1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề cương vật lý 9

4 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 203 KB

Nội dung

THẤU KÍNH QUANG HỌC: vật thể trong suốt được giới hạn bằng các mặt cầu lồi hoặc lõm (một trong hai mặt có thể phẳng), có tác dụng biến đổi hình dạng chùm ánh sáng đi qua. Phân loại thành TK hội tụ (cg. TK dương) và phân kì (cg. TK âm). Đối với ánh sáng nhìn thấy, TK thường chế tạo từ thuỷ tinh; đối với tia tử ngoại - từ thạch anh và các chất khác; đối với tia hồng ngoại - từ Ge, vv. Hệ TK là bộ phận quan trọng nhất trong nhiều dụng cụ quang học như máy ảnh, kính hiển vi, kính thiên văn, vv. Xt. Thủy tinh; Tiêu cự. Thấu kính (tiết diện ngang) 1. Lồi hội tụ; 2. Lõm phân kì; 3. Khum hội tụ; 4. Khum phân kì. TIÊU CỰ: khoảng cách từ tiêu điểm chính của thấu kính (hay gương cầu) đến quang tâm (hay đỉnh) của nó. TC có giá trị dương đối với thấu kính hội tụ (hay gương cầu lõm) và có giá trị âm đối với thấu kính phân kì (hay gương cầu lồi). TC bằng đại lượng nghịch đảo của độ tụ. Trong nhiếp ảnh có 3 loại: TC dài, TC trung bình và TC ngắn. TC của ống kính trung bình thường gần bằng đường chéo của khuôn hình. Vd. khuôn hình là 3 x 4 cm 2 thì ứng với TC ống kính khoảng 5 cm. Mỗi ống kính máy ảnh có một tiêu cự nhất định nhưng cũng có ống kính thay đổi được tiêu cự, người ta gọi đó là ống kính zoom. Xt. Thấu kính. TIÊU ĐIỂM: điểm hội tụ của chùm các tia sáng song song khi đi qua một hệ quang học. Nếu chùm đó song song với quang trục của hệ thì TĐ nằm ngay trên quang trục và được gọi là TĐ chính. Một quang hệ thường có hai TĐ chính, TĐ ảnh và TĐ vật. Trường hợp đơn giản của thấu kính phân kì thì điểm hội tụ của các tia song song đi qua là một điểm ảo và gọi là TĐ ảo. Xt. Quang trục. KHUÔN HÌNH: xác định phạm vi không gian của đối tượng trong khung ngắm máy ảnh trước khi chụp ảnh, đặt cơ sở cho việc bố cục toàn bộ bức ảnh. Khi xác định KH, người chụp ảnh thường tính đến các lớp cảnh: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh và đặc tả. Tiêu điểm(tt) L. Thấu kính; XX'. Quang trục; F,F'. Tiêu điểm; 0F, 0F'. Tiêu cự QUANG TÂM: điểm của một thấu kính mà bất kì tia sáng nào khúc xạ trong thấu kính qua nó sẽ cho một tia sáng song song với tia tới (Hình a). QT của một thấu kính chỉ phụ thuộc các bán kính cong và khoảng cách của hai mặt, không phụ thuộc chiết suất của thấu kính hoặc bước sóng ánh sáng. QT của thấu kính mỏng là giao điểm của trục chính với mặt thấu kính (Hình b). Quang tâm KHÚC XẠ ÁNH SÁNG: hiện tượng các tia sáng đổi hướng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường có chiết suất khác nhau, vd. từ không khí vào nước. Góc mà tia tới tạo nên với pháp tuyến của mặt phân cách gọi là góc tới i; góc mà tia khúc xạ tạo nên với pháp tuyến gọi là góc khúc xạ r; ta có định luật KXAS: sini = nsinr, n là chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1. Nếu n > 1 (môi trường 2 chiết quang mạnh hơn môi trường 1) thì r < i, nếu n < 1 thì r > i và khi i lớn hơn một giới hạn igh = arcsin (n) thì không còn KXAS mà xảy ra sự phản xạ toàn phần. Khúc xạ ánh sáng 1.Tia tới; 2. Tia khúc xạ; i - Góc tới; r - Góc khúc xạ; N - Pháp tuyến; S - Mặt phân cách; n - Chiết suất của môi trường M 2 đối với môi trường M 1 ẢNH QUANG HỌC: ảnh thu được nhờ tác động của hệ thống quang học lên các tia sáng do đối tượng chụp ảnh phát ra hoặc phản xạ. AQH tái tạo hình và các chi tiết của đối tượng với độ chính xác không cao (do quang sai của các hệ thống quang học). Có hai loại AQH: ảnh thực và ảnh ảo. Ảnh thực: ảnh ngược A’B’ của vật AB tạo thành do thấu kính L [F là tiêu điểm của thấu kính (hình a)]. Ảnh ảo: ảnh A’B’ của vật AB tạo thành do thấu kính L (hình b). Ảnh thực có thể hứng trên màn, do chùm sáng hội tụ tạo thành. Ảnh ảo không thể hứng trên màn, nhưng có thể nhìn thấy bằng mắt hoặc chụp ảnh do chùm sáng phân kì tạo thành. Xt. Gương. Ảnh quang học a – Ảnh thực A’B’ của vật AB tạo thành do thấu kính L; F – tiêu điểm; b – Ảnh ảo A’B’ của vật AB tạo thành do thấu kính L ĐỘ TỤ : đại lượng đặc trưng cho khả năng làm hội tụ hoặc phân kì ánh sáng của một quang hệ, bằng nghịch đảo của tiêu cự f của hệ ấy (1/f). Nếu quang hệ hội tụ thì ĐT dương còn nếu quang hệ phân kì thì ĐT âm. Nếu tiêu cự tính bằng mét (m) thì ĐT tính bằng điôp. Vd. mắt kính cận –2 có nghĩa là có ĐT bằng –2 điôp (thấu kính phân kì có tiêu cự bằng 0,5 m). ĐT của hệ nhiều thấu kính mỏng đặt sát nhau bằng tổng đại số các ĐT của các thấu kính ấy. Xt. Thấu kính; Tiêu cự. . ảnh thực và ảnh ảo. Ảnh thực: ảnh ngược A’B’ của vật AB tạo thành do thấu kính L [F là tiêu điểm của thấu kính (hình a)]. Ảnh ảo: ảnh A’B’ của vật AB tạo thành do thấu kính L (hình b). Ảnh thực. kì tạo thành. Xt. Gương. Ảnh quang học a – Ảnh thực A’B’ của vật AB tạo thành do thấu kính L; F – tiêu điểm; b – Ảnh ảo A’B’ của vật AB tạo thành do thấu kính L ĐỘ TỤ : đại lượng đặc trưng cho. THẤU KÍNH QUANG HỌC: vật thể trong suốt được giới hạn bằng các mặt cầu lồi hoặc lõm (một trong hai mặt có thể phẳng),

Ngày đăng: 08/07/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w