Người vợ tiêu hoang Đức bực mình xách va ly ra bến xe đi công tác mà trong lòng chưa quyên trận cãi vã với vợ đêm hôm trước. Anh không ngờ mỗi lần đi công tác đột xuất lại phải ngửa tay đi vay đồng nghiệp vài trăm nghìn mà xấu hổ mất hết cả tự trọng. Chẳng lẽ là đàn ông mà suốt ngày phải nhắc nhở vợ về chuyện chi tiêu, bếp núc, dưa cà mắm muối thì không nên, nhưng cứ để vợ mặc sức tiêu phí thì như hôm nay không biết chui vào đâu cho hết xấu hổ. Đụng đến việc gì lớn lại “cháy túi”, không thể chủ động giải quyết công việc được. Là phó phòng nông nghiệp của một huyện ven thành phố, Đức thỉnh thoảng lại phải đi họp, đi công tác xa. Anh buồn vì Quế không bao giờ có kế hoạch trong việc chi tiêu. Cô chỉ biết thoả sức mua sắm cho đến khi gần cạn tiền mới cặn kẽ cho hết tháng. Quần áo, giày dép tiêu tốn cả vài triệu bạc, Quế cũng không hề do dự khi mua. Đi chợ, Quế khuân về nhà đủ thứ thức ăn, ăn thừa thãi phải bỏ đi. Hai đứa con lúc nào cũng sống trong sự dư thừa, no đủ nên không biết quý trọng những đồng tiền do bố mẹ làm ra. Chúng đua đòi ăn chơi như dân sành điệu. 12 năm qua, ngoài việc nuôi hai đứa con ăn học gia đình anh không sắm sanh thêm được thứ đồ dùng sinh hoạt nào có giá trị trong nhà. Làm nhân viên văn phòng trong công ty du lịch, Quế có thời gian chăm sóc gia đình nhưng cô thường tận dụng những lúc rỗi rãi để đi làm đẹp và mua quần áo, son phấn… Nhiều lần con ốm đau phải vào bệnh viện mà trong nhà không có nổi vài triệu bạc. Quế không thể thay đổi được quan điểm “sống gấp, sống hưởng thụ” của mình. Khi Đức góp ý nên tiết kiệm chi tiêu thì Quế giận dỗi cho rằng anh ích kỷ, nhỏ nhen để ý cả chuyện tiền nong vặt vãnh. Vợ chồng vì tiền mà sứt mẻ tình cảm. Quế còn giấu chồng những khoản vay nợ, bí mật về tài chính đến khi Đức biết thì mọi chuyện đã muộn. Ngoài ngôi nhà hai tầng, không có chút vốn liếng nào mà Quế tích luỹ được trong thời gian dài chung sống. Năm nào vào dịp Tết, Quế cũng nhớ như in việc mua quà cho bố mẹ và anh em, các cháu bên ngoại mà quên hẳn gia đình bên nội. Ngoài những chiếc phong bì, cô không bao giờ tự mình mua cho bố mẹ, anh em của Đức một món quà nào có ý nghĩa. Nhiều lần Đức muốn nói với vợ về chuyện nên hài hoà khi quan tâm chăm lo cho bố mẹ đôi bên nhưng lại sợ vợ chồng mâu thuẫn chỉ vì những chuyện hết sức “tế nhị”. Ông bà ta thường nói “Đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp” , phụ nữ là người “tay hòm chìa khoá” lo việc nội trợ trong gia đình nên biết chi tiêu hợp lý có kế hoạch. Chuyện tiền bạc cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giữ gìn hạnh phúc gia đình, duy trì cuộc sống sinh hoạt đầm ấm, sung túc, chăm sóc và nuôi dạy con cái học hành, đối nội, đối ngoại…. Vợ chồng làm việc gì cũng nên thuận vợ thuận chồng để tránh những hiểu lầm đáng tiếc hay chỉ vì tiền bạc mà to tiếng với nhau. . Người vợ tiêu hoang Đức bực mình xách va ly ra bến xe đi công tác mà trong lòng chưa quyên trận cãi vã với vợ đêm hôm trước. Anh không ngờ mỗi lần. trọng. Chẳng lẽ là đàn ông mà suốt ngày phải nhắc nhở vợ về chuyện chi tiêu, bếp núc, dưa cà mắm muối thì không nên, nhưng cứ để vợ mặc sức tiêu phí thì như hôm nay không biết chui vào đâu cho. không bao giờ có kế hoạch trong việc chi tiêu. Cô chỉ biết thoả sức mua sắm cho đến khi gần cạn tiền mới cặn kẽ cho hết tháng. Quần áo, giày dép tiêu tốn cả vài triệu bạc, Quế cũng không hề