Vừa xinh vừa giỏi mà vẫn "ế" Ngày xưa, khi con gái đến tuổi đôi mươi chưa có ai ngấp nghé, các cụ đã lo đứng lo ngồi. Họ thường kháo nhau: "Cho nó lấy chồng sớm để đỡ lo. Nhỡ nó cứ mãi thù lù một góc nhà mà… không "nổ", mình biết tính sao?". Nỗi lo về chuyện không ai lấy Ngày nay, độ tuổi lập gia đình của cả nam lẫn nữ đã tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nỗi lo "ế" được xoa dịu. Tỷ lệ Một nửa của tôi giờ này ở đâu? – Ảnh: inmagine.com các bạn trẻ độc thân ngày càng tăng không chỉ khiến các bậc cha mẹ sốt ruột mà ngay cả những nhà xã hội học cũng băn khoăn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến giới trẻ thời nay lập gia đình muộn. Họ ưu tiên thời gian cho sự nghiệp, học hành và tận hưởng tự do trước khi "chui đầu vào rọ". Họ tôn thờ chủ nghĩa độc thân và không muốn ràng buộc đời mình với một ai đó. Tuy nhiên, thực tế có một nguyên nhân mà ít ai chịu thừa nhận: "ế" vì không ai chịu lấy họ. Rất nhiều bạn trẻ rơi vào cảnh dở khóc dở cười khi tìm mãi không ra người yêu, dù họ luôn nhiệt tình yêu và không hề kén cá chọn canh. Khi họ xem mình trên tất cả Dương Đông Thái, 28 tuổi, trợ lý giám đốc của một công ty gốm sứ ở Bình Dương, là con trai một trong gia đình có sáu chị em gái. Quen được chiều chuộng, khi có bạn gái, Thái cũng muốn cô cư xử như các chị mình. Mỗi lần hẹn nhau đi chơi, Thái bắt bạn gái chạy xe hơn chục cây số đến nhà để chở anh đi. Nếu bạn gái trễ hẹn, anh chàng mặt nặng mày nhẹ suốt mấy ngày. Mỗi lần xe hư, người yêu Thái nhờ xem hộ, ngay lập tức anh chàng thoái thác: "Em tự làm đi, anh không thích con gái nhõng nhẽo như thế". Có khi, Thái còn bẻ lại một câu: "Ở nhà anh, mấy chị toàn tự làm việc của mình. Họ mạnh mẽ lắm, chẳng mè nheo như em đâu. Các chị đều làm thay anh chứ chẳng bắt anh làm bao giờ". Người yêu Thái đi từ ngạc nhiên đến sửng sốt và bất mãn. Sau gần ba tháng "chịu đựng", cô đành nói lời chia tay dù vẫn còn yêu anh. Cùng "cảnh ngộ" với Thái là Kim Ngọc, 24 tuổi, thư ký của một công ty dịch vụ ở Q .3, TP. HCM. Ngọc rất xinh và có giọng nói trong trẻo như chim vành khuyên. Thời đi học, nàng là bông hoa duy nhất trong khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Bách khoa TP. HCM, nên được săn đón hết mức. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian theo đuổi nàng, các chàng đều rút lui nhanh chóng. Thanh Tùng, 24 tuổi, bạn học cùng khoa và cũng là người yêu lâu nhất của Ngọc, giãi bày: "Yêu nhau được ba tháng, tôi mời Ngọc về quê tôi ở Bến Tre chơi. Thế nhưng, cô ấy xua tay: Ở dưới quê bẩn lắm, em không đi đâu. Nhỡ bị muỗi cắn hay đen đúa thì xấu lắm!". "Lần khác tôi rủ Ngọc vào bệnh viện thăm bà ngoại. Ngọc từ chối: Trời ơi, em sợ máu lắm, anh không biết hả? Em vào đó sẽ xỉu ngay, anh không thương em sao?". "Vài lần như thế, tôi nhận ra Kim Ngọc thật ích kỷ. Tôi cần tìm một người yêu và một người vợ biết chia sẻ, quan tâm đến gia đình mình chứ không phải cô nàng lúc nào cũng đỏng đảnh: Em chả… Vậy là chia tay!". Bên cạnh việc xem mình là cái rốn của vũ trụ và bắt mọi người phải chiều chuộng, thiếu tính tự lập cũng là một nguyên nhân khiến các bạn trẻ "ế". Lẽ dĩ nhiên, không ai muốn cưới một cô vợ hoặc một anh chồng về để hầu hạ hoặc nuôi cơm từ ngày này qua ngày khác. Nguyễn Thanh Hùng, 24 tuổi, tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên loại giỏi. Ngày tốt nghiệp, bạn bè ai cũng bảo với khả năng như thế, chắc chắn Hùng sẽ kiếm được việc làm như ý. Thế nhưng ba tháng, năm tháng rồi một năm, Hùng vẫn ở nhà ăn bám bố mẹ. Khi người yêu nhắc nhở, Hình đáp tỉnh rụi: "Đợi bố anh xin cho vào chỗ ngon lành! Anh lười vác đơn đi xin việc quá". Sau vài lần tỉnh rụi như thế, Hùng mất người yêu như một lẽ tất nhiên. Dù vậy, Hùng vẫn bình chân như vại với suy nghĩ: "Đợi mẹ tìm cho mình một cô xinh hơn, việc gì mà buồn?". Nguyên nhân sâu xa từ cách giáo dục Rất có thể khi đọc những câu chuyện trên, bạn bắt gặp hình ảnh của mình hoặc một người bạn nào đó mình quen biết. Những nam thanh nữ tú có tính cách giống Thái, Ngọc hay Hùng xuất hiện ngày càng nhiều và không còn là chuyện cá biệt. Hầu hết những bạn trẻ "đang bị ế" đều có những đặc điểm chung: họ là con một và được gia đình yêu thương, cung phụng từ tấm bé. Môi trường sống thừa thãi Có thật sự các bạn gái muốn sống độc thân hay chưa tìm được người như ý? – Ảnh" inmagine.com vật chất và sự cưng chiều khiến họ xem mình như cái rốn của vũ trụ và đánh mất sự độc lập. Theo chuyên viên tư vấn tâm lý Trần Thị Xuân Nguyệt, thuộc trung tâm Tư vấn Tâm lý Giáo dục – Tình yêu Hôn nhân Gia đình, TP. HCM, cách giáo dục của gia đình tác động rất nhiều đến tính cách của một người trưởng thành. Nhiều bậc phụ huynh chỉ lo đáp ứng yêu cầu vật chất mà quên giáo dục con cách tự chăm sóc mình và quan tâm đến những người xung quanh. Nhiều bạn trẻ quá đầy đủ sinh ra ích kỷ, tự mãn và sống theo chủ nghĩa thực dụng. Họ không thể hòa đồng với mọi người và càng không thể tìm được tình yêu đích thực. Như trường hợp của Thanh Hùng trong câu chuyện trên. Anh là con trai một, là đứa cháu duy nhất bên họ nhà ngoại. Mãi đến năm Hùng hai mươi tư tuổi, mẹ anh vẫn không dám cho con chạy xe máy đi xa. Một lần, Hùng bị sốt, phải nhập viện. Vừa nhận được tin, các dì của chàng từ quê đều tức tốc chạy lên. Người nấu nước, người mua sữa… khiến cả phòng bệnh náo loạn. Bạn gái Hùng không ít lần ngao ngán khi chứng kiến cảnh chàng ngồi chơi game, mẹ chàng lụi cụi rửa bát và bố chàng cặm cụi bắc ống đèn. Lớn lên trong môi trường như thế, Hùng biến thành chàng trai ích kỷ, sống phụ thuộc và chỉ biết hưởng thụ là điều dễ hiểu. Cũng theo chị Xuân Nguyệt, không ít những bậc phụ huynh lớn lên trong sự nuông chiều và họ dạy con theo lối giáo dục họ đã được thụ hưởng. Cách giáo dục này lặp lại qua nhiều thế hệ sẽ làm sản sinh một lớp thanh niên không ai dám chọn để nâng khăn sửa túi. "Nghiêm trọng hơn, những người ế vì nguyên nhân này ít khi hiểu được vì sao mình cô đơn. Họ cứ loay hoay mãi để tìm nguyên nhân mà không ý thức được rằng chính họ cần phải thay đổi". "Họ có cả một gia đình phía sau để ủng hộ lối sống của mình nên không thể nhận ra tính cách và quan niệm của mình cần phải thay đổi", chị Xuân Nguyệt nhận định. Thay đổi quan niệm để tìm hạnh phúc Cũng theo chị Xuân Nguyệt, khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có sự thay đổi từ phía gia đình. Đó chính là gốc rễ sâu xa hình thành nên tính cách của các bạn trẻ. Các bậc phụ huynh nên thả bớt "gọng kềm", giao trọng trách quyết định cho con trẻ, từ việc nhỏ đến việc lớn. Tập cho con cách tự chăm sóc, tự bảo vệ và tự đứng trên đôi chân của mình! Bắt con lao động để sinh sống thay vì chu cấp tiền bạc và chiều theo những yêu cầu vô lý của con! Bên cạnh đó, người trong cuộc cũng cần phải thay đổi quan niệm, phải biết mở lòng ra với mọi người. Hãy mở rộng phạm vi giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội, lắng nghe những góp ý để dần sửa đổi và hòa nhập với cộng đồng! Nếu lỡ yêu một anh chàng hoặc một cô nàng đỏng đảnh, bạn không nên nóng vội và bắt họ phải thay đổi ngay lập tức. Hãy thông cảm, giúp họ thay đổi từng chút một và cho họ thời gian để thích nghi với những thay đổi mới! Điều quan trọng là không chiều theo mọi ý thích của họ. Bạn phải biết cách nói "Không" một cách kiên quyết nhưng đồng thời, bạn phải giải thích rõ lý do để họ hiểu và chấp nhận. . Vừa xinh vừa giỏi mà vẫn "ế" Ngày xưa, khi con gái đến tuổi đôi mươi chưa có ai ngấp nghé,. mất người yêu như một lẽ tất nhiên. Dù vậy, Hùng vẫn bình chân như vại với suy nghĩ: "Đợi mẹ tìm cho mình một cô xinh hơn, việc gì mà buồn?". Nguyên nhân sâu xa từ cách giáo dục. cô đành nói lời chia tay dù vẫn còn yêu anh. Cùng "cảnh ngộ" với Thái là Kim Ngọc, 24 tuổi, thư ký của một công ty dịch vụ ở Q .3, TP. HCM. Ngọc rất xinh và có giọng nói trong trẻo