1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Thông Ba Lá pptx

5 389 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 129,11 KB

Nội dung

Thông Ba Lá Công dụng: Tùng hương là nguồn nguyên liệu cần thiết đối với nhiều ngành công nghiệp như chế biến cao su, sơn, sản xuất giấy, vật liệu cách điện, nhựa hàn, keo dán, chất tạo bọt cho xà phòng, công nghiệp in, vẽ các sản phẩm in batic, làm xi, dùng để bôi trơn cho nhiều loại nhạc cụ và chế biến cao dán chữa trị mụn nhọt. . . Tinh dầu (turpentine oil) được dùng làm thuốc bôi, có tác dụng kích thích tại chỗ, lưu thông máu đối với bệnh viêm thấp khớp, cảm lạnh. Tinh dầu thông có tính sát trùng mạnh nên được dùng làm thuốc diệt khuẩn đường hô hấp (thuốc ho, thuốc xông họng). Tinh dầu thông cũng là nguồn nguyên liệu trong công nghiệp hóa mỹ phẩm, sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc, làm dung môi trong công nghiệp sơn, vecni và công nghiệp tuyển quặng. Từ gốc thông già ta có thể xử lý, chưng cất lấy tinh dầu và hắc ín thảo mộc. Gỗ thông ba lá tuy không bền bằng gỗ thông nhựa, nhưng cũng được sử dụng khá phổ biến (đồ gỗ thông thường, thùng đựng hàng, cột điện, đóng toa xe ), đặc biệt là trong công nghệ chế biến gỗ dán, bột giấy, sợi tổng hợp. Hình thái: Cây gỗ lớn, thân thẳng đứng, cao 20-30(-45)m, đường kính thân có thể tới 50-70(-100)cm, vỏ dày, nứt thành những rãnh sâu, màu nâu đen. Cành nhỏ thường có màu vàng nhạt, màu phấn trắng. Lá hình kim, họp thành từng túm 3 lá (ít khi có 2 hoặc 4 lá), dài (10-)12-21(-25)cm, mảnh, mềm, màu xanh sáng. Nón đơn tính cùng gốc. Nón cái hình trứng, dài (4-)5-8(-10)cm, gần như không cuống hoặc có cuống rất ngắn (dài nhất chỉ khoảng 10 mm). Hạt nhỏ có cánh mỏng, dài 1 ,5-2,5cm. Phân bố: - Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Yên Minh, Hoàng Xu Phì, Xín Mần), Quảng Ninh, Yên Bái (Mù Cang Chải), Lai Châu (Than Uyên, Tủa Chùa), Sơn La (Mộc Châu), Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. - Thế giới: Cây phân bố ở miền Nam Trung Quốc, Lào, Bắc Thái Lan, Philippin, Myanmar và miền Đông Ấn Độ. Hiện thông ba lá đã được đưa trồng ở khắp các khu vực nhiệt đới trong vùng Đông Nam Á. Đặc điểm sinh học: Cây ưa mát, ẩm và ưa sáng. Trong tự nhiên chúng thường sinh trưởng ở các khu vực có độ cao từ 300m đến 2.700m, song thích hợp nhất là ở các độ cao từ 1.000 đến 1.500m. Ở nước ta, rừng thông ba lá mọc thuần loại chỉ phân bố ở một số khu vực có độ cao trên 1.000m tại Tây Nguyên (nhiều nhất là ở Lâm Đồng, tiếp đó là Gia Lai và Kon Tum). Trong vành đai 800-1.000m là các kiểu rừng hỗn giao của thông ba lá và thông nhựa (Pinus merkusil). Càng xuống thấp thông ba lá giảm dần, nhưng với thông nhựa lại tăng lên. Tại một số địa phương ở phía Bắc cũng có thể gặp thông ba lá mọc thuần loại hoặc hỗn giao với một số cây lá rụng khác, nhưng với diện tích nhỏ và tạo thành loại hình rừng thưa lá kim. Thông ba lá thích hợp với các khu vực có nhiệt độ trung bình năm khoảng 15-20 0 C, tổng lượng mưa khoảng 2.000- 2.500mm và mùa khô ngắn. Chúng ưa đất nhiều mùn, tương đối ẩm, chua (pH 4,8-5,5), phong hoá trên đá mẹ hoa cương, gnai, phiến thạch, phiến thạch mi ca, sa thạch , thoát nước tốt, quang đãng và được chiếu sáng đầy đủ. Thông ba lá không thích ứng với đất kiềm. Tại Tây Nguyên, thông ba lá tái sinh tự nhiên khá tốt. Hạt thường phát tán vào mùa khô và nảy mầm vào mùa mưa. Cây con ưa sáng và ưa ẩm. Trong tự nhiên, thông ba lá tăng trưởng chiều cao khá nhanh ở giai đoạn trước 14-15 tuổi. Đến giai đoạn 18-25 năm tuổi, cây đạt chiều cao khá ổn định. Tăng trưởng đường kính trong giai đoạn trước 20 năm tuổi cũng cao nhất (đạt trung bình 0,9-1,1cm/năm). Thời kỳ cây đạt từ 21 đến 40 tuổi, tăng trưởng đường kính trung bình chỉ khoảng 0,52-0,61cm/năm. Trên 40 tuổi, cây tăng trưởng không đáng kể. Với điều kiện tự nhiên tại các tỉnh Tây Nguyên, thông ba lá thường có đường kính thân lớn hơn so với thông nhựa ở cùng lứa tuổi. Cây ra nón vào tháng 4-5 và chín sau đó khoảng 2 năm. . giao của thông ba lá và thông nhựa (Pinus merkusil). Càng xuống thấp thông ba lá giảm dần, nhưng với thông nhựa lại tăng lên. Tại một số địa phương ở phía Bắc cũng có thể gặp thông ba lá mọc. quặng. Từ gốc thông già ta có thể xử lý, chưng cất lấy tinh dầu và hắc ín thảo mộc. Gỗ thông ba lá tuy không bền bằng gỗ thông nhựa, nhưng cũng được sử dụng khá phổ biến (đồ gỗ thông thường,. thạch , thoát nước tốt, quang đãng và được chiếu sáng đầy đủ. Thông ba lá không thích ứng với đất kiềm. Tại Tây Nguyên, thông ba lá tái sinh tự nhiên khá tốt. Hạt thường phát tán vào mùa khô

Ngày đăng: 09/07/2014, 05:21

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w