1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

KIM NGÂN HOA (Kỳ 3) ppt

5 204 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 138,43 KB

Nội dung

KIM NGÂN HOA (Kỳ 3) Độc Tính: Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc Kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thay đổi gì đặc biệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam). Tính Vị: + Vị đắng, tính hàn (Trấn Nam Bản Thảo). + Vị đắng, ngọt, khí bình, tính hơi hàn, không độc (Bản Thảo Dược Tính Đại Toàn). + Vị ngọt, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Vị ngọt, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy Kinh: + Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Đắc Phối Bản Thảo). + Vào kinh Phế (Lôi Công Bào Chích Luận). + Vào kinh Phế, Vị (Trung Dược Học). + Vào kinh Phế, Vị, Tâm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). +Vào kinh Phế, Vị, Tâm Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tham Khảo: + Được Đương quy có tác dụng trị nhiệt độc huyết lỵ (Đắc Chân Bản Thảo). + Được Hoàng kỳ, Đương quy, Cam thảo, có tác dụng thác ung thủng. Được Phấn thảo có tác dụng giải nhiệt độc hạ lợi (Đắc Phối Bản Thảo). + Ông Lý Thời Trân cho rằng Kim ngân người xưa cho là vị thuốc cốt yếu trong việc trị phong, trừ được chứng trướng mãn, trị được lỵ tật mà sau này người ta không ai để ý đến, mãi về sau lại có người bảo là vị thuốc cốt yếu trong các vị thuốc trị những chứng ung nhọt mà người xưa chưa từng nói đến Xét trong sách ‘Ngoại Khoa Tinh Yếu’ ông Trần Tử Minh có nói: Rượu Kim ngân trị bệnh ung thư mới phát rất thần hiệu vô biên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Kim ngân đâu đâu cũng có, ở nhà quê người ta trồng rất nhiều, dây nó leo cuốn vào cây cho nên gọi là Tả triền đằng. Cây và lá của nó qua mùa đông không rụng vì vậy gọi là Nhẫn đông đằng (Kim Chỉ Nam Dược Tính). + Hiệu lực giải biểu của Kim ngân hoa kém hơn Cát căn nhưng lại thanh nhiệt hay hơn Cát căn Ngân hoa sao cháy có thể dùng để trị nhiệt độc huyết lỵ vào phần huyết, thanh huyết nhiệt. Nước cất từ Kim ngân hoa có thể trợ vị, tán thử, thanh nhiệt giải độc. Kim ngân hoa là vị thuốc chủ yếu trị chứng dương đỏ sưng thuộc ngoại khoa, không nên sử dụng đối với chứng âm. Dây Kim ngân hoa còn gọi là Nhẫn đông đằng, có thể thanh phong nhiệt trong kinh lạc và làm yên được đau nhức trong kinh “ (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Dây Kim ngân còn gọi là Nhẫn đông đằng công dụng giống như hoa nhưng kém hơn, có tác dụng thanh nhiệt ở kinh lạc, giảm đau. Kim ngân hoa sao đen gọi là Kim ngân hoa thán có tác dụng lương huyết, trị lỵ xích lỵ, tiêu ra máu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Phân biệt: Ngoài Kim ngân nói trên, người ta còn dùng một số loại Kim ngân sau: 1- Kim Ngân Dại (Lonicera dasystyla Rehd). Lá hình trứng nhọn dài 28cm, rộng 14cm. Mép lá trên nguyên, lá gốc chia thùy. Phiến lá mỏng, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông mịn. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 1,8 - 2,2cm. Bầu nhẵn. 2- Kim Ngân Lông (Lonicera cambodiaha Pierre): Lá hình thuôn hơi dài, dài khoảng 5 - 12cm, rộng 36cm. Mép lá nguyên cuộn xuống dưới mặt lá. Phiến lá khá dày, mặt trên nhẵn, trừ cuối gân giữa, mặt dưới lông xù xì, nhất là ở gân lá. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 56cm. Bầu có nhiều lông. 3- Lonicera confusa D C. Lá hình thuôn dài, dài 46cm, rộng 1,5 - 3cm. Mép lá nguyên. Phiến lá hơi dầy, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông ngắn mịn, hoa ống tràng thẳng hoặc hơi cong, dài 3cm. Bầu có lông (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). . từ Kim ngân hoa có thể trợ vị, tán thử, thanh nhiệt giải độc. Kim ngân hoa là vị thuốc chủ yếu trị chứng dương đỏ sưng thuộc ngoại khoa, không nên sử dụng đối với chứng âm. Dây Kim ngân hoa. Thiết Yếu). + Dây Kim ngân còn gọi là Nhẫn đông đằng công dụng giống như hoa nhưng kém hơn, có tác dụng thanh nhiệt ở kinh lạc, giảm đau. Kim ngân hoa sao đen gọi là Kim ngân hoa thán có tác. KIM NGÂN HOA (Kỳ 3) Độc Tính: Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc Kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều

Ngày đăng: 09/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w