Vươn tới đẳng cấp Dăm năm trước, những sản phẩm mang thương hiệu Việt còn bằng lòng với mức giá chỉ trên dưới 10USD/sản phẩm, thì nay, sản phẩm thời trang Việt đã có bước đột phá mạnh mẽ, nhảy vọt về chất lượng cũng như giá cả, ngang tầm với những sản phẩm quốc tế như Chanel, Valentino, Versace, Gucci… Tự bóc vỏ chính mình Người Việt lâu rồi đã quen mua quần áo giá trị thấp, cũng do mức sống tương đương ở ta. Người nước ngoài vào Việt Nam cũng thích thú khi mua được quần áo quá rẻ mạt so với thu nhập của họ. Tuy nhiên, khi các nhà mốt tư nhân nở rộ với sự tham gia của những nhà thiết kế được đào tạo trong trường lớp bài bản và đội ngũ thợ may đông đảo thì các thương hiệu thời trang bước vào một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ, thúc đẩy sự gia tăng giá trị sản phẩm, dù việc tăng giá trong một thị trường đã quen với giá thấp là vô cùng khó khăn. Nhà thiết kế Minh Hạnh, người từng nhiều năm gắn bó với Viện mốt Fadin, tiếp xúc nhiều với thương hiệu thời trang của các công ty nhà nước lẫn các nhà thiết kế tư nhân đã phát biểu: “Tôi mua những chiếc áo dệt kim của Hanosimex với giá 2USD, mặc vào chất lượng tốt, thoải mái, nhưng lòng xót xa. Tại sao ta bán sản phẩm rẻ như vậy? Tại sao chúng ta không chú trọng đến việc phát triển thương hiệu, tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm? Làm thời trang là luôn phải bóc vỏ chính mình, không thể cứ mãi dậm chân tại chỗ!”. Tăng giá sản phẩm thì ai cũng muốn, nhưng tăng bao nhiêu, ai sẽ mua khi mà hàng thời trang Trung Quốc tràn vào ngày một nhiều, đầy những chuyến xe nặng nề từ biên giới chạy về các thành phố, đổ hàng vào nhan nhản những shop thời trang cả lớn lẫn bé, mọc nhanh như cỏ tranh giành thị trường? Sau một thời gian gần hai thập kỷ, kể từ khi chúng ta đã bắt đầu nghĩ đến mặc đẹp và mơ về một ngành công nghiệp thời trang, với những nỗ lực bền bỉ cùng những thử thách không dành cho những người yếu tim của thị trường khốc liệt với sự cạnh tranh của hàng thời trang Trung Quốc bất chấp giá cả, bất chấp quy tắc thương hiệu tràn ngập đường phố, liệu các nhà thiết kế thời trang Việt Nam, các nhà mốt với thương hiệu Việt có đành chết yểu? Tồn tại hay vươn tới đỉnh cao? Mới đây, nhà thiết kế thời trang Lê Xuân đã mở thêm một cửa hàng bán sản phẩm rất sang trọng trên phố Phan Chu Trinh (HN) với những sản phẩm có giá sàn là 2,5 triệu VND. Khi được hỏi giá trần sẽ là bao nhiêu thì chị khẳng định: “Không thể nói trước”. Nhưng việc Lê Xuân đưa ra mức giá sản phẩm Xuân Haute Couture cao hơn sản phẩm Nem, Ivy - những sản phẩm thời trang từng khá thành công với mức giá cao khi vừa xuất hiện - lại không hề liều lĩnh. Mấy năm gần đây, tại thị trường Hà Nội lác đác sản phẩm đã có giá lên tới vài triệu và tiêu thụ được như Thu Fashion, Tô Thanh Ngà, Kelly Bùi. Để có được giá trị toàn cầu hoá này, thì các nhà thiết kế thời trang Việt Nam không chỉ vượt qua những trở ngại lớn về định kiến “hàng Việt Nam giá rẻ” và tâm lý sính ngoại của người Việt, họ còn phải vượt mình trong khả năng nắm bắt thị hiếu, sức sáng tạo, sức lôi cuốn và đặc biệt là chất lượng, sự khác biệt. Nhà thiết kế Lan Hương đã phải lặn lội khắp các làng tơ lụa Việt Nam để tuyển những thứ lụa quý nhất, đặt riêng một số kiểu dệt và đạt đến độ tinh tuý trong những họa tiết thêu tay. Để đạt đẳng cấp từ một thương hiệu thời trang “Made in Vietnam”, Lê Xuân đã chuẩn hoá quy trình làm ra sản phẩm theo công nghệ cao cấp thế giới: từ việc họp với thiết kế mỗi đầu mùa để xác định phong cách cho mỗi mùa mốt mới, tới việc thiết kế đơn chiếc, gia công tỉ mỉ từng chi tiết bằng tay với vẻ kỹ lưỡng, nhuần nhuyễn từ đường may tới màu sắc họa tiết và phụ kiện trang trí… Tất cả đều toát lên vẻ đẹp sang trọng, đáp ứng một lượng khách hàng không nhỏ có thu nhập cao nhưng kỹ tính và đòi hỏi thương hiệu sản phẩm xứng đẳng cấp của mình như các doanh nhân, phu nhân, chính khách. Chị cũng đạt được thành công với những đổi mới trong kết cấu sản phẩm, tạo nên dáng nét trang phục mới lạ, có duyên, nét lạ nhuần nhuyễn trong nét cổ điển, khiến khách hàng tự tin trong vẻ tinh tế, sang trọng và khác biệt mà lại không quá nổi trội, bất thường. Để bứt phá vươn tới đỉnh cao, tạo lập cho mình một vị trí tốt, đưa sản phẩm thời trang Việt có giá trị ngang bằng sản phẩm thời trang cao cấp thế giới, thì nhà thiết kế thời trang Việt Nam không chỉ cần vượt qua những thử thách, chịu được những áp lực nêu trên mà họ còn cần những kỹ năng tổng hợp khác như biết huy động nguồn vốn, quan hệ xã hội, xử lý nhân sự, rủi ro thị trường và cả sự táo bạo khi cần thiết. . Vươn tới đẳng cấp Dăm năm trước, những sản phẩm mang thương hiệu Việt còn bằng lòng với mức giá chỉ. những họa tiết thêu tay. Để đạt đẳng cấp từ một thương hiệu thời trang “Made in Vietnam”, Lê Xuân đã chuẩn hoá quy trình làm ra sản phẩm theo công nghệ cao cấp thế giới: từ việc họp với thiết. trội, bất thường. Để bứt phá vươn tới đỉnh cao, tạo lập cho mình một vị trí tốt, đưa sản phẩm thời trang Việt có giá trị ngang bằng sản phẩm thời trang cao cấp thế giới, thì nhà thiết kế