"Hiệu ứng son môi" "Hiệu ứng son môi" là cách chị em duy trì thú vui mua sắm trong thời buổi suy thoái kinh tế. Hiện tượng này rộ lên khiến mức tiêu thụ mỹ phẩm tăng mạnh. Các nhà kinh tế tin rằng, ở thời kỳ khó khăn người ta thường gác lại những khoản chi "nặng ký” như xe hơi, những kỳ nghỉ và thiết bị nhà bếp đắt tiền, để chi tiền cho những món xa xỉ nhỏ bé như mỹ phẩm. Con số tiêu thụ gần đây của các công ty mỹ phẩm lớn trên thế giới – L’Oréal, Beiersdorf và Shiseido – xác nhận giả thuyết đó. Trong sáu tháng đầu năm 2008, doanh số của L’Oréal tăng 5,3%. Lý thuyết này lần đầu được biết đến trong cuộc Đại suy thoái 1929-1933 ở Mỹ, trong khi sản xuất công nghiệp giảm một nửa thì doanh số hàng mỹ phẩm thì vẫn tăng. Chuyên viên phân tích Dhaval Joshi của Công ty quản lý quỹ RAB cho biết, có bằng chứng cho thấy, khi ngân sách trở nên eo hẹp, thông thường người ta sẽ thay thế những phung phí lớn bằng những xa xỉ nhỏ. Ở Mỹ, số người làm việc trong ngành mỹ phẩm thực tế tăng lên trong các năm suy thoái 1990 và 2001. Trong thời kỳ kinh tế Nhật đình đốn, bắt đầu từ năm 1997, chí phí đồ phụ tùng tăng 10%. Còn ở Mỹ sau cuộc tấn công 11/9, doanh số son môi cũng tăng gấp đôi. Lý thuyết này cho rằng, trong thời buổi suy thoái hay khi người tiêu dùng suy giảm niềm tin vào nền kinh tế, người ta sẽ mua những thứ ít tác động đến hầu bao của họ – phụ nữ mua son môi, còn đàn ông chi tiền cho những dụng cụ gì đó hơn là mua xe hơi mới . "Hiệu ứng son môi" "Hiệu ứng son môi" là cách chị em duy trì thú vui mua sắm trong thời buổi suy thoái. vẫn tăng. Chuyên viên phân tích Dhaval Joshi của Công ty quản lý quỹ RAB cho biết, có bằng chứng cho thấy, khi ngân sách trở nên eo hẹp, thông thường người ta sẽ thay thế những phung phí. bắt đầu từ năm 1997, chí phí đồ phụ tùng tăng 10%. Còn ở Mỹ sau cuộc tấn công 11/9, doanh số son môi cũng tăng gấp đôi. Lý thuyết này cho rằng, trong thời buổi suy thoái hay khi người tiêu