Thuốc chống ho có gây nguy hiểm? Bài 1: Các loại thuốc chống ho Ho là một biểu hiện thông thường, bởi lẽ mỗi người trong chúng ta đều có thể bị ho nhiều lần trong một năm. Nhưng không phải vì thế mà thuốc ho, loại thuốc vẫn được nhiều người coi như những thuốc thông thường tự mua tự uống, có biên độ an toàn vô hạn. Trên thực tế, nếu không cẩn trọng, chúng ta có thể gặp nguy hiểm. Ho tốt hay không tốt? Ho là một phản xạ đẩy hơi mạnh từ trong phổi qua miệng ra ngoài. Đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nói chung và của đường hô hấp nói riêng. Nhưng chúng ta vẫn thường “sợ” ho, bởi nó như là một biểu hiện rõ rệt của những bệnh liên quan đến hô hấp. Và bởi hầu như những người nào bị bệnh hô hấp cũng đều thấy ho. Chính vì thế mà ho luôn luôn được coi là mục tiêu khống chế hàng đầu của bệnh nhân đi khám và cũng là một trong các mục tiêu điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, có một điều thú vị ở đây, ho hoàn toàn không phải là tệ hại đến mức phải triệt tiêu. Thậm chí còn có thể nói rằng, ho, về đúng nghĩa là một phản xạ bảo vệ hữu hiệu của đường hô hấp. Bởi ngoài chức năng làm ấm và làm ẩm không khí, đường hô hấp còn thực hiện chức năng lưu thông khí thở đi vào trong phổi. Muốn thực hiện được chức năng thiên bẩm này, chúng cần phải được thông thoáng, nghĩa là không bị chít hẹp, cản trở hay tắc nghẽn. Có như vậy không khí mới dễ dàng đi ra đi vào. Nhưng nếu chẳng may gặp phải một sự cố nào đó, chẳng hạn như hạt bụi lớn hay cục đờm to trong phế quản, ngay lập tức đường khí đạo sẽ bị cản trở. Chính điều này đã kích thích tạo nên một phản xạ ho đẩy hơi mạnh vào vật cản. Sự đẩy hơi này mạnh đến nỗi, vật cản có thể bị bật ra ngoài dù nó có ở sâu đến mấy đi chăng nữa. Như thế là, trên nguyên tắc ho chính là giúp đường thở lấy lại sự thông thoáng cần thiết của nó. Nếu không có phản xạ ho và các cấu trúc đặc thù khác, có lẽ đường thở đã bị bít đầy bụi khi cơ thể mới đến tuổi 30. Ở một mức độ nhất định, ho quả thực là tốt vì giúp đường thở của chúng ta thông thoáng và sạch sẽ. Nhưng nếu ở một mức độ quá mức thì lại gây ra nhiều tác hại. Các tác hại có thể kể ra đây là mệt, mất ngủ, rát họng, phù nề dây thanh âm. Nhưng có lẽ tác hại không dễ chịu nhất chính là làm vỡ các mao mạch gây chảy máu hô hấp, nhất là những mao mạch đang bị phù nề hay bị tổn thương của một quá trình viêm bệnh lý. Thật đáng ngại là trong các bệnh lý đường hô hấp, ho lại rất dễ phản ứng quá mức cần thiết. Lúc này cần khống chế ho và các thuốc chống ho ra đời. Lạm dụng thuốc chống ho có thể gây nguy hiểm. Có bao nhiêu loại thuốc chống ho? Để thực hiện phản xạ ho cần 5 thành phần tối thiết bao gồm: thụ cảm thể ho, dây thần kinh hướng tâm, trung khu điều khiển ho, dây thần kinh ly tâm và các cơ hô hấp. Trong các bộ phận này, các thụ cảm thể có vai trò nhận cảm khi nào đường thở bị tắc nghẽn để tạo ra những xung động thần kinh khởi động một quá trình gây ho và trung khu điều khiển ho có nhiệm vụ tạo ra một phản xạ ho khi cần thiết. Đây là hai bộ phận có ý nghĩa nhất trong cơ chế gây bệnh và cũng có ý nghĩa nhất trong điều trị lâm sàng. Để nhằm thực hiện khống chế ho hiệu quả về mặt điều trị, hiện nay, tất cả các thuốc chống ho đều “đánh” vào một trong hai bộ phận: các thụ cảm thể ho và các trung khu điều khiển ho. Những thuốc tác động vào các thụ cảm thể ho được gọi là những thuốc ức chế ho ngoại biên, bản chất là gây tê đầu dây thần kinh nhận cảm làm chúng không còn khả năng nhận cảm được nữa. Do đó, phản xạ ho không được khởi động. Đại diện của nhóm này có benzonatat. Còn các thuốc chống ho tác động vào trung khu ho thì được gọi là các thuốc ức chế ho trung ương vì nó ức chế trung khu ho ở não (chính xác là hành não) để không tạo ra một phản ho nào. Lúc này, mặc dù cơ quan thụ cảm liên tục gửi những xung động ho về trung tâm nhưng trung khu trung ương không hề tiếp nhận và không ra một mệnh lệnh ho nào đáp ứng lại. Đại diện của nhóm này có codein, dextromethorphan, alimemazine (theraten) (những thuốc này hay sử dụng), pholcodin, clocinizin… Xét về phương diện điều trị, những thuốc ức chế ho trung ương có tác dụng kiểm soát ho mạnh hơn những thuốc ức chế ho ngoại vi vì nó có tác dụng ức chế hoàn toàn trung khu đầu não của ho. Do vậy nó bất hoạt và kiểm soát được tất cả mọi loại ho, ngay cả khi đó là những cơn ho mạnh nhất, làm triệt tiêu hoàn toàn những cơn ho này. Trong khi đó, ở những trường hợp nặng, các thuốc ức chế ho ngoại vi không thể kiểm soát được các cơn ho của người bệnh, vì chúng không thể bất hoạt được tất cả những xung động gây ho, đặc biệt khi những xung động kích thích trở lên quá mạnh, nhất là những đối tượng nặng, ho có đờm, ho nhiều và ho dữ dội. Tuy nhiên, như một lẽ thông thường, thuốc ho nào càng mạnh thì chúng lại càng có nhiều điểm “đáng phải bàn” vì dược tính không mong muốn của nó. Sự mạnh mẽ của thuốc ho ức chế trung ương không bù trừ hoá những khuyết điểm sinh ra đã có. Nó vẫn chứa những đặc tính mà người bệnh cần phải lưu ý hết sức khi sử dụng. Lại thêm việc sử dụng thuốc ho ngày nay đã trở lên quá quen thuộc. Một phần vì chúng ta rất dễ bị ho khi nhiễm bệnh đường hô hấp, một phần vì thuốc chống ho được bán khá phổ biến. Vì thế mà đôi khi chúng ta vô tình không chú ý tới những mặt trái của nó. Sự sử dụng mang tính bất cẩn, ngay cả với thuốc ho cũng có thể gây ra những tác hại không thể khắc phục. BS. Yên Lâm Phúc . thiết. Lúc này cần khống chế ho và các thuốc chống ho ra đời. Lạm dụng thuốc chống ho có thể gây nguy hiểm. Có bao nhiêu loại thuốc chống ho? Để thực hiện phản xạ ho cần 5 thành phần tối thiết. Thuốc chống ho có gây nguy hiểm? Bài 1: Các loại thuốc chống ho Ho là một biểu hiện thông thường, bởi lẽ mỗi người trong chúng ta đều có thể bị ho nhiều lần trong một. mà thuốc ho, loại thuốc vẫn được nhiều người coi như những thuốc thông thường tự mua tự uống, có biên độ an toàn vô hạn. Trên thực tế, nếu không cẩn trọng, chúng ta có thể gặp nguy hiểm. Ho