KỸ THUẬT NUÔI VÀ KHAI THÁC SỮA 1. Vắt sữa và cho ăn đúng giờ - Cho ăn và văt sữa đúng giờ tạo phản xạ có điều kiện cho bò sữa và kích thích tiết sữa khi đến giờ được ăn và nghe tiếng chuẩn bị dụng cụ vắt sữa. - Điều quan trọng là giờ vắt sữa và cho ăn hàng ngày tại chuồng cố định, không được tuỳ tiện thay đổi, cho bò ăn cùng lúc với vắt sữa. - Bò sữa có thói quen là khi đến giờ được ăn đang nằm nghỉ hoặc nhai lại sẽ đứng bật dậy, ỉa đái và bắt đầu ăn. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc chuẩn bị vắt sữa. 2. Cho bò uống đủ nước. - Bò sữa cần có đủ nước và nhu cầu nước uống cũng cần thiết như thức ăn. - Thiếu nước uống lượng sữa tụt nhanh hơn so với ăn thiếu. Do đó máng uống phải luôn luôn có nước sạch và trong để bò uống tự do và thoải mái, đối với bò lượng sữa trên 20 lít/ngày có thể pha thêm ít rỉ mật hoặc ít muối vào nước cho bò uống. 3. Vắt sữa và tác động đúng kỹ thuật - Trong thời gian bò có chửa, nhất là từ tháng thứ 6 trở đi thường xuyên dùng khăn bông thấm nước ấm xoa bóp và luyện bầu vú hàng ngày. Khi có sữa (sau khi đẻ) vắt phải đúng kỹ thuật để phòng tránh các hiện tượng viêm vú. Không tuỳ tiện thay người vắt sữa. 4. Tắm rửa, xoa chải và vận động - Mỗi ngày tắm sạch cho bò 1 lần và dùng bàn chải chải 1-2 lần. Trong trường hợp nuôi bò sữa tại chuồng ít nhất mỗi ngày cho bò ra ngoài vận động 2 lần sau bữa ăn sáng và ăn trưa để tránh một số bệnh về xương và bệnh thiếu Vitamin D cho bò. 5. Định kỳ chống ve, tẩy giun sán và tiêm phòng theo quy định của ngành Thú y. - Trong những ngày hè nóng nực ngoài việc tắm chải cho bò cần để bò đứng ở chỗ thoáng mát, khi trời rét cần che chắn chuồng kín và có rơm lót nền để cho nằm ấm. - Nền chuồng luôn sạch sẽ, khô ráo không ẩm ướt. - Định kỳ chống ve, uống thuốc tẩy giun sán và tiêm phòng các bệnh dịch tả THT, nhiệt thán theo các qui định của bác sỹ thú y. 6. Định kỳ kiểm tra khối lượng của bò kiểm tra bằng cân hoặc đo tính theo công thức sau P = VN x VN x DTC x 90 Trong đó: P : trọng lượng (kg) VN : Vòng ngực (mét) DTC : Đo dài thân chéo (mét) 7. Kỹ thuật vắt sữa 7.1 Chuẩn bị văt sữa - Dọn sạch chỗ vắt sữa. Bò hay đá thì buộc chân sau lại (khi đã quen thì buộc chân không ảnh hưởng tới lượng sữa vắt được). Ngoài ra cũng phải buộc đuôi vào đùi để tránh bò quật đuôi làm bụi, phân rơi vào sữa. - Lau sạch vú bằng khăn sạch đã nhúng nước ấm 40 - 45 0 C. Sau đó tiến hành xoa bóp vú dùng 2 bàn tay ôm lấy phía trước và phía sau vú. Tay trái ở phía trước, tay phải ở phía sau, hai tay ôm khum khum lấy bầu vú, ép chắc vào nhau, vừa ép vừa làm cho bầu vú chảy đi chảy lại trong lòng bàn tay, làm nhẹ nhàng từ trên xuống, dưới đến núm vú thì nắm lấy và vuốt nhẹ vài cái, xong dùng cả hai bàn tay nâng mạnh buồng vú lên mấy lần (như con bê thúc vú mẹ) rồi lại tiếp tục xoa bóp như vậy độ 4-5 lần. Đến khi thấy bầu vú cứng lên và các núm vú vểnh ra đó là dấu hiệu sữa đã xuống đầy bầu vú, lúc đó chuyển xoa bóp ½ vú bên kia, xoa bóp độ 2-3 phút là xong toàn bộ. 7.2 Vắt sữa - Có thể 2 vú trước, hai vú sau hoặc vắt hai vú chéo, vú phải phía trước và vú trái phía sau vắt trước. Vú phải phía sau và vú trái phía trước vắt sau, khi sữa đã gần cạn (nghĩa là vắt không còn chảy thành tia mạnh nữa thì tập trung 2 tay vắt một núm cho kiệt sữa) - Nên ngồi vắt bên trái bò, lúc vắt tay phải ở phía sau và tay trái ở phía trước. - Nếu núm vú bò to thì nên vắt nắm, nắm chặt vú vào mấy ngón tay, rồi lần lượt bóp chặt ngón trỏ giữa rồi đến ngón đeo nhẫn và ngón út để tống sữa ra ngoài. Các động tác này làm theo một trình tự đều đặn, cứ 1 phút bóp 100 - 120 lần, vắt càng nhanh lượng sữa càng nhiều. - Nếu núm vú nhỏ, ngắn thì nên vắt một, dùng 2 ngón tay cái và trỏ đểvuốt ngón tay cái áp chặt vào núm vú ngón tay trỏ vòng lại quanh núm vú và vuốt mạnh cả hai ngón từ trên xuống dưới lúc đầu cũng làm từ từ sau đó tăng lên dần. - Số lần vắt sữa trong một ngày tuỳ thuộc vào sản lượng sữa của từng con bò. Lượng sữa dưới 10 kg nên vắt 2 lần/ngày. lượng sữa 11-20 kg nên vắt 3 lần/ngày, lượng sữa trên 20 kg nên vắt 4 lần/ngày. 7.3 Một số điểm cần chú ý khi vắt sữa. * Tuyệt đối giữ vệ sinh - Nơi vắt sữa phải thoáng khí, sạch sẽ không được bụi bặm phân rác bẩn thỉu. - Móng tay cắt ngắn và rửa tay sạch sẽ trước khi vắt sữa. - Dụng cụ vắt sữa phải sạch sẽ. * Không thay đổi một số thói quen trong lúc vắt sữa. - Cố định giờ vắt sữa hàng ngày. - Cố định nơi vắt sữa. - Cố định người vắt sữa - Cố định kỹ thuật vắt sữa thích hợp với từng con. . KỸ THUẬT NUÔI VÀ KHAI THÁC SỮA 1. Vắt sữa và cho ăn đúng giờ - Cho ăn và văt sữa đúng giờ tạo phản xạ có điều kiện cho bò sữa và kích thích tiết sữa khi đến giờ được ăn và nghe. thay đổi một số thói quen trong lúc vắt sữa. - Cố định giờ vắt sữa hàng ngày. - Cố định nơi vắt sữa. - Cố định người vắt sữa - Cố định kỹ thuật vắt sữa thích hợp với từng con. . Khi có sữa (sau khi đẻ) vắt phải đúng kỹ thuật để phòng tránh các hiện tượng viêm vú. Không tuỳ tiện thay người vắt sữa. 4. Tắm rửa, xoa chải và vận động - Mỗi ngày tắm sạch cho bò 1 lần và dùng