Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
140,49 KB
Nội dung
Đặc điểm của một số giống trâu trên thế giới và Việt Nam Trâu là gia súc lớn nhai lại hay gia súc lớn có sừng, lớp động vật có vú (Malmalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài trâu (Bubalus bubalis), giống trâu đầm lầy (Swamp buffalo). 1. NGUỒN GỐC VÀ THUẦN HÓA Trâu là gia súc lớn nhai lại hay gia súc lớn có sừng, lớp động vật có vú (Malmalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài trâu (Bubalus bubalis), giống trâu đầm lầy (Swamp buffalo). Trâu sống hoang dã ở và. Con cháu của loài này cũng xuất hiện ở phía bắc. Trâu hoang dã hiện nay còn rất ít, hầu hết trong số chúng đã bị lai tạp. Thậm chí người ta còn sợ rằng hiện nay không còn loài trâu hoang dã trong tự nhiên. Không có tài liệu nào ghi chép lại chính xác sự thuần hóa của trâu bắt đầu từ khi nào, nhưng nhiều tác giả cho rằng trâu đã được thuần hóa cách đây rất lâu, khoảng 5000-7000 năm trước. Theo các nhà nghiên cứu thì trâu được thuần hoá sau bò. Ở châu Á, trâu được thuần dưỡng ở vùng sông Ấn và vùng Lưỡng Hà (Irắc) từ giữa thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên (khoảng 30 thế kỷ trước công nguyên). Trâu nhà được nuôi ở Trung Quốc từ 2000 năm trước công nguyên và có lẽ được đưa từ phương Nam tới. Trâu đã có mặt ở thung lũng Jordan lần đầu tiên vào năm 723 sau công nguyên. Chắc chắn là chúng được người Arập đưa từ vùng Lưỡng hà vào đây và có thể vào cả Ai Cập Người ta vẫn cho rằng, người Mông Cổ khi xâm lược châu Âu đã đưa trâu vào đây. Nhưng đúng hơn có lẽ chúng đã được những người tham gia thập tự chinh đem về. Vào cuối thế kỷ 13, một số lớn trâu đã được nuôi ở khu vực sông Đanuýp và vùng đầm lầy Pontin ở Italia. Trâu được thuần dưỡng là một vật nuôi rất quan trọng trong đời sống người dân một số vùng ở Châu Á. Chúng cho sức kéo, thịt và sữa. Ấn Độ là nước nuôi nhiều trâu nhất trên thế giới. Ở nước này người ta sử dụng sữa của trâu thay cho sữa bò. Ở Việt Nam, những tài liệu khảo cổ đã chỉ rằng: người Việt cổ đã sớm thuần hóa trâu, bắt đầu từ hậu thời kỳ đồ đá mới cách đây khoảng 4-4,5 ngàn năm để giúp nghề trồng lúa nước. 2. MỘT SỐ GIỐNG TRÂU TRÊN THẾ GIỚI Trâu hay còn gọi là trâu nước gồm hai loại: trâu sông (River buffalo) và trâu đầm lầy (Swamp buffalo). Chúng có chung nguồn gốc từ trâu rừng nhưng khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể. Do quá trình chọn lọc và sử dụng mà ngoại hình và khả năng sản xuất của hai loại hình trâu có những đặc điểm khác nhau. Trâu thường có màu xám, xám tro, đen hoặc đôi khi có màu trắng, cơ thể nặng nề và tầm vóc chắc nịch, thân ngắn, bụng to và thường được miêu tả là “bụng chum”. Trâu đầm lầy (Swamp buffalo) tập trung ở vùng Đông Nam Á, có nhiều nhất ở Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philipine, Trung Quốc. Trâu đầm lầy ít được chọn lọc cải tiến, gần với trâu rừng hơn: sừng thon, cong hình bán nguyệt, trán phẳng, hẹp, mắt lồi, mắt ngắn, mồm rộng, thân ngắn, chân thấp, vai vạm vỡ, ngực rộng, bụng to, mông thấp, đuôi ngắn, móng xòe, vú bé thích hợp cho việc cày kéo. Trâu thường có màu xám đen hoặc sẫm hơn, đặc biệt chúng có 2 bợt lông màu nhạt: một ở dưới hàm, một ở dưới ngực. Trâu đầm lầy có thời gian chửa dài hơn trâu sông. Trâu được sử dụng chủ yếu để cày kéo, do ít được chọn lọc và cải tạo đến nay không phân thành nhiều giống như trâu sữa. Tuy nhiên, do trâu được nuôi ở những vùng khác nhau nên có những tên gọi địa phương khác nhau như: trâu Ngố, trâu Gié ở Việt Nam; trâu Carabo ở Phipipin; trâu Krbau ở Malaysia… Trâu sông (River buffalo Carabao) được chọn lọc cải tạo qua thời gian dài theo hướng sản xuất sữa, có mặt dài và thân dài thon hơn trâu đầm lầy, sừng ngắn, cong về phía dưới, ra sau rồi cong xoắn lên phía trên, khung xương sâu, rộng, chân cao và mập, đuôi dài, bầu vú phát triển, các núm vú to được sắp xếp cân đối thích hợp cho việc khai thác sữa. Trâu sông có da lông đen và bóng hơn trâu đầm lầy. Trâu sông tập trung ở Tây Á, sử dụng chủ yếu để khai thác sữa, do được chọn lọc và cải tạo nhiều nên hình thành nhiều giống riêng biệt với các loại hình khác nhau, và nhìn chun có khả năng sản xuất thịt sữa cao. Đến nay, ở Ấn Độ và Pakistan người ta ước tính có tới 18 giống trâu sông khác nhau và được xếp vào 5 nhóm giống chính là: - Nhóm trâu Murrah: có các giống Murrah, Nili-Ravi và Kundi. - Nhóm trâu Gujarak có các giống Surti, Mehsana và Jafarabadi. - Nhóm trâu Uttar Pradesh có các giống Bhadawari và Tarai. - Nhóm trâu vùng Trung Ấn có các giống là Nagpuri, Pandharpuri, Manda, Jerangi, Kalahandi và Sambalpur. - Nhóm trâu vùng Nam Ấn có các giống Toda và Nam Kanara. Hai nhóm trâu châu Phi và châu Á tuy giống nhau về mặt ngoại hình nhưng có sự khác nhau về mặt giải phẫu học, thể hiện sự cách biệt giữa chúng trong phạm vi nhóm. Chúng giống nhau về đường nét, tầm vóc đều to, chắc và có lớp lông dầy. Nhóm trâu châu Á mắt bé hơn, hộp sộ rộng và ngắn hơn. Sự khác nhau rõ nhất là : trâu châu Á có xương lá mía và xương vòm dính lại với nhau, và các lỗ mũi hoàn toàn cách biệt bởi xương vòm, còn ở trâu châu Phi, xương lá mía và xương vòm cách biệt nhau và các lỗ mũi không bị phân chia bởi xương vòm. Theo Bohlken (1958), có thể chia trâu hoang châu Phi thành 3 loại: - Syncerus caffer caffer, còn gọi là trâu đen hay trâu vùng Mũi Hảo vọng, thường tập trung ở vùng đông và nam châu Phi. - Syncerus caffer namus, còn gọi là trâu đỏ hay trâu Công gô, loại trâu này tập trung ở vùng xích đạo, có khối lượng thấp hơn loại trâu trên. - Syncerus caffer acquinocitalis, có kích thước, mầu sắc và dạng sừng trung gian giữa hai loại trên; sống ở vùng thảo nguyên Bắc và Trung Phi. Trâu hoang châu Á cũng gồm ba loại: - Trâu Anoa: cư trú ở Indonesia và hiện nay để lại nhiều hoá thạch. Trâu anoa là loại trâu nhỏ nhất, cao khoảng 1 m, da mầu nâu sẫm hay đen, có những điểm trắng bên mắt, dưới hàm, cổ và chân. Loại trâu này được Bohlken (1958) đặt tên là Bubalus depressicornis và theo Dolan (1965) thì hiện nay còn khoảng 20 con, được nuôi trong các vườn thú trên thế giới. - Trâu Arni: được Kerr (1922) đặt tên là Bubalus arnee. Là loại trâu hoang sống ở Ấn Độ và chỉ riêng loại trâu này được thuần dưỡng. Trâu arni có tầm vóc to lớn: cao vây 1,5 m - 1,7 m; có con cao tới 2 m và nặng đến 1 tấn. Trâu Arni được thuần hoá là trâu nước Bubalus bubalis. - Trâu Tamarao: chỉ được tìm thấy ở đảo Mindoro của Philipin, chính vì vậy có tên là Bubalus mindorensis (Heude 1888). Đây là loại trâu nhỏ, cao 1m - 1,2 m, da có mầu xám đen hay nâu sẫm và có vệt trắng trên đầu, cổ, chân. Trâu Tamarao sống thành bầy nhỏ trong các rừng tre nứa rậm rạp, số lượng của nó ngày càng hiếm và theo Hediger (1965) chỉ còn dưới 200 - 250 con loại trâu này. Đây là loài trung gian giữa trâu anoa và arni về nhiều mặt. Trâu Murrah : Trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nó còn có tên là trâu Dehli-trung tâm của giống trâu này. Nhờ khả năng cho sữa cao nên trâu Murrah được nuôi ở nhiều vùng khác nhau của Ấn Độ và được xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới. Trong các nhóm trâu sông thì trâu Murrah là trâu sữa nổi tiếng. Trâu Murrah thường có da và lông màu đen tuyền, da mỏng, mềm mại, nhẵn bóng, có lông thưa, ở cuối đuôi có chòm lông màu trắng sát vó chân, có một tỷ lệ thấp màu xám nâu hoặc xám nâu vàng, rất ít khi có trâu trắng. Đặc điểm nổi bật và rõ nét nhất của trâu Murrah là sừng ngắn, quay ra sau và lên trên sau đó vòng vào trong thành hình xoắn ốc, mặt sừng phẳng. Đầu trâu đực thô kệch và nặng nề, còn đầu con cái thì tương đối nhỏ, cân đối. Trán rộng và hơi gồ, mặt cân đối. lỗ mũi rộng. Mắt trâu đực không lồi lắm, nhưng mắt con cái thì lồi, nhanh nhẹn và sáng. Tai trâu bé, mỏng và rủ xuống. Cổ trâu đực thô và mập, cổ trâu cái dài, mảnh. Ngực to, rộng, không có yếm. Trâu đực có phần thân trước nặng, phần sau nhẹ, trâu cái thì phần thân trước nhẹ và hẹp, phần thân sau nặng và rộng tạo thành hình cái nêm. Lưng rộng, dài và thon về phía đầu. Xương sườn rất tròn, núm rốn nhỏ, không có u bướu. Con đực có bắp chân khỏe, gần như thẳng, nhưng con cái thì chân hơi cong để tạo khoảng rộng cho bầu vú. Đuôi dài, mảnh, dễ vận động. Con cái có bầu vú phát triển, các tĩnh mạch vú nổi rõ, núm vú dài và cách xa nhau, cân đối, dễ nắm để vắt sữa và sữa xuống dễ dàng Trâu đực trưởng thành có khối lượng: 650-730kg/con, có thể tới 1000 kg, cao vây trung bình 142 cm. Trâu cái: 350-400kg/con, có thể tới 900 kg, cao vây trung bình 133 cm, nghé sơ sinh: 30kg/con. Trâu Murrah có khả năng cho sữa tương đối cao, sản lượng sữa trung bình 2.600 - 2.800 kg trong chu kỳ vắt 270-300 ngày, tỷ lệ mỡ sữa trung bình 7%. Tuy to lớn nhưng trâu Murrah không thích hợp cho cầy kéo và chịu nóng kém hơn trâu đầm lầy. Trâu Murrah có dấu hiệu động dục đầu tiên trung bình lúc 30 tháng tuổi. Trâu Nili-Ravi: Còn được gọi với cái tên là trâu Sandal Bar. Thông thường, da và lông của trâu Nili - Ravi có mầu đen, nhưng có khoảng 15% số con có mầu nâu, có những chấm trắng trên trán, mặt, mõm, chân và một chùm lông đuôi trắng. Sừng ngắn, xoắn, vặn; gốc sừng to Cổ trâu cái dài và mảnh, cổ trâu đực mập và chắc. Lồng ngực sâu và phát triển tốt, ức rộng, không có yếm, nếp sâu và rộng. Con cái có hình nêm nhọn, chân khuỳnh hơn con đực. Đuôi cân xứng, gốc rộg và thon, phần lông cuối đuôi có một búi lông lớn có thể kéo sát đất. Vú phát triển mạnh, cả về phía trước và sau, các núm vú dài và đều nhau. Da vú mỏng, mềm mại, lông vú thô và thưa. Núm vú dài, đều và xếp đặt vuông vắn, tĩnh mạch vú nổi rõ, dài và khúc khuỷu. Năng suất sữa trung bình 2000 kg/chu kỳ 300 ngày. Khối lượng trung bình của trâu trưởng thành: trâu đực: 600kg/con, trâu cái: 500-550kg/con Trâu Kundi: Phân bố trên diện rộng tại những vùng trồng lúa gạo dọc theo sông Ấn, ở phía bắc tỉnh Sind. Tên của giống trâu này bắt nguồn từ chữ Kundhi - có nghĩa là lưỡi câu: người ta muốn nói đến dạng sừng của trâu giống hình lưỡi câu. Gốc sừng dày, sừng xiên về đằng sau hướng lên trên, đầu sừng qoăn vừa phải. Trán hơi lồi ra, mặt lõm, mắt bé và lanh lợi. Mầu sắc đặc trưng của giống trâu này là đen nhánh, nhưng có khoảng 15% số trâu có mầu nâu nhạt (chiếm 10-15%), một số ít màu trắng. Có điểm trắng hình sao ở trán, túm lông đuôi và bốn móng trắng, mắt vảy cá. Là loại trâu có thể hình nhỏ hơn trâu Murrah, khối lượng cơ thể từ 320 đến 450 kg. Lượng sữa trung bình 9 kg / ngày. Có con cho năng suất 18 kg / ngày. Năng suất trung bình một chu kỳ là 2120 kg. Trâu Surti: Còn được gọi là trâu Surati, vì nó có nguồn gốc từ thị trấn Surat (Ấn Độ). Mầu phổ biến là đen và nâu. Lông ở dưới đầu gối và khoeo chân thường là xám, hơi trắng và thường có một vệt trắng phía trên mắt Trâu Surti có hình dáng đẹp, tầm vóc trung bình, lưng thẳng, chân khá thấp. Bầu vú có dáng cân đối, da bầu vú mầu hồng, các núm vú đều đặn Con đực trưởng thành cân nặng từ 640 kg đến 700 kg, con cái 550 - 650 kg. Chiều cao trung bình ở con đực là 134 cm, con cái là 124 cm. Năng suất sữa trung bình là 2070 kg / chu kỳ, với 7,9% chất béo. [...]... đến các khả năng sản xuất của trâu Trâu đầm lầy thích được đầm đến cổ trong bùn lầy Vào những lúc sang và chiều tối, ban đêm nghỉ ở nơi đất khô 4 TRÂU VIỆT NAM Trâu Việt Nam thuộc loại hình trâu đầm lầy (Swamp buffalo) Tổ tiên của chúng là trâu rừng Bubalus arnee còn tồn tại ở nhiều vùng Đông Nam Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanca, có thể còn một số hiện sống ở vùng rừng núi Đông Dương Trâu có sừng dài, thon,... làm chúng bị cảm lạnh, viêm phổi và có thể chết Do đặc điểm sống nửa cạn nên trâu mẫn cảm với một số thể viêm thận và ký sinh trùng như sán lá gan Trâu có khả năng thích nghi cao với sự biến đổi của điều kiện môi trường Tuy nhiên khả năng chịu nóng của trâu kém bởi vì thân nhiệt của trâu thấp, da trâu lại dày và đen nên dễ hấp thụ nhiệt từ mặt trời, tuyến mồ hôi của trâu lại kém phát triển, nên việc... và bóng hơn, lông đen và mượt hơn, chân bé và móng khít hơn Có thể thấy trâu ở các tỉnh phía Nam nước ta (Tây Nguyên, Nam Bộ ) thuộc loại hình lớn, giống như trâu Ngố ở phía Bắc Có ý kiến cho rằng đó là do sự pha tạp với trâu từ Campuchia (một giống trâu đầm to) Đặc trưng của trâu Việt Nam là có lông màu tro sẫm, lông thưa, da dày, khô, thường có vệt khoang trắng hình chữ V vắt ngang phía dưới cồ và. ..3 TẬP TÍNH CỦA TRÂU Như tên đã thể hiện, trâu rất thích nước nhưng thực ra trâu có đặc tính sống nửa cạn và có thói quen ăn đêm Trâu tránh nơi nước lợ và nước mặn trừ phi trâu không có chỗ nào đầm nào khác Trâu rừng sống ở trong rừng sâu, các thung lũng vắng vẻ, sống thành đàn 5-10 con Khi gặp nguy hiểm chúng bố trí để nghé nằm giữa, trâu mẹ và trâu đực đứng xung quanh đầu hướng... nói về sự phân loại các giống trâu, vẫn chỉ duy nhất một giống, nhưng có những tài liệu phân chia thành hai loại hình là trâu Ngố và trâu Gié Sự khác nhau giữa hai loại hình trâu này chủ yếu ở tầm vóc, còn về đặc điểm giống thì không có gì khác nhau Trâu Ngố tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, có hình dáng to và thô hơn, da dày, không bóng, xương to, bàn chân to, móng hở Trâu gié tập trung chủ yếu... và một vệt phía trên ngực, tại những chỗ loang chữ V da màu hồng, còn lông màu trắng hoặc xám nhạt Một số ít trâu có da lông màu trắng hồng, có người gọi là trâu bạch tạng, những trâu này có da lông hầu hết màu hồng hoặc phớt vàng Trâu thường có những vòng lông xoắn trên mình gọi là khoáy số lượng khoáy biến động từ 1 đến 9, các khoáy có sự khác nhau về vị trí, kích thước, hình dáng và chiều xoáy của. .. khoảng 5 năm tuổi và tám răng thì khoảng 6 năm tuổi, khi đó là trâu đã trưởng thành Trâu có 32 răng, trong đó có 8 răng cửa và 24 răng hàm Hàm trên không có răng cửa Người ta có thể xác định được tương đối đúng tuổi của trâu khi căn cứ vào sự biến đổi của bộ răng, như: sự xuất hiện và bào mòn răng cửa giữa, sự thay thế răng sữa bằng răng trưởng thành, sự thay đổi hình dạng mặt phía trên của răng trưởng... báo cũng phải bỏ chạy Trâu sông thường đầm thành đàn tụm lại với nhau trong khi đó trâu đầm lầy lại thích đầm ở các bãi bùn và chỉ đủ mình nó hoặc một vài con khác Tuy nhiên, việc đầm không phải là tuyệt đối cần để chúng duy trì cuộc sống Trâu thích bóng râm, rừng xanh và nơi có bụi cây Trâu không chịu được nóng, nếu như để trực tiếp dưới ánh nắng chỉ một vài giờ chúng sẽ mệt lả; trâu cũng không chịu... nguyệt, đuôi sừng nhọn Đầu trâu to, trán phẳng, hẹp, mặt ngắn, mõm rộng, tai to và rộng, cồ dài thẳng Thân trâu ngắn, chân thấp và mảnh, vai đầy, ngực lép, bụng to, mông thấp, đuôi ngắn, móng xoè Con cái bầu vú bé và lùi về phía sau, con đực dương vật thường dính chặt vào phía bụng, trừ đoạn đầu dương vật ngắn và tự do, bìu dái ngắn, thích hợp cho việc cày kéo Về giống trâu Việt Nam, chưa có lài liệu nào... đồng hồ Trâu có chiều cao vây 150-190cm, chiều dài 240-300cm, chiều dài đuôi 60-100cm Trâu trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500 kg Loài trâu hoang dã lớn hơn thế rất nhiều, con cái trưởng thành có thể nặng từ 800 kg, con đực lên tới 1.200 kg Trâu hoang dã có tuổi thọ 25 năm, có thể sống tới 29 năm Trâu có tổng số 32 răng, được phân chia như sau: hàm trên có 6 răng hàm trước, 6 răng hàm sau và không . Đặc điểm của một số giống trâu trên thế giới và Việt Nam Trâu là gia súc lớn nhai lại hay gia súc lớn có sừng, lớp động vật. lúa nước. 2. MỘT SỐ GIỐNG TRÂU TRÊN THẾ GIỚI Trâu hay còn gọi là trâu nước gồm hai loại: trâu sông (River buffalo) và trâu đầm lầy (Swamp buffalo). Chúng có chung nguồn gốc từ trâu rừng nhưng. sản xuất của trâu. Trâu đầm lầy thích được đầm đến cổ trong bùn lầy. Vào những lúc sang và chiều tối, ban đêm nghỉ ở nơi đất khô. 4. TRÂU VIỆT NAM Trâu Việt Nam thuộc loại hình trâu đầm lầy