HẬU PHÁC (Kỳ 5) Công năng chủ yếu của Hậu phác là táo thấp, trừ trướng đầy. Trâu Thụ cho rằng Hậu phác có vị đắng, có thể tiết xuống dưới, nhưng vị đắng từ tính ôn ra thì không thể tiết xuống được, mà làm thành ôn tán, nếu đắng mà từ' hàn ra, thì thẳng mà tiết xuống, giống như vị Chỉ thực vậy. Đối với việc phân tích chức năng của Hậu phác và Chỉ thực, có thể coi như là đúng vậy. Vì Hậu phác lấy việc tán đầy, trừ trướng để trị, còn vị Chỉ thực lấy việc tiêu kết đạo trệ để mà dùng. Chính vì điều đó mà Trọng Cảnh dùng Hậu phác để trị chứng trướng mãn. Như bài ‘Hậu Phác Tam Vật Thang’ trong sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ lấy vị Hậu phác làm quân, Đại hoàng, Chỉ thực làm tá, để trị bụng trướng, táo bón, dựa vào chứng trướng làm trọng mà tích trệ làm nhẹ. Trong sách Cục phương, bài ‘Bình Vị Tán’, dùng Hậu phác kết hợp với Thương truật, Trần bì, Cam thảo, trị Tỳ Vị có thấp trệ, không thể vận hóa, là hội chứng thấp nặng mà khí trệ nhẹ. Vì thế cho nên, bài trước dùng để trừ trướng, tán mãn làm chủ, còn bài sau lấy táo thấp, vận lỳ để trị. Tuy sở trị khác nhau nhưng tóm lại không ra khỏi công dụng ôn tán (Trung Dược Học Giảng Nghĩa). + Hậu phác vị đắng, nếu không chế sao với gừng thì sẽ làm cay trong lưởi họng (Bản Thảo Diễn Nghĩa). + Khi dùng vào thuốc, Hậu phác phải sao với nước cốt gừng hoặc tẩm nước cốt gừng rồi sao (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo). Phân biệt: cùng một tên Hậu phác, nhưng cây trên là cây chính thức để dùng với tên Hậu phác, hiện nay phải nhập của Trung Quốc. Ngoài ra cần phân biệt với các thứ Hậu phác sau: 1- Thứ Hậu phác Magnolia Officinalis var. Biloba Rehd. et Wils. rất giống loài trên, chi khác ở đầu lá lõm xuống chia thành 2 thùy. 2 - Ở Nhật Bản dùng cây Hậu phác tại đia phương với cây Magnolia obovata Thunb., cũng thuộc họ Magnoliaceae. Ngoài những cây trên ra, người ta còn dùng các cây sau với tên là Hậu phác nam: 3 - Cây Hậu phác nam còn gọi là cây Re, Quế rừng, Quế lợn (Cinnamomum iners Reinw. ex Blume) thuộc họ Lauraceae. Đó là cây to, cao 8 - 10m, cành hình trụ, màu nâu đen. Lá to, thơm, mọc đối hoặc so le, phiến tròn dài, chóp lá tù hay hơi nhọn, mặt dưới lá hơi mốc mốc. Ba gân gốc chạy dọc đến gần chóp lá. Hoa trắng thơm mọc thành chùy ở nách lá và đầu các cành, gồm 12 - 14 tán. Quả mọng hình bầu dục, dài 12 - 13mm, trên một chén. Cây có hoa vào tháng 3 - 4 và quả vào tháng 5 , 6. Mọc nhiều ở Trung bộ Việt Nam, rải rác trong rừng thứ sinh, ở Tuyên Quang, Bắc Thái (miền Bắc), ở rừng còi miền Nam. Vỏ có thơm mùi quế mạnh, thường dùng đề làm hương trầm. Được dùng thế cho vị Hậu phác Bắc theo kinh nghiệm, ngoài ra lấy rễ sắc uống sau khi sinh đẻ, khi lên cơn sốt, dùng vỏ cây trị bụng đầy, ăn uống không tiêu, kích thích tiêu hóa. 4 - Cây Bá bệnh, Bách bệnh hay Mật nhân còn gọi là Hậu phác nam Eurycoma longifolia Jack subsp. Longifolia (Crassula pinnata Lour.) thuộc họ Simargoubaceae. Đó là cây nhỡ, cao 2 - 8m, có lông ở nhiều bộ phận, lá kép gồm 10 - 36 đôi không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng xóa. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm kép hoặc chùm tán mọc ở ngọn, cuống lá có lông màu rỉ sắt. Hoa đỏ nâu. Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh gíữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 - 11. Cây mọc hoang ở vùng rừng núi thưa, dưới tán cây gỗ lớn. Kinh nghiệm nhân dân thường sắc rễ (rất đắng) để chữa sốt rét, ngộ độc, say rượu, xổ giun. Vỏ thân cây sắc uống chữa chứng ăn không tiêu, kích thích tiêu hóa như Hậu phác bắc. Kết hợp cả rễ cây và vỏ cây để chữa phụ nữ đau bụng lúc có kinh, nhức mỏi tay chân. Quả dùng để chữa kiết lỵ, bụng dưới đau nơi phụ nữ, tắm trị ghẻ, lở ngứa. Không dừng cho phụ nữ mang thai. - Ngoài ra nhân dân còn dùng vỏ của cây De với lên là Hậu phác nam (Cinnamonum obtusifolium : Nees var. Loureini Perrot et Eberth, Cinnamonulm loureirii Nees). Đó là cây cao 12 - 20m, có cành hơi vuông, nhẵn. Lá gần hình bầu dục, thuôn lại ở 2 đầu, chóp có mũi nhọn mềm, có 3 gân kéo dàí tới chóp lá, mặt dưới phủ vảy nhỏ. Cuống lá có rãnh. Hoa họp thành chùy ở nách, gần ở ngọn hoặc ở gốc các nhánh. Quả hình trứng, lúc non màu lục, khi chín màu nâu tím, sáng bóng (Xem: Nhục quế). Và, cây Chành chành cũng với tên Hậu phác nam (Cinnamomum liangii ~ Allen). Đó là cây to cao. Lá nguyên, mọc so le. Mặt trên màu xanh đậm, sờ vào trơn tay, mặt dưới màu xanh nhạt, sờ vào thấy hơi nhám. Lá vò ra nhai có chất nhớt, thoảng có mùi quế. Hoa rất nhỏ. 6 - Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn với cây Vối rừng (Eugenia jamboeana Lamk.) thuộc họ Myrtaceae, cũng dùng với tên Hậu phác. Đó là cây cao, lá thuôn hẹp ở đáy, mặt trên bóng và thẫm màu, mặt dưới nhạt hơn, phơi khô màu nâu. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. 2 - Ở Trung Quốc còn loại "Hậu Phác Quảng Tứ xuyên" gọi là "Xuyên hậu phác uốn thành ống tròn, vỏ ngoài màu vàng tro, hơi xù xì, mặt trong màu nâu tím, nhiều dầu, nhai thì thấy ít bã, phẩm chất quý hơn cả, được coi như là loại nhất. Còn loại có ở Phúc Kiến, Triết Giang gọi là "Ôn hậu phác', hầu hết hai bên uốn thành hai ống vào nhau, trên thị trường gọi là "Kiến song quyển phác", vỏ ngoài màu trắng tro, vỏ trong màu vàng tro, dầu ít, mặt bề ngang có màu vàng, khí vị tương đối nhạt, là loại không được tốt (Danh Từ Dược Học Đông Y). Phân Biệt Với Các vị được gọi là Nam Hậu phác như sau: + Vỏ De: Có vỏ cuộn hình vòng cung. Mặt ngoài có lớp bần màu nâu nhạt, lốm đốm trắng, có nhiều rãnh nâu dọc ngang (có khi lớp bần đã được cạo bỏ, để lộ lớp trong màu đỏ nâu), mặt trong màu nâu, nhẵn, mặ cắtt ngang màu đỏ gạch hoặc đỏ nâu. Chắt chắc, khó bể, mùi thơm long não nhẹ, vị cay, chát. + Vỏ Chành chành: Có vỏ hình lòng máng. Mặt ngoài màu nâu xám, mặt trong màu nâu nhạt. Chất chắc, khó bẻ. Mặt cắt ngang màu nâu sáng. Mùi giống mùi quế, vị cay nhớt. +Vỏ Vối rừng: Có vỏ hình lòng máng hay cuộn hòn, mặt ngoài màu nâu nhạt hay nâu xám, có lớp bần rầt dễ tróc, có nhiều đường nứt ngang, dọc. Mặt trong màu nâu đen, còn sót lại một lớp gỗ mỏng rất dễ tách rời. Chất xốp dễ bẻ, mặt cắt ngang màu nâu đen. Không mùi, không vị (Danh Từ Dược Học Đông Y). . HẬU PHÁC (Kỳ 5) Công năng chủ yếu của Hậu phác là táo thấp, trừ trướng đầy. Trâu Thụ cho rằng Hậu phác có vị đắng, có thể tiết xuống dưới, nhưng. cùng một tên Hậu phác, nhưng cây trên là cây chính thức để dùng với tên Hậu phác, hiện nay phải nhập của Trung Quốc. Ngoài ra cần phân biệt với các thứ Hậu phác sau: 1- Thứ Hậu phác Magnolia. dùng. Chính vì điều đó mà Trọng Cảnh dùng Hậu phác để trị chứng trướng mãn. Như bài Hậu Phác Tam Vật Thang’ trong sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ lấy vị Hậu phác làm quân, Đại hoàng, Chỉ thực làm tá,