Giáo viên thực hiện: TỐNG THẾ ANH Trường THCS Vĩnh Tế ______________________________________________________________________ ĐỀ TÀI: “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG SÂU, VÙNG XA” …………… oOo………… Người thực hiện: TỐNG THẾ ANH A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay trong xu hướng phát triển chung trên thế giới, các nước đang xích lại gần nhau hơn trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, …Để các mối quan hệ đó ngày càng phát triển bền vững, các quốc gia sử dụng chung cho mình một ngôn ngữ thương mại, hành chánh. Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất và được xem là ngôn ngữ chung của toàn cầu. Tuy nhiên chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến nhiều tình huống học sinh, sinh viên, công nhân viên chức,…còn ngần ngại trong giao tiếp Tiếng Anh với nhau và đặc biệt là với người nước ngoài. Do đó, kết quả công việc cũng như giao tiếp không thật sự thành công như mong đợi. Để giao tiếp Tiếng Anh thật sự thành công thì ngay từ cấp học Trung Học Cơ Sở (THCS) học sinh nên rèn luyện cho bản thân mình các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết , đặc biệt là hai kỹ năng Nghe và Nói. Trước thực tế như vậy, trong gần bốn năm công tác tại trường THCS Vĩnh Tế -một trường vùng sâu, vùng xa thuộc Thị Xã Châu Đốc, tôi thấy việc nghiên cứu và tìm ra cách dạy tốt nhất để học sinh của trường tôi có thể nghe nói Tiếng Anh tốt là một việc làm cần thiết và tôi nghĩ nó cũng thật sự rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập như ngày nay. Vì thế tôi đã chọn Đề tài: “ Một số kinh nghiệm giúp phát triển kỹ năng nghe nói Tiếng Anh cho học sinh THCS vùng sâu, vùng xa”. Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm bản thân đúc kết với mục đích giúp các em học sinh ở các trường THCS mà đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa có thêm một cách nhìn nghiêm túc trong việc học Tiếng Anh giao tiếp Nghe, Nói cũng như là một tài liệu tham khảo dành cho các đồng nghiệp cùng chuyên môn và cấp học. Đề tài mặc dù được chuẩn bị khá chu đáo tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của tất cả các em học sinh và các bạn đồng nghiệp. Trang 1 Giáo viên thực hiện: TỐNG THẾ ANH Trường THCS Vĩnh Tế ______________________________________________________________________ B/ NỘI DUNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: I/ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU: Tôi đã công tác tại Trường THCS Vĩnh Tế kể từ năm học 2007-2008. Ngay từ lúc về trường nhận công tác tôi đã nhận thấy sự nhiệt tình, hăng sai công tác của Ban Giám Hiệu cũng như các Giáo viên bộ môn nhằm nâng cao hai mặt học tập và phong trào cho các em học sinh.Trong quá trình giảng dạy tôi đã gặp nhiều thuận lợi cũng như còn tồn tại không ít khó khăn về chuyên môn. 1/ Những thuận lợi chung: - Được sự quan tâm hỗ trợ sâu sắc từ phía Ban Giám Hiệu cho việc phát triển chất lượng bộ môn. - Hội đồng bộ môn thường xuyên tổ chức dự các chuyên đề để Giáo viên học hỏi kinh nghiệm. - Các bạn đồng nghiệp nhiệt tình chia sẽ kinh nghiệm trong giảng dạy. - Đa số các em học sinh ngoan hiền, biết nghe lời Thầy cô, cha mẹ. - Nhiều em học sinh chăm chỉ học hành 2/ Những tồn tại mà các em học sinh còn vướng phải trong việc học giao tiếp Tiếng Anh: - Đa số các em mất căn bản về từ vựng, ngữ pháp: Những từ vựng cơ bản, các thì Hiện tại đơn, Hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn,…các em vẫn không nắm được, các em dễ quên khi học bài. - Các em còn ngại khi nói Tiếng Anh trong các giờ học trên lớp. - Các em không hỏi và nói được các câu Tiếng Anh cơ bản ví dụ: What’s your name ? How old are you ? , where do you live ? Tôi nhận thấy sở dĩ các em học sinh mắc phải những khó khăn như thế là do một số nguyên nhân sau đây: - Học sinh phát âm chưa chuẩn do các em ít nói và giao tiếp với bạn bè thầy cô trong khi học.Ở nhà thì các em ít học bài và ít luyện tập các cấu trúc câu mà Giáo viên đã dạy và cung cấp về nhà. - Thêm vào đó, đa số các em e ngại khi nói Tiếng Anh do các em sợ nói sai, nói không đúng bạn bè sẽ cười hoặc thầy cô la. - Các em đa số chưa có đủ các điều kiện về băng, đĩa, Video, Internet, Từ điển,… - Học sinh vẫn còn chưa có động cơ học tập môn Tiếng Anh.Các em rất sợ khi học Tiếng Anh vì các em nghĩ nó rất khó tiếp thu và ít chịu nghe giảng trong khi học. - Một nguyên nhân khá quan trọng đó là Giáo viên vẫn chưa tạo được môi trường nghe, nói Tiếng Anh xuyên suốt trong lớp. Phần lớn các Giáo viên dạy về ngữ pháp, từ vựng ít chú trọng tới hai kỹ năng nghe nói. Trang 2 Giáo viên thực hiện: TỐNG THẾ ANH Trường THCS Vĩnh Tế ______________________________________________________________________ - Giáo viên ít cho học sinh nghe băng cũng là một nguyên nhân làm cho học sinh nói và nghe chưa được.Trên lớp không ít các giáo viên đọc bằng giọng của bản thân mình cho học sinh nghe. Tuy nhiên, Tiếng Anh bản xứ lại có một chất giọng khác.Giáo viên chưa tập cho học sinh làm quen chất giọng. - Trường ít tổ chức các cuộc thi nghe nói Tiếng Anh. - Vẫn chưa có câu lạc bộ nghe nói Tiếng Anh ở trường. Trên đây là những nguyên nhân mà đa số các em học sinh ở các trường vùng sâu, vùng xa mắc phải từ đó nó đã hạn chế các kỹ năng nghe nói của học sinh. Trong tất cả các nguyên nhân đó, thiết nghĩ nguyên nhân chưa tạo được môi trường giao tiếp nghe nói và sự không nhiệt tình giảng dạy của người giáo viên để học sinh có thể nói và nghe Tiếng Anh một cách tốt hơn là hai nguyên nhân cốt lõi. Làm thế nào để giúp học sinh khắc phục được những hạn chế đó? Làm thế nào để giúp các em nghe và nói tiếng Anh tốt hơn ? Đó là những vấn đề mà gần bốn năm qua tôi đã đúc kết và rút ra được nhiều kinh nghiệm. II/ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TIẾN HÀNH: Có rất nhiều biện pháp giúp học sinh nghe nói tốt hơn, tuy nhiên khâu quan trọng nhất là chúng ta cần phải biết tại sao các em vẫn chưa nghe nói Tiếng Anh tốt được. 1/ Tìm hiểu nguyên nhân học sinh chưa thể nghe và nói tiếng Anh tốt: Nhiều nguyên nhân đã được tôi tìm thấy. - Trước tiên hết, đó là các em mất căn bản về từ vựng, cấu trúc, thì, ngữ pháp. Thậm chí những học sinh có điểm Trung bình môn khá cao nhưng vẫn không nói được là do các em chưa nắm vững từ vựng. Vốn từ của các em còn quá ít. Để khắc phục vấn đề này tôi đã cho học sinh học từ vựng trên lớp, về nhà và quan trọng là dạy cho các em cách đọc, cách viết như thế nào dễ thuộc. Học sinh có thể viết từ vựng lên một tờ giấy sau đó bỏ vào túi áo, quần khi đi học sinh lấy ra đọc tới đọc lui nhiều lần các em sẽ thuộc. Số lượng từ vựng giáo viên cho không nên quá nhiều. khoảng 5-7 từ một lần học. Về cấu trúc và thì thì tôi đã cho các em luyện tập nói và trả lời liên tục thường xuyên theo cặp, trong nhóm 4 người, 5 người. Tôi cố gắng dạy thật kỹ các cấu trúc và dạy thật chậm để các em học sinh yếu kém cũng có thể theo kịp. - Thứ hai, môi trường giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế : đa số các em học sinh học từ vựng , cấu trúc và thì xong thì làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên . Trong lớp học sinh còn dùng nhiều tiếng Việt. Trong các năm đầu tiên tôi vẫn còn dùng nhiều tiếng Việt và do đó học sinh không có môi trường giao tiếp tiếng Anh tốt nhất. Về sau, tôi đã thay đổi ít dùng tiếng Việt lại, tôi chỉ dùng Tiếng Việt khi giải thích những vấn đề mang tính trừu tượng. Ở bước Post –stage tôi đã cho các em luyện tập Trang 3 Giáo viên thực hiện: TỐNG THẾ ANH Trường THCS Vĩnh Tế ______________________________________________________________________ hỏi và trả lời theo chủ điểm và cấu trúc chính của bài. Tuy nhiên các em vẫn có thể dùng những kiến thức và vốn từ của các bài trước để giao tiếp. 2/ Tổ chức thi hái hoa dân chủ, Hội thi kiến thức: Đây là hai hoạt động rất quan trọng giúp cho các em học sinh thể hiện khả năng nghe và nói Tiếng Anh. Trước bạn bè, thầy cô các em sẽ cố gắng nói đúng hơn các câu hỏi cũng như trả lời. Tổ bộ môn Văn-anh văn của trường luôn tổ chức cho học sinh nghe nói từ đó sẽ phát hiện những điểm yếu và mạnh của các em để khắc phục và phát huy tốt hơn nữa. Qua hai hoạt động này học sinh cũng có thể giao lưu kiến thức với nhau. 3/Phải tập cho học sinh tập nói và nghe tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi: Khuyến khích các em không mắc cở, ngần ngại khi nói vì có sai thì mình sẽ biết và sửa chữa kịp thời. Các em học sinh khi học xong các cấu trúc giao tiếp ở lớp. Tôi yêu cầu các em về nhà khi gặp cha mẹ, anh em, bạn bè cứ trao đổi hỏi và nói từ đó tạo cho các em một thói quen dùng tiếng Anh tốt hơn. Các em dần dần sẽ không còn ngại khi nghe và nói với bạn bè thầy cô. Việc này sẻ ảnh hưởng tích cực đến các em trong việc học tiếng Anh trong lớp học. 4/ Tác động đến tư tưởng học sinh: Việc vẽ ra một tương lai tốt đẹp hơn cho học sinh trong tương lai cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì các em biết mình sẽ như thế nào nếu như có thể giao tiếp tốt tiếng Anh . Do đó, ngày một ý thức và động cơ của các em học sinh sẽ được nâng cao. Các em sẽ có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn so với người khác, những người không thể nghe và nói được tiếng Anh. Khi làm việc thu nhập của các em cũng sẽ cao hơn. 5/ Giáo viên luôn yêu cầu học sinh đọc đi đọc lại các bài đọc và cấu trúc câu nhiều lần: Trong các giờ Reading tôi luôn yêu cầu học sinh đọc bài đọc. Qua đó, học sinh sẽ có thêm cơ hội phát triển kỹ năng phát âm và ngữ điệu tốt hơn. Khi trả lời các câu hỏi cũng vậy, tôi cho từng cặp, hỏi và trả lời sau đó mới lên bảng ghi câu trả lời. 6/ Giáo viên phải thật sự nhiệt tình giảng dạy: Khi dạy xong một bài học nào đó nếu học sinh không hiểu hoặc không ứng dụng được vào thực tế thì xem như kết quả giảng dạy là không. Việc dạy học sinh nghe và nói là một quá trình lâu dài cần nhiều thời gian không vội vã. Tuy nhiên, nó đòi hỏi ở giáo viên bộ môn sự nhiệt tình giảng dạy, dạy làm sao hết mỗi bài học sinh có thể nói và trả lời được các cấu trúc trong bài một cách tự nhiên. Nói thì nghe khá đơn giảng nhưng không phải giáo viên nào cũng thực hiện được. 7/ Giáo viên phải cho học sinh nghe băng, đĩa nhiều lần và thường xuyên liên tục trong các tiết dạy: Trong tiết dạy Listening và Reading giáo viên nên cho học sinh nghe băng để học sinh làm quen với cách phát âm của người bản xứ. Từ đó, trong giao tiếp thực tế học sinh cũng sẽ ít bỡ ngỡ và học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn. Trang 4 Giáo viên thực hiện: TỐNG THẾ ANH Trường THCS Vĩnh Tế ______________________________________________________________________ 8/ Giáo viên không nên la mắng, trách phạt quá đáng khi học sinh nói hoặc nghe chưa đúng: Điều này sẽ tạo ra tâm lý căng thẳng khi học giữa thầy và trò. Giữa hai bên thầy và trò nên vui vẻ cởi mở và cùng chia sẻ. Nếu các em học sinh nói sai thì giáo viên phải cho học sinh biết là các em sai chỗ nào và hướng dẫn học sinh cách khắc phục. Ngược lại, hiệu quả giao tiếp sẽ không cao. 9/ Giáo viên phải tích cực nghiên cứu trau dồi kiến thức, kỹ năng bằng nhiều cách: Trước khi lên lớp tôi thường chuẩn bị cho mình một giáo án hợp lý và mềm dẽo, làm sao để học sinh khá giỏi học tốt và cả các em yếu, trung bình cũng theo kịp. Học sinh giỏi thì nói các câu phức tạp hơn và ngược lại chúng ta chỉ yêu cầu các em trung bình, yếu nói từ câu dễ đến câu khó. Tôi thường xuyên trau dồi kiến thức của mình qua đồng nghiệp, thường lên internet xem và nghe các đoạn giao tiếp tiếng Anh của người bản xứ mục đích cập nhật và chỉnh sửa cách phát âm cho hoàn thiện hơn. Đặc biệt ở Thị Xã Châu Đốc là một nơi có nhiều khách nước ngoài tham quan, tôi cũng thường tranh thủ những lúc rãnh ra công viên hoặc đi ngang các nhà hàng chủ động giao tiếo học hỏi thêm kỹ năng nghe nói để hoàn thiện bản thân. 10/ Có hình thức khen thưởng và xử phạt hợp lý: Trong quá trình dạy những em học sinh nói và nghe tốt tôi thường khích lệ và động viên các em phát huy. Chúng ta có thể khen học sinh như: “ em nói hay lắm, cố gắng phát huy nhé”,… những câu nói như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các em, nó như một chất xúc tác giúp các em học tốt hơn. Ngược lại, những em nghe và nói chưa được tôi thường khuyên bảo và hướng dẫn các em khắc phục. Tuy nhiên cũng có những em chay lười tôi thường dùng biện pháp phê bình, cho học thuộc lòng các cấu trúc, từ vựng và ngày sau tôi sẽ trả bài. III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1/Ngay từ những tháng đầu tiên của năm học 2007-2008, tôi đã nhận ra việc rèn luyện và giúp đỡ cho các em kỹ năng Nghe, nói, đọc, viết mà đặc biệt là hai kỹ năng Nghe và nói là cực kỳ cần thiết và cấp bách với suy nghĩ “học ngoại ngữ mà không nghe và nói được thì cũng như không”. Với suy nghĩ đó, tôi đã dạy bằng cả trái tim và lòng nhiệt huyết của một người thầy giáo. Ngay thời điểm Học kỳ I năm học : 2007-2008 tôi đã được phân công dạy chuyên đề ôn tập lớp 6 cho các trường khác về dự và học hỏi kinh nghiệm. Qua tiết dạy, Hội đồng bộ môn đa số đều khen học sinh nói và nghe tiếng Anh tốt . Trong tiết dạy đó, đa số các mệnh lệnh tôi đều dùng tiếng Anh nhưng học trò vẫn hiểu được. Như tôi đã nói ở trên, chúng ta nên tạo cho học sinh thói quen và môi trường giao tiếp tiếng Anh tốt bằng cách nói thật nhiều. Sai cũng nói mà đúng cũng nói. Sai thì giáo viên sửa còn đúng thì giáo viên khen. Tiết dạy này, tôi đã được Hội đồng bộ môn Anh Văn xếp loại Tốt. Trang 5 Giáo viên thực hiện: TỐNG THẾ ANH Trường THCS Vĩnh Tế ______________________________________________________________________ 2/ Trong năm học : 2008-2009: Tôi được Ban Giám Hiệu của trường cũng như các giáo viên trong tổ dự giờ và đa số các giáo viên đều nhận xét học sinh tích cực, nghe và nói khá tốt. Các tiết dạy được xếp loại khá, giỏi trở lên. 3/ Năm học: 2009-2010: Trong học kỳ I tôi cũng đã được các Thanh tra dự giờ thi “ giáo viên dạy giỏi” và các thanh tra đều khen học sinh nghe và nói khá tốt. Kết quả xếp loại : Tốt. Học sinh của trường tôi giờ đây học tiếng Anh ít còn ngại và e dè. Các em chăm chỉ học hành và làm bài tập nhiều hơn. Các câu giao tiếp thông thường đa số các em đều biết cách trả lời. Tôi rất vui và tự tin vào những gì mình làm. Tôi nghĩ học sinh THCS đặc biệt là các em lớp 6,7 nếu chúng ta nhiệt tình giảng dạy và dạy thật kỹ một chút thì khi các em lên các lớp trên các em không còn bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức tốt hơn. BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH Năm học Khối 6 Khối 7 Trên trung bình Dưới trung bình Trên Trung bình Dưới trung bình 2007-2008 68,8 % 31,2 % 66,1 % 33,9 % 2008-2009 91,2 % 8,8 % 94,9 % 5,1 % HK I : 2009- 2010 97,0 % 3 % 96,8 % 3,2 % IV/ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI: * NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG: 1/ Bản thân giáo viên tự nhận thức rõ việc giúp học sinh phát triển kỹ năng nghe nói là quan trọng và cần thiết, từ đó ra sức giảng dạy dựa trên mục tiêu đề ra là sau khi học xong mỗi bài học học sinh có thể hỏi và trả lời các cấu trúc một cách lưu loát và tự nhiên. 2/ Giáo viên có kế hoạch,phương pháp giảng dạy hợp lý, mục tiêu phải rõ ràng, đều đặn, lâu dài, rèn luyện và dạy cho các em nghe nói mọi lúc mọi nơi. 3/ Giáo viên phải dạy nhiệt tình nghiêm túc, nghiên cứu trau dồi kiến thức. 4/ Học sinh có mội trường nghe nói tiếng Anh rộng rãi hơn: các em có thể giao tiếp tại nhà với bạn bè, anh em , cha mẹ và với thầy cô ở trường. Tạo thói quen giao tiếp một cách đều đặn và liên tục. 5/ Giáo viên ra sức bù đắp lại những lỗ hổng về kiến thức, tăng cường cung cấp từ vựng hằng ngày, động viên học sinh đọc các bài đọc ,bài báo tiếng Anh ở nhà. 6/ Học sinh có điều kiện nghe băng, đĩa nhiều và thường xuyên nên kỹ năng nghe của các em khá tốt đặc biệt là các mệnh lệnh của giáo viên. Trang 6 Giáo viên thực hiện: TỐNG THẾ ANH Trường THCS Vĩnh Tế ______________________________________________________________________ 7/ Trường thường xuyên tổ chức thi hái hoa dân chủ, hội thi kiến thức giúp học sinh phát huy kỹ năng nghe và nói tiếng Anh. 8/ Học sinh ngày càng có hứng thú học tập môn tiếng Anh. 9/ Học sinh nhận thấy giá trị bản thân ở tương lai khi giao tiếp tiếng Anh giỏi 10/ Ban Giám Hiệu trường và các đồng nghiệp trong tổ nộ môn nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ trong mọi hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng nghe và nói tiếng Anh trong khi học. * NHỮNG TỒN TẠI: 1/ Một bộ phận nhỏ học sinh còn ngại khi nói tiếng Anh. 2/ Một số học sinh chưa ý thức được việc học tiếng Anh đặc biệt là các kỹ năng nghe nói là cần thiết và quan trọng. 3/ Trường học chưa có phòng nghe nhìn cho học sinh rèn luyện nghe nói tốt hơn nữa. 4/ Một số học sinh phát âm chưa tốt cần phải rèn luyện nhiều hơn. 5/ Học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với người bản xứ để học hỏi trao đổi và rèn luyện kỹ năng nghe nói Tiếng Anh. Trên đây là những tồn tại đương nhiên của một bộ phận học sinh vì tiếng Anh là một ngoại ngữ ít nhiều cũng gây khó khăn cho các em khi học đặc biệt là các em yếu, kém và chay lười. Việc học tiếng Anh đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi người học và người dạy phải thật sự nghiêm túc và để có được những kỹ năng nghe,nói, đọc, viết mà đặc biệt là hai kỹ năng nghe và nói tiếng Anh thì học sinh cần phải nổ lực nhiều hơn nữa. C/ TÍNH THỰC TIỄN: I/ Ý NGHĨA THỰC TIỂN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Tính thực tiễn của đề tài là ở chỗ nếu học sinh có được hai kỹ năng quan trọng này thì hiệu quả giao tiếp và cơ hội nghề nghiệp sẽ cao hơn. Thêm vào đó, thu nhập và những quyền lợi cũng sẽ cao hơn nhất là trong thời kỳ WTO như ngày nay. Việt Nam gia nhập WTO trở thành một thành viên của thế giới thì chúng ta- những người Việt Nam cũng cần thiết phải có được những kỹ năng này khi quan hệ đối ngoại, giao lưu, hợp tác, kinh doanh,… - Bên cạnh đó, học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn những kiến thức mà giáo viên truyền đạt. - Trong tương lai không xa tất cả các môn học, giáo viên đều dạy bằng tiếng Anh nếu giáo viên mà đặc biệt là học sinh nghe và nói không được có nghĩa là không hiểu được những kiến thức do giáo viên truyền tải. - Học sinh có được những kỹ năng này có thể dễ dàng đi du học các nước trên thế giới và tiếp thu tinh hoa của các nước bạn một cách tốt hơn. Trang 7 Giáo viên thực hiện: TỐNG THẾ ANH Trường THCS Vĩnh Tế ______________________________________________________________________ - Học sinh còn có thể nghe và hiểu được những tài liệu bằng video trên Internet áp dụng vào trong cuộc sống cũng như việc học tập của bản thân mình. II/ KẾT QUẢ ÁP DỤNG: Trong các năm học trước đây ( 2007-2008, 2008-2009) khi chưa được đổi mới cách thức dạy học theo phương pháp chú trọng hiệu quả giao tiếp tiếng Anh, hầu hết học sinh chưa thể nghe và nói tốt một phần do vốn từ vựng yếu, phần khác do tư tưởng e ngại, sợ sai, không tự tin khi giao tiếp. Hiện tại các em học sinh của trường rất tự tin đa số các em có thể mạnh dạn phát biểu, giơ tay xin được hỏi và trả lời các câu hỏi các tình huống giao tiếp từ đơn giản đến phức tạp. - Từ chỗ học sinh ít nghe, ít nói tiếng Anh nên trước đây môi trường học tiếng Anh chưa thật sự đúng nghĩa. Học sinh chưa có thói quen rèn luyện và giao tiếp ngôn ngữ được học một cách đều đặn.Khi các em hiểu ra được quyền lợi của việc học tiếng Anh mà kỹ năng nghe nói là quan trọng nhất thì các em có động cơ học tập tốt hơn. - Nắm bắt được các nguyên nhân tồn tại và đặc điểm học sinh tôi đã mạnh dạn hướng dẫn học sinh học tập theo cách lấy học sinh làm trung tâm và rèn luyện trau dồi kỹ năng nghe nói tiếng Anh cho các em. Hiện tại đa số các em nghe nói tiếng Anh tốt hơn cụ thể là qua chuyên đề cấp trường do Hội đồng bộ môn anh văn tổ chức học kỳ I năm học : 2007- 2008 đạt kết quả tốt và phong trào giáo viên dạy giỏi Học kỳ I năm nay: 2009-2010 cũng được xếp loại tốt. - Hiện tại tôi cảm thấy rất tự tin mỗi lần lên lớp dạy vì đa số các em học sinh rất thích học và thích giao tiếp tiếng Anh. - Bên cạnh đó, tôi còn truyền đạt lại kinh nghiệm của mình cho các đồng nghiệp để cùng nhau phát triển, hoàn thiện bản thân và giúp các em học tập tốt hơn. III/ PHẠM VI ÁP DỤNG: Đề tài này được tôi nghiên cứu, trau dồi và đúc kết trong môi trường THCS vùng sâu, vùng xa. Tôi không chắc chắn tất cả các học sinh của các trường đều có thể áp dụng được nhưng đối với các em chịu siêng, chịu khó, luôn trau dồi, học hỏi, rèn luyện kỹ năng nghe nói cho bản thân thì đây sẽ là một sự tham khảo, áp dụng nếu có thể.Đề tài đặc biệt có ý nghĩa đối với các giáo viên những ai thật sự sống và làm việc tất cả vì học sinh thân yêu. Không nên theo đuổi số lượng ảo mà chúng ta nên tập trung đào tạo và xây dựng một thế hệ học sinh có năng lực thật sự về mọi mặt, đối với tiếng Anh thì các em có thể giao tiếp một cách thành thạo, tự nhiên trong công việc và cuộc sống. Trang 8 Giáo viên thực hiện: TỐNG THẾ ANH Trường THCS Vĩnh Tế ______________________________________________________________________ IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học cũng như học tập giao tiếp nghe nói tiếng Anh tốt hơn về phía giáo viên cũng như học sinh cần phải thoả mãn nhiều yếu tố. 1/ Giáo viên phải nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu,vì thế hệ tương lai của đất nuớc. 2/ Dạy cho học sinh nắm kiến thức cơ bản về vốn từ vựng, cấu trúc, ngữ pháp ngay từ đầu cấp THCS. 3/ Luôn tạo ra môi trường giao tiếp tiếng Anh hằng ngày,mọi lúc mọi nơi tạo thói quen giao tiếp cho học sinh. 4/ Trường cũng như tổ bộ môn luôn thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghe nói tiếng Anh để học sinh thử thách và học hỏi. 5/ Giáo viên phải có khen ngợi và tế nhị góp ý các em còn yếu nghe và nói. 6/ Giáo viên phải cho học sinh nghe băng nhiều khi lên lớp dạy. Nếu có điều kiện nên cho các em giao tiếp với người bản xứ để các em trực tiếp va chạm và có động cơ học tập tốt hơn. 7/ Nên cho các em luyện đọc các bài đọc càng nhiều càng tốt nếu ở lớp không có thời gian thì tập đọc khi các em ở nhà. Làm như vậy các em sẽ quen dần với cách phát âm cũng như mặt chữ, điều này giúp các em nghe nói tốt hơn. 8/ Giáo viên hướng dẫn các em cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu, cách hỏi và trả lời những câu giao tiếp đơn giản nhất rồi đến phức tạp. 9/ Giáo viên phải thường xuyên theo dõi và đánh giá nhận xét sự tiến bộ của các em với hai kỹ năng nghe và nói. 10/ Nâng cao động lực học tập cho học sinh. 11/ Hướng cho học sinh một tương lai tốt hơn trong cuộc sống nếu như các em có hai kỹ năng quan trọng này. D/ KẾT LUẬN: Ngày nay trong thời đại toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, kinh tế, chính trị ,xã hội,…các em học sinh cần thiết phải trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng để phát triển nghề nghiệp và hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Ở trường THCS giáo viên nên chú trọng phát triển kỹ năng nghe nói ngay từ đầu cho học sinh nhất là các em học sinh lớp 6, 7 vì đây là các lớp đầu cấp mới bắt đầu học tiếng Anh, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến các khối lớp sau này. Để giúp học sinh có thể giao tiếp tốt tiếng Anh đòi hỏi sự nổ lực không nhỏ ở các giáo viên và cả các em học sinh. Các em phải nghiêm túc hơn trong khi học tập và thường xuyên luyện tập nghe và nói trong môi trường tiếng Anh đều đặn. Trang 9 Giáo viên thực hiện: TỐNG THẾ ANH Trường THCS Vĩnh Tế ______________________________________________________________________ Tôi biết rằng những kinh nghiệm trong đề tài này của tôi chắc chắn không thoả mãn tất cả các em học sinh và các giáo viên bộ môn anh văn, nhưng tôi rất tự hào vì tôi đã dạy cho học sinh của trường mình những kỹ năng quan trọng nhất của ngôn ngữ. Mà trong tất cả các yếu tố giúp con người phát triển, tồn tại một cách bền vững thì yếu tố nắm bắt được kỹ năng là điều quan trọng nhất. Trong một tương lai không xa, tôi hoàn toàn tin tưởng các thế hệ học trò của trường tôi sẽ có thể nghe nói tiếng Anh một cách tốt nhất phục vụ cho mục đích giao tiếp, giao lưu và công việc,…… HẾT Trang 10