1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

12 lưu ý khi chăm sóc chân pptx

4 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

12 lưu ý khi chăm sóc chân Một bệnh lý trầm trọng nào đó ở chân cũng sẽ tương tự như tình trạng “nhức răng”. Chăm sóc chân thỏa đáng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày cũng như để có một bàn chân khỏe mạnh, không bệnh tật. Bạn chỉ có một cách duy nhất để “cứu” bàn chân là chăm sóc chúng tật tốt”, Dallas Fell and Chris Delpierre, 2 bác sĩ chuyên chữa các bệnh ở chân, cho biết. “Phòng ngừa sẽ dễ hơn là điều trị”. Hãy nhớ – Chăm sóc chân và chúng sẽ chăm sóc bạn. Ảnh:dieuduong.com.vn Dưới đây là 12 lưu ý mà bạn nên thực hiện hằng ngày: Cắt tỉa móng chân. Cắt tỉa móng chân thường xuyên bằng loại kìm bấm tốt. Cắt móng bằng dụng cụ cùn hoặc không đúng dụng cụ có thể làm chậm sự phát triển của móng cũng như gây nhiễm khuẩn móng. Đừng cắt móng quá sâu và đừng cố gắng cắt quá sâu ở các góc móng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Đừng làm trầy xước. Hãy làm sạch da nhẹ nhàng bằng một viên đá kỳ. Đừng cắt da hay cậy chai chân. Điều này có thể gây viêm đau. Giữ ẩm. Dùng kem dưỡng ẩm chân hằng ngày. Khô da có thể dẫn tới chai chân và nứt nẻ gót chân. Tuy nhiên, đừng bôi kem vào giữa các ngón chân. Rửa và lau khô chân. Rửa chân hằng ngày với nước ấm và xà phòng. Đừng ngâm chân quá lâu vì như thế sẽ làm giảm lớp dầu tự nhiên trên da. Nhó lau khô chân sau khi rửa chân, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân. Sát khuẩn hằng ngày. Sát khuẩn các kẽ ngón chân bằng một miếng bông thấm cồn nhẹ , đặc biệt là kẽ ngón út và áp út. Điều này sẽ giúp cho các khu vực này luôn khô ráo, ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm. Mang giày vừa chân. Một đôi giày chất lượng, ôm khít nhưng tạo sự thoải mái cho người mang rất quan trọng đối với sức khỏe của đôi chân. Hãy chọn loại giầy đúng size và khi mang nó bạn cảm thấy thoải mái, tự tin. Luôn chọn giầy vừa vặn trong mọi trường hợp. Tất cũng rất quan trọng. Cần đảm bảo rằng tất sạch được thay hằng ngày và không bị rách. Xoa bóp và đi lại. Luyện tập thường xuyên và xoa bóp sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu ở chân. Xử trí nhanh. Đừng bao giờ để cho các bệnh ở chân trở nên trầm trọng. Hãy tới bác sĩ chuyên khoa khi chân bị đau hay có biểu hiện bất thường. Hãy nhớ, chân đau luôn là biểu hiện không bình thường. Không làm vỡ nốt rộp. Đừng chọc các nốt rộp nếu chúng xuất hiện ở chân. Dùng kem mát thoa lên nốt rộp và để cho chỗ phồng rộp tự xẹp. Lưu ý vết thương. Bất kỳ vết thương hay vết xước nào ở chân cũng cần được chăm sóc cẩn thận. Rửa vết thương với nước diệt khuẩn và dùng gạc sạch băng lại. Tới trung tâm ý tế ngay nếu vết thương không lành. Đi chân không? Nhớ là thoa kem chống nắng. Chân rất nhạy cảm với ánh nắng. Do chân thường xuyên được “che chắn” bởi giầy nên rất dễ bị cháy nắng. Luôn dùng kem chống nắng khi đi chân trần, xăng đan, dép lê… Phòng nhiễm nấm. Ngăn ngừa nhiễm nấm chân bằng cách luôn vệ sinh chân sạch sẽ, mang tất sạch và thường xuyên rửa, lau khô chân. . 12 lưu ý khi chăm sóc chân Một bệnh lý trầm trọng nào đó ở chân cũng sẽ tương tự như tình trạng “nhức răng”. Chăm sóc chân thỏa đáng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc. điều trị”. Hãy nhớ – Chăm sóc chân và chúng sẽ chăm sóc bạn. Ảnh:dieuduong.com.vn Dưới đây là 12 lưu ý mà bạn nên thực hiện hằng ngày: Cắt tỉa móng chân. Cắt tỉa móng chân thường xuyên bằng. khô chân. Rửa chân hằng ngày với nước ấm và xà phòng. Đừng ngâm chân quá lâu vì như thế sẽ làm giảm lớp dầu tự nhiên trên da. Nhó lau khô chân sau khi rửa chân, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân.

Ngày đăng: 09/07/2014, 03:20

Xem thêm: 12 lưu ý khi chăm sóc chân pptx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN