Lớp 3 Bài 2: VẼ TRANG TRÍ VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM I.Yêu cầu - Tìm hiểu cách trang trí đường diềm. - Cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm. - Hoàn thành các bài tập ở lớp. II.Chuẩn bị. 1.Giáo viên: Giáo án, SGV, đồ vật có trang trí đường diềm, tranh minh họa, bài vẽ của học sinh năm trước. 2.Học sinh: Vở Tập vẽ, chì, màu, tẩy. III.Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, thực hành. IV.Tiến trình lên lớp. -Giới thiệu bài: trong cuộc sống chúng ta, màu sắc làm cho mọi vật trở nên đẹp và đáng yêu hơn…( T trưng bày 1 số đồ vật có trang trí đơn giản ) Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. -T giới thiệu đường diềm: Đường diềm là những họa tiết hoa lá được sắp xếp xen kẽ hoặc lặp đi lặp lại nối tiếp, kéo dài tạo thành dãy dài. -T cho H xem hình minh họa ( đường diềm hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh) và đặt câu hỏi: +Đường diềm nào có họa tiết trang trí?( đường diềm thứ 2) +Họa tiết sắp xếp như thế nào?( Họa tiết giống nhau và sắp xếp liên tục) +Đường diềm chưa hoàn chỉnh con thiếu gì?( thiếu họa tiết và màu sắc) +Trên đường diềm có những màu nào?( màu xanh, vàng, da cam ) -H trả lời câu hỏi, T bổ sung: -Trang trí đường diềm là sự kết hợp khéo léo giữa họa tiết và màu sắc vì vậy khi vẽ bài cần chú ý lựa chọn họa tiết phù hợp cùng màu sắc hài hòa. Hoạt động 2: Cách vẽ. -T minh họa lên bảng. • Bước1: Phác trục ngang, trục dọc. • Bước 2: Vẽ họa tiết • Bước 3: Vẽ màu và hoàn chỉnh. Lưu ý: - Vẽ chì nét nhẹ để có thể tẩy sửa. - Các họa tiết giống nhau vẽ cùng màu, chỉ dùng 3 đến 4 màu, màu sắc hài hòa. Hoạt động 3: Thực hành. - H đọc kĩ phần bài tập yêu cầu và vẽ bài: Vẽ tiếp họa tiếp họa tiết vào đường diềm, vẽ màu đều, có đậm nhạt. - T bao quát lớp học, hướng dẫn bổ sung thêm cho H. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - H tự nhận xét và xếp loại bài vẽ theo ý thích của mình. - T nhận xét, bổ sung và kết luận. +Cũng cố, dặn dò. - Bài học đã giúp các em thấy được vẻ đẹp của đường diềm… - Chẩn bị bài 3 ( quan sát các loại quả ) . Lớp 3 Bài 2: VẼ TRANG TRÍ VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM I.Yêu cầu - Tìm hiểu cách trang trí đường diềm. - Cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm. - Hoàn thành các bài tập. lớp. II.Chuẩn bị. 1.Giáo viên: Giáo án, SGV, đồ vật có trang trí đường diềm, tranh minh họa, bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh: Vở Tập vẽ, chì, màu, tẩy. III.Phương pháp: Trực quan, vấn. T bổ sung: -Trang trí đường diềm là sự kết hợp khéo léo giữa họa tiết và màu sắc vì vậy khi vẽ bài cần chú ý lựa chọn họa tiết phù hợp cùng màu sắc hài hòa. Hoạt động 2: Cách vẽ. -T minh họa