Mai Xanh Tre tàu, tre bát độ, mai lạng sơn, mai bằng mạc, tre ngọt, mạy mươi (Tày, Nùng) Công dụng: Công dụng chính của mai xanh là cung cấp măng ăn tươi, phơi khô hay đóng hộp xuất khẩu. Măng mai xanh có vị ngon, không đắng, màu trắng sau khi luộc, là thực phẩm được ưa chuộng ở nhiều nước. Thân tre trưởng thành được dùng làm máng nước, làm mảng để đánh cá trong các suối nhỏ; dùng đan rổ rá, dùng trong xây dựng nhà cửa và trong công nghiệp giấy. Lá dùng làm nón, lợp mái cho các thuyền nhỏ và nguyên liệu để gói bọc (gói bánh, kẹo ). Lá mai xanh khô có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu. Ở Đài Loan mai xanh được trồng lấy măng và làm cây cảnh. Trên thị trường quốc tế, nhiều nước đã biết đến măng của mai xanh. Năm 1985, Trung Quốc lục địa đã xuất khẩu 140.000 tấn măng mai xanh. Hàng năm Đài Loan xuất khẩu khoảng 40.000 tần/năm. Nước nhập khẩu măng mai xanh chủ yếu là Nhật Bản (giá trị khoảng 40 triệu USD/năm). Măng khô và măng đóng hộp cũng được xuất sang châu Âu, Mỹ, Canada và một số nước Đông Nam Á. Từ năm 1973, Philippin đã xuất măng mai xanh sang Nhật Bản. Trong 100g phần ăn được của măng bao gồm: 92g nước; 1,2g protein; 1,2g hydrat cacbon; 0,5g chất béo; 0,8g chất xơ và 0,7g tro. Kích thước sợi: chiều dài 3,0mm; đường kính 18,1mm; vách dày 5,6µm. Thành phần hoá học của thân khoảng: 50,15% holocellulose;19,40% pentosan; 24,76% lignin; 2,82% tro; lượng tan trong nước nóng 5,77%; tan trong cồ và ben ben 7,37% và trong kiềm (NaOH 1%) là 26,60%. Vì vậy thân mai xanh là nguyên liệu chế biến bột giấy rất tốt. Hình thái: Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm, cao 20-25m, đường kính 15- 30cm, ngọn rủ xuống dài hay cong hình cung; chiều dài lóng 45- 60cm, lúc non phủ phấn trắng, nhưng không lông, chỉ ở đốt có một vòng lông nhung màu nâu; bề dày vách thân 1-3cm. Cây phân cành cao, khoảng nửa chiều dài thân; mỗi đốt mang nhiều cành, cành chính thường chỉ một. Mo thân rụng sớm, chất da dày, hình lưỡi xẻng tròn rộng, mặt lưng phủ lông gai nhỏ, nhưng dễ rụng nên thành không lông, phần miệng bẹ ở đỉnh rất hẹp (rộng khoảng 3cm); tai mo nhỏ, dài 5mm, rộng 1 mm, lưỡi mo chỉ cao 1-3mm, mép xẻ răng nhỏ; lá mo lật ra ngoài, hình trứng đến lưỡi mác, dài 6-1 5cm, rộng 3-5cm, mặt bụng phủ lông gai nhỏ màu nâu nhạt. Lá 7-13, bẹ lá dài 19cm, lúc non phủ lông gai màu nâu vàng, sau trở nên không lông; tai lá không, lưỡi lá nổi lên, cao 1-2mm, cắt ngang, mép xẻ răng nhỏ; phiến lá hình lưỡi mác dạng elíp dài, dài 15- 35(50)cm, rộng 2,5-7(13)cm, gốc tròn, đầu nhọn dần mà thành mũi nhọn nhỏ, mặt trên không lông, mặt dưới gân giữa nổi lên mạnh và có răng cưa nhỏ, lúc non trên gân cấp hai còn có lông nhung, gân cấp hai 7-15 đôi gân ngang nhỏ cũng rõ; cuống lá không lông, dài 5-8mm. Cành hoa cỡ lớn, không lá hay phía trên có lá, lóng của nhánh cứng chắc, phủ dày lông, mềm nhỏ màu nâu vàng, trên mỗi đốt đính 1-7 hoặc nhiều bông nhỏ, ở dạng nửa mọc vòng; bông nhỏ hình trứng, rất dẹt, dài 1,2- 1,5cm, rộng 7-13mm, lúc chín màu tím đỏ hay tím tối, đỉnh tù chứa 6-8 hoa; hoa ở đỉnh thường khá to, lúc chín hoa có thể mở rộng; mày ngoài, màu lục vàng, nửa trên của mép màu tím, dài 12-13mm, rộng 7- 16mm, có nhiều gân; mày trong hình lưỡi mác dạng tròn dài, dài 7-11mm, rộng 3-4mm, phần nửa trên màu tím nhạt, 2 hay 3 gân giữa các gờ; bầu hình cầu dẹt hay hình trứng rộng, phần nửa trên mọc rải rác lông nhỏ màu trắng, phần nửa dưới không lông, có cuống bầu, rãnh bụng, dài khoảng 7mm; vòi phủ dày lông nhỏ màu trắng, đầu nhuỵ 1 , không có ranh giới rõ rệt với vòi, đôi khi đầu nhuỵ 2. Quả dạng quả dĩnh hình cầu- trứng, dài 8-12mm, rộng 4-6mm, vỏ quả mỏng, màu nâu nhạt. Phân bố: - Việt Nam: Mai xanh đã được trồng từ rất lâu đời. Các tỉnh có nhiều mai xanh nhất là: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Tuyên Quang. Loài tre này cũng được nhập thêm vào Nam Việt Nam từ Đài Loan, ở cuối thập kỷ 60 (1968, theo Phạm Hoàng Hộ) để trồng lấy măng và mang tên tre tàu để chỉ xuất sứ của nó. Mai xanh được nhập chính thức vào miền Bắc Việt Nam từ Đài Loan trong cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước và mang tên "Bát độ”. Tới nay loài mai xanh, dưới tên bát độ được trồng ở hầu hết các tỉnh của Việt Nam để lấy măng. - Thế giới: Mai xanh hiện được trồng ở nhiều nước vùng Đông Á (Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc), các nước vùng Nam và Đông Nam châu Á. Đặc điểm sinh học: Ở các nước nhiệt đới, mai xanh được trồng tại các vùng thấp (Việt Nam, lndonesia), hoặc vùng cao (Philippin). Cây ưa lượng mưa lớn và phát triển tốt trên đất ẩm, màu mỡ, đất sét nặng, đất kiềm hay acid. Cây ưa đất thoải 5- 10 0 ; trồng nơi đất dốc hơn cây phát triển kém. Địa hình ưa thích nhất của mai xanh là ven sông suối, quanh chân núi đất hay núi đá. Nhưng do cây ưa sáng mạnh nên không trồng vào sát núi đá; cây sẽ thiếu sáng và không phát triển được. Ở Bắc Đài Loan, mai xanh phân bố ở vùng có khí hậu á nhiệt đới có độ cao trên 1.000m. Cây có thể chịu được nhiệt độ -4 0 C. Cây sinh trưởng, phát triển rất nhanh. Nếu được bón phân chuồng hoại, ngay năm đầu bụi mai xanh đã phát triển 2-3 thân khí sinh mới. Tròn 3 năm một bụi có thể có đến 20-25 thân tre, có độ cao trung bình 5-6m và đường kính 4-5cm. Ở Philippin, cây trồng 5 năm thân tre có chiều cao trung bình 15m và đường kính trung bình 7cm. Ở Đài Loan rất ít gặp cây ra hoa, nhưng hiện tượng ra hoa trong bụi rất hay gặp ở Việt Nam, Philippin, lndonesia và Trung Quốc lục địa. Cây có thể chịu được ngập nước 1-2 ngày, nếu ngập lâu hơn cây sẽ bị chết. . Mai Xanh Tre tàu, tre bát độ, mai lạng sơn, mai bằng mạc, tre ngọt, mạy mươi (Tày, Nùng) Công dụng: Công dụng chính của mai xanh là cung cấp măng ăn tươi,. kẹo ). Lá mai xanh khô có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu. Ở Đài Loan mai xanh được trồng lấy măng và làm cây cảnh. Trên thị trường quốc tế, nhiều nước đã biết đến măng của mai xanh. Năm. 1985, Trung Quốc lục địa đã xuất khẩu 140.000 tấn măng mai xanh. Hàng năm Đài Loan xuất khẩu khoảng 40.000 tần/năm. Nước nhập khẩu măng mai xanh chủ yếu là Nhật Bản (giá trị khoảng 40 triệu USD/năm).