ở lợn khoẻ mạnh bình thường là 454.32 ± 0.27. Khi lợn bị bệnh độ dự trữ kiềm tăng lên tới 787.45 ± 025 mmol/l. Hàm lượng đường huyết ở lợn bệnh giảm nhiều so với sinh lý bình thường. IV. KẾT LUẬN Theo dõi một số biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu máu ở ở các nhóm lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp chúng tôi có một số nhận xét sau 1. Thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày. 2. Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh là: lợn bỏ ăn, sốt cao và chứng xanh da (màu xanh ở các vùng ngoại biên, nhưng ở tai là chủ yếu), mẩn đỏ trên da, thở khó. Các triệu chứng lâm sàng tiếp theo tuỳ thuộc vào tuổi lợn (nhóm lợn). 3. Lợn bệnh thường sốt cao (từ 40 - 42 0 C). Tần số hô hấp và tàn số tim tăng lên nhiều so với sinh lý bình thường. 4. Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu giảm không nhiều so với sinh lý bình thường. Nhưng hàm lượng đường huyết và hàm lượng protein tổng số ở lợn bệnh lại giảm nhiều so với sinh lý bình thường. 5. Số lượng bạch cầu và độ dự trữ kiềm trong máu lợn bệnh tăng rất nhiều so với sinh lý bình thường. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Quang Anh, nguyễn Văn Long. Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp lợn (bệnh tai xanh) và tình hình dịch tại Việt Nam. Diễn đàn khuyến nông và công nghệ - Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, tháng 8/2007. 2. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đăng Kỳ. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn. Diễn đàn khuyến nông và công nghệ - Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, tháng 8/2007. 3. Tô Long Thành. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp của lợn. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thy y. Tập XIV, số 3/2007. 4. Các văn bản quản lý nhà nước liên quan đến bệnh tai xanh ở lợn. Diễn đàn khuyến nông và công nghệ - Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, tháng 8/2007 . cao. Trong khi bệnh tai xanh có tốc độ lây lan rất nhanh và là bệnh mới ở lợn nhưng nhiều người chăn nuôi chưa có hiểu biết về bệnh cũng như biện pháp phòng bệnh. Để khống chế và ngăn chặn dịch bệnh. sản (bệnh tai xanh) trên một số đàn lợn thuộc tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Những tư liệu này có được sẽ là cơ sở khoa học giúp cho người chăn nuôi hiểu biết về bệnh cũng như biết phát hiện bệnh. mẹ các biểu hiện này chỉ chiếm (67.15% và 48,18%). Chảy nước mũi ở lợn bệnh Triệu chứng tai xanh ở lợn bệnh Da mẩn đỏ ở lợn bệnh 1.3.Triệu chứng lâm sàng ở lợn vỗ béo và sắp xuất chuồng mắc hội

Ngày đăng: 09/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan