Phái nữ không là thứ yếu ppt

5 351 0
Phái nữ không là thứ yếu ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phái nữ không là thứ yếu Nhiều phụ nữ cho rằng họ sẽ thiệt thòi nếu phải ở nhà đảm đương việc nội trợ và cho đó là sự bất bình đẳng nam nữ. Tuy nhiên, dưới góc nhìn mới, người phụ nữ làm công việc nội trợ cũng đang góp sức rất lớn cho gia đình và xã hội 19 năm định cư tại nước ngoài và theo đuổi môn khoa học giới, TS Nguyễn Đài Trang, Trường ĐH Toronto- Canada, luôn khâm phục những người phụ nữ VN không chấp nhận vai trò thứ yếu trong gia đình mà theo đuổi lý tưởng bảo vệ đất nước, điển hình là Bà Triệu. Bà Triệu cũng chính là người phụ nữ VN đầu tiên dám tuyên bố từ bỏ vai trò truyền thống để khẳng định vị trí của mình trong mối liên hệ với tinh thần dân tộc. Phá bỏ định kiến Hội thảo “Tầm quan trọng của bình đẳng giới trong việc phát triển đất nước” do TS Nguyễn Đài Trang làm báo cáo viên, mới tổ chức tại TPHCM thu hút được sự quan tâm và bàn luận sôi nổi của nhiều nhà chuyên môn, giảng viên, sinh viên của các trường ĐH. TS Trang cho rằng ở VN cũng như trên thế giới, người phụ nữ rất ít có cơ hội đạt được sự bình đẳng giới. Không nên đổ lỗi bất bình đẳng giới cho nam giới và tước đi những quyền lợi của họ. Tuy nhiên, để đạt được sự bình đẳng giới đòi hỏi sự góp sức của cả hai phái: “Lý thuyết giới đã chứng thực là nếu vai trò truyền thống của phụ nữ trong gia đình càng cao thì họ càng ít có cơ hội để đạt được bình đẳng giới. Do đó, cần phải vượt qua định kiến về giới để nam và nữ có vai trò như nhau trong gia đình, xã hội và góp phần vào sự phát triển đất nước”- TS Trang chia sẻ. Nhiều người vẫn mang nặng quan điểm, đàn ông mới là trụ cột, đảm đương những việc lớn, còn phụ nữ chỉ thích hợp với việc nội trợ, chăm sóc con cái. Bởi thế người phụ nữ thường ít có cơ hội để thể hiện mình và nếu họ giữ vị trí nào đó trong xã hội thì lại thường không hạnh phúc trong gia đình. Ví dụ đơn giản, khi người phụ nữ lo làm việc để tăng thu nhập, chẳng hạn mở một cửa hàng, họ sẽ phải làm việc nhiều hơn, lo lắng về các khoản nợ, không dành nhiều thời gian lo cho chồng, con… Điều này sẽ khiến cho ông chồng cảm thấy khó chịu, thậm chí nảy sinh bạo lực gia đình. Ngày nay, một số cô gái VN có học vấn cao, làm việc cho các công ty nước ngoài, ngoài 30 tuổi mới nghĩ tới chuyện lập gia đình. Lúc này, họ lại không tìm được người đàn ông phù hợp với mình, không chấp nhận lối sống gia trưởng… nên có xu hướng lấy Việt kiều. Tuy nhiên, những Việt kiều về quê tìm vợ lại có trình độ thấp, muốn “lấy một cô vợ đúng nghĩa” nên họ cũng rất khắt khe. Do vậy, người vợ rốt cục vẫn phải chấp nhận phục tùng chồng nếu muốn có một gia đình yên ấm. Thực tế cho thấy vẫn còn rất nhiều rào cản, định kiến cần phải phá bỏ để đạt được sự bình đẳng nam nữ. Bình đẳng trong nhận thức Cô Bùi Thanh Thúy, giảng viên Trường ĐH Hoa Sen TPHCM, cho rằng bình đẳng giới vẫn còn rất xa vời với đa số phụ nữ. Ngoài các dịp như: Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3), ngày thành lập Hội Phụ nữ VN (20-10), thời gian còn lại, người phụ nữ với vai trò truyền thống của mình vẫn đối mặt với nhiều khổ cực, đắng cay. Do đó, cần phải có môn học về giới trong nhà trường để giáo dục, nâng cao nhận thức cho mỗi người về bình đẳng giới. Một phụ nữ giấu tên tham gia buổi thảo luận nêu hoàn cảnh: “Ông xã tôi đi làm công việc bên ngoài và muốn tôi ở nhà làm nội trợ. Trong mắt nhiều người, tôi là người bất tài, sống phụ thuộc vào chồng. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách công tâm, tôi cũng góp rất nhiều công sức bởi nếu tôi đi làm bên ngoài, sẽ phải trả một khoản tiền cho người giúp việc và làm sao người đó có thể chăm sóc, giáo dục con cái tốt. Do vậy, kể cả tôi làm nội trợ, tôi vẫn giữ vai trò rất quan trọng”. Đồng tình với cách nghĩ trên, nhiều ý kiến tham gia thảo luận cho rằng sự bình đẳng phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người và trước hết, chị em phụ nữ nên tự biết cách nâng cao mình lên. Nhiều năm làm công tác đối ngoại, đi nhiều nước trên thế giới, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng dịu hiền là đức tính tốt của người phụ nữ VN, nhưng trong xã hội ngày nay người phụ nữ cần phải biết chọn con đường cho cuộc sống riêng của mình. Dù là nội trợ thì đó cũng là lựa chọn của người phụ nữ và người chồng phải tôn trọng sự lựa chọn đó. Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, nam giới cần được giáo dục và giác ngộ về bình đẳng giới. “Nơi tôi làm việc, có nhiều chị giữ chức vụ cao lấy một người chồng là bảo vệ, văn thư… nhưng họ vẫn sống với nhau yên ấm. Có những người chồng không bằng vợ về địa vị xã hội, nhưng họ hiểu được giá trị của hạnh phúc và chính họ đã góp phần phá bỏ những định kiến của xã hội về nữ giới”- bà Ninh chia sẻ. . Phái nữ không là thứ yếu Nhiều phụ nữ cho rằng họ sẽ thiệt thòi nếu phải ở nhà đảm đương việc nội trợ và cho đó là sự bất bình đẳng nam nữ. Tuy nhiên, dưới góc. phục những người phụ nữ VN không chấp nhận vai trò thứ yếu trong gia đình mà theo đuổi lý tưởng bảo vệ đất nước, điển hình là Bà Triệu. Bà Triệu cũng chính là người phụ nữ VN đầu tiên dám tuyên. nhận thức của mỗi người và trước hết, chị em phụ nữ nên tự biết cách nâng cao mình lên. Nhiều năm làm công tác đối ngoại, đi nhiều nước trên thế giới, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng dịu hiền là

Ngày đăng: 09/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan