XUYÊN KHUNG (Kỳ 2) Mô tả: Xuyên khung là 1 loại cây thảo, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, giữa ruột rỗng, mặt ngoài có đường gân dọc. Lá mọc so le, kép 2-3 lần, lá chét có 3- 5 đôi, cuống dài, phiến lá rách sâu, khi dùng tay vò ra có mùi thơm, cuống lá dài 9-17cm, phía dưới ôm lấy thân. Hoa họp thành tán kép, cuống tán phụ ngắn chừng 1cm, hoa nhỏ, mầu trắng. Quả loại song bế, hình trứng. Thu hái: Xuyên khung Cây trồng sau 2 năm mới bắt đầu thu hoạch. Phần dùng làm thuốc: Củ (thân rễ) phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Rhizoma ligustici Wallichi). Lựa củ to, vỏ ngoài đen vàng, thái lát ra thấy vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, không thối nát, chắc, nặng là tốt. Mô tả dược liệu: Củ như nắm tay, có mấu không đều, nhăn, đường kính 3-6cm hoặc hơi to. Mặt ngoài mầu nâu vàng, có nhiều mấu vòng tròn hơi lồi, có nhiều vết hình tròn lõm và bướu nhỏ vết của rễ. Chất cứng, vết vỏ không phẳng, mầu trắng xám hoặc trắng ngà, có vằn tròn và chấm điểm đầu nhỏ mầu vàng. Mùi thơm đặc biệt, nồng, vị cay đắng, tê lưỡi (Dược Tài Học). Bào chế: + Lấy Xuyên khung khô ngâm nước 1 giờ, ủ kín độ 12 giờ cho mềm, thái lát dầy 1mm, phơi khô. Xuyên khung ngâm rượu: Thái Xuyên khung ra từng lát mỏng, ngâm với rượu (cứ 640g Xuyên khung, dùng 8 lít rượu), sao với lửa hơi nóng cho hơi đen, lấy ra để nguội (Trung Dược Đại Từ Điển). + Ngâm nước rồi gạn đi, ủ lại cho mềm là được, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc ngâm rượu để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Rửa sạch, ủ 2-3 ngày cho đến khi mềm, củ nào chưa mềm, ủ lại (không nên đồ vì dễ bị nát, bay hết tinh dầu), thái lát hoặc bào mỏng 1-2 mm, phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40-50o), Nếu dùng sống, sau khi thái có thể sao qua cho thơm hoặc phơi khô rồi tẩm rượu 1 đêm, sao sơ (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bảo quản: Để nơi khô ráo, râm mát. Thành phần hóa học: + Trong Xuyên khung có: . Một Ancaloid dễ bay hơi, công thức C27 H37 N3, Một Acid C10 H10 O4 với tỉ lệ chừng 0.02%, gần giống Acid Ferulic trong A ngùy. Một chất có tính chất Phenola với công thức C24 H46 O4 hoặc C23 H44 O4, độ chảy 108 độ. Một chất trung tính có công thức C26 H28 O4 độ chảy 98 độ, Saponin, dầu bay hơi, 3 chất kết tinh trong đó có Perlolyrine (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Chuanxiongzine, Tetramethylpyrazine, Perlolyrine, 1-5- Hydroxymethyl-2-Furyl-9H-pyrido [3,4-b] Indole (Bắc Kinh Chế Dược Công Á Nghiên Cứu Sở, Trung Dược Thông Báo 1980, 15 (10): 471). + Ligustilide, Wallichilide, 3-Butylidenephthalide, 3-Butylidene-7- Hydroxyphthalide Wang Pnshan và cộng sự, Phytochemistry 1984, 23 (9): 2033). + Butylphthalide (Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (3): 137). + 4-Hydroxy-3-Methoxy styrene, 1-Hydroxy-1-3-Methoxy-4- hydroxyphenyl ethane, Hydroxybenzoic acid, Vanilic acid, Coffeic acid, Protocatechuic acid (Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (5): 237). Tác dụng dược lý: + Đối với hệ thần kinh trung ương: . Theo Thụ Thượng Sư Thọ: Xuyên khung có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương. Dùng nước sắc Xuyên khung 25-50g/Kg thể trọng cho uống, thấy có khả năng ức chế ở chuột lớn, kéo dài thời gian ngủ. Tinh dầu Xuyên khung liều nhỏ có tác dụng ức chế đối với hoạt động của đại não nhưng lại hưng phấn đối với trung khu vận mạch, hô hấp và phản xạ ở tủy sống (con vật yên tĩnh, tự động vận động giảm xuống, nhưng huyết áp tăng cao, hô hấp và phản xạ cũng tăng). Nếu dùng liều quá cao thì đại não bị tê liệt mạnh, các trung khu phản xạ tủy sống có thể bị ức chế, do đó huyết áp tụt xuống, nhiệt độ có thể giảm, hô hấp khó khăn, vận động có thể bị tê liệt và chết. + Tác dụng đối với hệ thần kinh: Nước sắc Xuyên khung cho uống với liều 25-50g/kg có tác dụng trấn tĩnh trên chuột và chuột nhắt. Thuốc kéo dài tác dụng gây ngủ của chất Barbituric nhưng không ảnh hưởng đến tác dụng kích thích của Caffein (Chinese Herbal Medicine). + Đối với tuần hoàn: . Theo Thụ Thượng Sư Thọ: tinh dầu của Xuyên khung có tác dụng làm tê liệt tim, làm cho mạch máu ngoại vi gĩan ra, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu Oxy ở tim. Liều cao có thể làm cho huyết áp hạ xuống (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). . Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao dùng cồn 70 độ và nước chiết hoạt chất trong Xuyên khung chế thành dung dịch 10%, tiêm vào tĩnh mạch chó, thỏ và mèo đã gây mê thấy huyết áp hạ xuống rõ [Tác giả giải thích rằng tác dụng này có liên quan đến ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương] (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). . Lý Quảng Túy và Kim Âm Xương nghiên cứu 27 loại thuốc YHCT đối với huyết áp (thí nghiệm trên chó và mèo đã gây mê) thấy rằng Xuyên khung là 1 vị có tác dụng hạ áp rõ và kéo dài dù tiêm mạch máu hoặc bắp thịt (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Tác dụng đối với tim mạch: Uống nước sắc Xuyên khung có tác dụng ra mồ hôi nhẹ ở súc vật thí nghiệm nhưng chích tĩnh mạch hoặc chích bắp thịt lại làm giảm huyết áp nơi súc vật được gây mê. Dịch chiết có tác dụng mạnh nhất để hạ áp. Thí nghiệm dài ngày trên chó và chuột thấy nước sắc Xuyên khung với liều 4g/kg mỗi ngày làm tăng huyết áp 20mmHg đối với huyết áp tăng thể thận nhưng không có tác dụng đối với huyết áp tăng thực thể (Chinese Herbal Medicine). + Đối với mạch ngoại vi và áp huyết: Nước hoặc cồn ngâm kiệt Xuyên khung và chất Ancaloid chích cho thỏ, mèo và chó được gây mê đều có tác dụng hạ áp lâu dài. Những thí nghiệm dùng nước ngâm kiệt của Xuyên khung bơm vào dạ dầy của chó và chuột gây huyết áp cao mạn tính do thận viêm hoặc huyết áp cao thể Cortison đều có tác dụng hạ áp. Chỉ dùng Xuyên khung đơn độc không có tác dụng hạ áp rõ nhưng tăng tác dụng hạ áp của Reserpin. Hoạt chất Xuyên khung còn có tác dụng làm giảm sức cản của huyết áp ngoại vi, tăng lưu lượng của huyết quản ngoại vi, của động mạch chủ và chân, tăng số hoạt động mao mạch và tăng tốc độ máu của vi tuần hoàn (Trung Dược Học). + Đối với mạch máu ở não: Xuyên khung làm tăng lưu lượng máu ở não, làm giảm phù não do đó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng nửa đầu đau, có tác dụng trị chứng tai điếc bột phát do thần kinh, phòng được sự hình thành máu cục sau khi cấy da (Trung Dược Học). + Đối với tim: Trên thực nghiệâm ếch hoặc cóc, đối với tim cô lập hoặc chỉnh thể với nồng độ thấp thấy có tác dụng hưng phấn, tim co bóp tăng, nhịp tim chậm lại. Với nồng độ cao có tác dụng ngược lại: ức chế tim, làm gĩan tim và tim ngừng đập (Trung Dược Học). + Đối với tiểu cầu: Xuyên khung có tác dụng ức chế sự ngưng tập của tiếu cầu và sự hình thành cục máu (Trung Dược Học). + Đối với cơ trơn: . Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao dùng dung dịch nước của Xuyên khung thí nghiệm trên tử cung cô lập của thỏ đã có thai, thấy bằng với liều nhỏ dung dịch nước Xuyên khung có tác dụng kích thích sự co bóp của tử cung thỏ có thai, cuối cùng đi đến hiện tượng co quắp, ngược lại nếu dùng liều lượng lớn, tử cung bị tê liệt và đi đến ngừng co bóp. Tiêm dung dịch Xuyên khung liên tục 1 thời gian cho thỏ và chuột bạch có thai thì thấy thai chết trong bụng mà không đẩy ra được (do Xuyên khung gây co bóp tử cung, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai làm cho thai chết). Hai tác giả trên nhận định rằng người xưa dùng Xuyên khung trị sản phụ bị băng huyết là do Xuyên khung có khả năng làm co tử cung, làm cho mạch máu ở vách tử cung áp chặt vào tử cung gây ra cầm máu (do Xuyên khung làm gĩan mạch máu nên không cầm máu được). Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột Hà lan cũng có tác dụng tương tự: nếu dùng lượng nhỏ làm tăng nhu động ruột dần dần mà không có khả năng làm cho ngừng hẳn, còn nếu dùng liều cao nhu động ruột bị hoàn toàn ngừng hẳn không khôi phục lại được (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). . Lượng nhỏ của 10% nước sắc Xuyên khung có tác dụng điều hòa niêm mạc tử cung thỏ có thai, trong khi đó với liều cao lại làm ngưng tác dụng co tử cung hoàn toàn. Chích liên tục dịch chiết Xuyên khung cho thỏ và chuột có thai gây chết thai nhưng không trục thai ra. Liều nhỏ nước sắc Xuyên khung ức chế nhu động ở tiểu trường thỏ hoặc chuột Hà Lan, Trong khi đó liều cao lại làm ngừng co bóp (Chinese Herbal Medicine). . Liều nhỏ dịch ngâm kiệt Xuyên khung có tác dụng làm tăng co bóp cơ tủ cung cô lập của thỏ có thai, liều cao lại làm tê liệt cơ. Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột Hà Lan cũng có tác dụng tương tự: lượng nhỏ làm tăng nhu động ruột còn liều cao làm tê liệt. Saponin Xuyên khung, Acid A ngùy và thành phần Lipid nội sinh trung tính cũng có tác dụng tương tự (Trung Dược Học). + Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, Xuyên khung có tác dụng ức chế nhiều khuẩn gây bệnh như Shigella sonnei, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella thương hàn và phẩy khuẩn tả. In vitro thuốc cũng có tác dụng ức chế nhiều khuẩn gây bệnh ngoài da (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng an thần: dùng nước sắc Xuyên khung thụt vào bao tử chuột nhắt và chuột cống đều có thể làm cho chuột giảm hoạt động tự phát, tăng tác dụng gây ngủ của loại thuốc ngủ Natri Bacbital và tác dụng đối kháng với Cafein hưng phấn trung khu thần kinh (Trung Dược Học). + Tác dụng kháng sinh: theo Lưu Quốc Thanh và Trương Duy Tân thì Xuyên khung có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi trùng như vi trùng thương hàn, vi trùng sinh mủ, thổ tả, Lỵ Sonner Xuyên khung cũng có tác dụng chống phóng xạ, kháng khuẩn và chống nấm ngoài da, có tác dụng trị chứng thiếu vitamin E (Trung Dược Học). . chế: + Lấy Xuyên khung khô ngâm nước 1 giờ, ủ kín độ 12 giờ cho mềm, thái lát dầy 1mm, phơi khô. Xuyên khung ngâm rượu: Thái Xuyên khung ra từng lát mỏng, ngâm với rượu (cứ 640g Xuyên khung, dùng. XUYÊN KHUNG (Kỳ 2) Mô tả: Xuyên khung là 1 loại cây thảo, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, giữa ruột rỗng, mặt. người xưa dùng Xuyên khung trị sản phụ bị băng huyết là do Xuyên khung có khả năng làm co tử cung, làm cho mạch máu ở vách tử cung áp chặt vào tử cung gây ra cầm máu (do Xuyên khung làm gĩan