ĐẠI HOÀNG (Kỳ 5) pptx

6 141 0
ĐẠI HOÀNG (Kỳ 5) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI HOÀNG (Kỳ 5) Đơn thuốc kinh nghiệm: (tt) + Trị trung tiêu, thượng tiêu có nhiệt đàm sinh ra đau nửa đầu, các loại thuốc hầu như không có hiệu quả, tổn thương tới mắt, dùng Đại hoàng khuấy với mật ong và nước Trúc lịch, cửu chưng cửu sái, viên hồ bằng hạt mè mà uống lần 12g với nước Bạc hà. Lại trị tỳ vị ở trung tiêu bị thấp nhiệt bám xuống thận kinh, đến nỗi ăn no rồi đi ngủ thì bị di mộng tinh. Khi ngủ nên uống 3-16g với nước sắc Thăng ma, Trần bì để cho hết thấp nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị mắt đỏ, mắt đau: Đại hoàng một chút, thêm một ít Hồng hoa, Sinh địa, chưng cách thủy, lấy giấy thấm nước đắp, không nên sắc lâu, khi sôi xong đổ vào để uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị thương hàn phát ở âm kinh mà lại đưa xuống dưới, làm cho đầy tức ở dưới tim nhưng không đau, đè vào mềm, đó là chứng Bỉ, dùng bài ‘Đại Hoàng Hoàng Liên Tả Tâm Thang’ làm chủ, trong đó Đại hoàng 80g, Hoàng liên 40g. Sắc Đại hoàng cho thật sôi rồi lấy 2 bát ngâm với vị trước đó, chia ra 2 lần uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Khiết cổ dùng Đại hoàng để tả các loại thực nhiệt không thông và tả chứng đầy tức dưới tim do thực, đây là theo phương pháp của Trọng Cảnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị xích, bạch đới giai đoạn đầu, người còn khỏe mạnh có thể dùng với Chỉ xác, Binh lang, Đương quy, Cam thảo, Hoạt thạch dùng làm viên uống, đó là phương pháp ‘Nghênh nhi đoạt chi’ (Đón ngừa để cướp lấy bệnh), tuy nhiên không nên dùng quá dễ làm tổn thương tới Vị khí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Dùng Đại hoàng để trị nhọt đau sưng, cùng với Bạch cập, Bạch liễm (sao), Trần tiểu phấn, Một dược, Nhũ hương, uống với giấm và mật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị bỏng: Đại hoàng tán bột trộn dầu mè xức nơi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi và sưng tấy do chứng nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). (2) Đại hoàng Đương quy, 2 vị bằng nhau, tán bột lần uống 12g, ngày uống 2 lần với rượu, trị bổ té, tổn thương do chấn thương ứ huyết sinh đau. + Trị thận suy mạn tính: Bệnh viện thủ đô Bắc Kinh báo cáo: dùng Đại hoàng 30-60g sống (nếu sao, dùng 20g), Mẫu lệ (nung) 30g, Bồ công anh 20g, sắc còn 600- 800ml. Thụt lưu đại trường mỗi ngày 1 lần. Bệnh nặng 2 lần. Làm sao cho bệnh nhân mỗi ngày tiêu 3-4 lần là được. Kết quả: Trong 20 ca, tổ A 10 ca ( Creatin in 10mg% ), triệu chứng cải thiện, urê giảm, kết quả rõ. Tổ B 6 ca ( Creatinin 10-15mg%), kết quả kém. Tổ C 4 ca ( Creatin in 15mg%), kết quả kém hơn (Tất Tăng Kỳ, Trung Y Tạp Chí 1981, 9: 21 ). + Trị xuất huyết tiêu hóa trên: Dùng bột (viên hoặc xi rô ) Đại hoàng trị 890 ca xuất huyết tiêu hóa trên ( không bao gồm xuất huyết do xơ gan ), mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần, kiểm tra phân thấy âm tính hoặc dương tính nhẹ mới ngưng uống. Trong thời gian điều trị, không dùng các loại thuốc cầm máu khác. Chảy máu nhiều thì truyền rnáu hoặc Gluco. Kết quả trong 890 ca có 868 ca máu cầm, tỉ lệ 97%. Bình quân thời gian cầm máu là 2 ngày, bình quân lượng Đại hoàng dùng cho mỗi bệnh nhân là 18g ( Tiêu Hồng Hải, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 85). + Trị tụy viêm cấp: Tác gỉa dùng Sinh đại hoàng sắc, mỗi lần 30-60g. Cứ 1 - 2 giờ uống 1 lần cho đến khi bụng giảm đau, Amyase nước tiểu bình thường, khi bạch cầu giảm thì bớt liều dần. Đã trị100 ca, trừ các chứng nặng đều không dùng phương pháp hạ áp lực dạ dày, ruột, không nhịn ăn. Một số ít bệnh nhân truyền dịch hoặc dùng thêm trụ sinh. Sau khi bệnh ổn định, tiếp tục dùng viên Đại hoàng, mỗi lần 3g, ngày 2 lần để củng cố. Kết quả: tòa n bộ bệnh nhân đều có kết quả. Bình quân sau 2 ngày, lượng Amylase trong nước tiểu bình thường, sau 3 ngày thì bụng hết đau và các triệu chứng rối loạn ở bụng cũng hết. Sau 5 ngày thử nghiệm thấy SGPT hồi phục bình thường. Bình quân mỗi bệnh nhân dùng 450g Đại hoàng( Trung Tây y kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 85 ). + Trị ruột viêm hoại tử xuất huyết: Tác gỉa dùng thuốc sắc Đại hoàng sống kết hợp truyền dịch cân bằng nước điện giải trị14 ca. Người lớn mỗi lần uống Đại hoàng sống 24-30g dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày 2-3 lần. Trừ 2 ca không khỏi, còn lại đều tốt. Thườn g sau 2-6 lần uống, bụng giảm đau rõ. Triệu chứng nhiễm độc được cải thiện, phân có máu và mũi chuyển thành phân lỏng (Chu Kiến Nghi, Phúc Kiến trung Dược Tạp Chí 198 1, 11:36 ). + Trị tai biến mạch máu não: Bệnh viện Trung y thành phố Tôn Nghĩa trị 72 ca tai biến mạch não ( não xuất huyết 11 ca, nhũn não 61 ca, có các triệu chứng: bình quân 4 ngày không đại tiện, rêu lưỡi vàng nhớt, hoặc khô. Dù ng Đại hoàng 12g, Mang tiêu 10g (hòa uống ), Chỉ thực ( hoặc Hậu phác 9g), Cam thảo 6g, sắc còn 200m, chia 2 lần uống, cứ 2 giờ 1 lần. Nếu hôn mê thêm An Cung Ngưu Hoàng Hoàn 1-2 viên. Thường chỉ uống 1-2 lần là tỉnh, triệu chứng giảm, bệnh nhẹ hơn. Trong số 18 ca hôn mê, sau khi uống thuốc tỉnh 10 ca, không thay đổi 8 ca (Thang Tống Minh, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1983, 1: 19) . + Trị chứng lipid huyết cao: dùng cồn chiết xuất Đại hoàng làm viên 0,25g, trị 47 ca, mỗi ngày vào lúc sáng sớm, uống 3 viên, liên tục 3 tuần, kết quả tốt. Số bệnh nhân có chỉ số Triglyceride và b-Lipoprotein cao đạt kết quả 76% (Tiêu Đông Hải, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1988, 8: 2 ). + Trị viêm gan vàng da cấp tính: dùng liều cao Đại hoàng trị 80 ca, người lớn dùng 50g, trẻ nhỏ 25-30g, sắc uống, mỗi ngày 1 lần, trung bìmh dùng 16g mỗi ngày. Kết qủa hồi phục chức năng gan, các triệu chứng cải thiện tốt, tỉ lệ có kết quả là 95%, tốt 81,25% ( Ngô Tài Hiền, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1984, 2: 88 ). + Trị Amidal viêm có mủ cấp tính: mỗi ngày dùng Đại hoàng (sống) 15g, trẻ nhỏ dùng 8 - 10g, hòa với 250ml nước sôi, uống nuốt dần, 2 giờ uống 1 lần, có thể uống 4 lần. Theo dõi 22 ca, kết quả tốt, bình quân 2-4 ngày thì khỏi ( Lâm Văn Mổ, Phúc Kiến Trung Dược Tạp Chí,1987, 2: 43). + Mỗi ngày dùng Đại hoàng sống 6-9g hãm nước uống. 2 giờ sau, lấy bã thuốc đó lại hãm thêm nước sôi uống lần nữa. Đã trị 40 ca trẻ nhỏ viêm amid an có mủ. Kết quả tỉ lệ khỏi là 85% ( Tôn Thiệu Danh, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1987, 11: 695 ). . chủ, trong đó Đại hoàng 80g, Hoàng liên 40g. Sắc Đại hoàng cho thật sôi rồi lấy 2 bát ngâm với vị trước đó, chia ra 2 lần uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Khiết cổ dùng Đại hoàng để tả. ĐẠI HOÀNG (Kỳ 5) Đơn thuốc kinh nghiệm: (tt) + Trị trung tiêu, thượng tiêu có nhiệt đàm sinh ra đau nửa đầu, các loại thuốc hầu như không có hiệu quả, tổn thương tới mắt, dùng Đại. Đại Từ Điển). + Trị bỏng: Đại hoàng tán bột trộn dầu mè xức nơi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi và sưng tấy do chứng nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). (2) Đại hoàng Đương quy, 2 vị bằng

Ngày đăng: 09/07/2014, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan