Cấu trúc chương trình Pascal chương trình là sự mô tà của thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình, nhận biết các thành phần của một chương trình đơn giản.. Những bài toán phải sử dụng cấu trú
Trang 1TRƯỜNG PT DTNT TỈNH LÂM ĐỒNG
NĂM HỌC 2009 – 2010
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC LỚP 11
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ SỞ
1 Phân biệt các loại ngôn ngữ lập trình: bậc cao, hợp ngữ, ngôn ngữ máy
2 Chức năng, vai trò của chương trình dịch Phân biệt thông dịch và phiên dịch.(Một trong những chức năng quan trọng của chương trình dịch là phát hiện lỗi cú pháp của chương trình)
3 Các thành phần của ngôn ngữ lập trình Những quy định về tên trong Turbo Pascal: cách đặt tên đúng, phân biệt tên dành riêng (từ khoá), tên chuẩn, tên do người dùng đặt
4 Phân biệt Hằng và Biến, cách biểu diễn giá trị hằng
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG TRÌNH PASCAL
1 Một số kiểu dữ liệu chuẩn, cách khai báo biến, xác định đúng kiểu dữ liệu
2 Cấu trúc chương trình Pascal (chương trình là sự mô tà của thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình), nhận biết các thành phần của một chương trình đơn giản
3 Các phép toán trên số nguyên, trên số thực, phép toán quan hệ Câu lệnh gán, các loại biểu thức số học, biểu thức quan hệ, biểu thức logic
4 lệnh vào/ra (còn gọi là nhập/xuất hay đọc/ghi dữ liệu) đơn giản: Read, Readln, Write, Writeln Đọc giá trị từ bàn phím cho biến đơn, đọc giá trị từ bàn phím cho nhiều biến Ghi ra màn hình: 1 xâu ký
tự, giá trị của 1 biến, 1 xâu kết hợp giá trị 1 biến
5 Các phím lệnh và lệnh thao tác trên Turbo Pascal để soạn thảo, dịch, thực hiện chương trình
CHƯƠNG 3: LỆNH CÓ CẤU TRÚC – RẼ NHÁNH VÀ LẶP
1 Cấu trúc của lệnh rẽ nhánh thiếu và rẽ nhánh đầy đủ Phân biệt Lệnh đơn, lệnh ghép
2 Những bài toán phải sử dụng cấu trúc rẽ nhánh: Kiểm tra số chia hết, số chẵn lẽ, số lớn/bé hơn, số đặc biệt là độ dài các cạnh tam giác, biểu thức cho kết quả bằng/khác/lớn/bé so với số cho trước, biến có giá trị bằng/khác/lớn/bé so với giá trị cho trước
3 Cấu trúc của lệnh lặp tiến/ lệnh lặp lùi với số lần lặp đã xác định Cấu trúc lệnh lặp với số lần lặp chưa xác định Cách tính số lần lặp với lệnh lặp For…do
4 Những bài toán phải sử dụng cấu trúc lặp: Tổng dãy số liên tiếp, tổng dãy số có qui ước (các số chia hết cho số khác, số chẵn lẻ, số lớn/bé hơn, số thực là kết quả biểu thức), tính giai thừa (tính tích dãy
số liên tiếp từ 1), tích các số có quy ước, đếm các số có quy ước
5 Những thuật toán cơ bản dùng cấu trúc lặp, rẽ nhánh: Kiểm tra 3 số có phải là độ dài cạnh tam giác – kiểm tra 3 số là độ dài cạnh tam giác và kết luận tam giác vuông, cân, đều Tìm Ước số chung lớn nhất, cách giải các bài toán cổ Vẽ các hình vuông, tam giác, chữ nhật bằng ký tự ‘*’
CHƯƠNG 4: KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC
1 Kiểu mảng 1 chiều, 2 chiều: khái niệm, cách xác định, khai báo, truy cập (tham chiếu) đến phần tử
2 Các thuật toán cơ bản trên kiểu mảng 1 chiều: tính tổng mảng, tổng các phần tử quy định, tổng các phần tử có tính chất đặc biệt, sắp xếp mảng Tìm một phần tử có giá trị đặc biệt (lớn nhất/bé nhất/ bằng một giá trị cho trước) – đưa ra kết luận giá trị tìm thấy hoặc chỉ ra vị trí (chỉ số phần tử) của giá trị đó Đếm các phần tử có giá trị đặc biệt
3 Kiểu dữ liệu xâu: khái niệm, cách khai báo, truy cập đến 1 phần tử của xâu:
4 Các thuật toán cơ bản trên kiểu xâu: đếm các phần tử đặc biệt, so sánh xâu, kiểm tra xâu đặc biệt, tìm xâu con trong xâu mẹ, xoá phần tử, hoán đổi vị trí phần tử…
5 Kiểu bảng ghi: khái niệm, cách khai báo, nhập/xuất/gán giá trị cho một thành phần, nhập/xuất/gán giá trị cho biến bảng ghi
6 Các bài toán sử dụng bảng ghi: quản lý điểm, quản lý sách…
Cấu trúc đề kiểm tra học kỳ 1:
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Dạng câu hỏi có 4 lựa chọn
Chương 1: 1 điểm 4 câu
Chương 2: 4 điểm 16 câu Chương 3: 3 điểm 12 câu Chương 4: 2 điểm 8 câu GV: Hoàng Ngọc Trung Hiếu