Cách phòng ngừa bệnh Trĩ Ăn nhiều rau xanh tốt cho người bệnh trĩ Bao giờ cũng vậy việc phòng bệnh luôn luôn quan trọng và hiệu quả hơn là có bệnh rồi mới chữa. Vì vậy quý vị có thể thực hiện một số lời khuyên sau đây để hình thành cho mình một thói quen tốt trong cuộc sống, giúp quý vị phòng tránh được bệnh Trĩ một cách hiệu quả. Các lời khuyên sau sẽ giúp quý vị ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ: 1. – Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. 2. – Điều chỉnh thói quen ăn uống: + Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà. + Tránh các thức ăn cay nóng, nhiều gia vị như ớt, tiêu, gừng, giềng, xả + Uống nước đầy đủ, giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể + Ăn nhiều chất xơ: rau, củ, quả, ngũ cốc (đặc biệt là khoai lang luộc rất tốt cho ngư ời bệnh trĩ). 3. – Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ… 4. – Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ … Nói chung, để phòng ngừa bệnh Trĩ hiệu quả chúng ta cần điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý sao cho cung cấp đủ chất xơ, cơ thể mát mẻ, tránh để nóng trong, táo bón. Nguyên nhân gây ra bệnh Trĩ Bệnh Trĩ là tình trạng giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trực tràng, là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ cũng rất nhiều, chúng ta có thể tham khảo một số yếu tố chính được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh: 1. Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài. 2. Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng. 3. Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện. 4. Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v…v… 5. U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ. . Cách phòng ngừa bệnh Trĩ Ăn nhiều rau xanh tốt cho người bệnh trĩ Bao giờ cũng vậy việc phòng bệnh luôn luôn quan trọng và hiệu quả hơn là có bệnh rồi mới chữa. Vì. gây ra bệnh Trĩ Bệnh Trĩ là tình trạng giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trực tràng, là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ cũng rất. tốt trong cuộc sống, giúp quý vị phòng tránh được bệnh Trĩ một cách hiệu quả. Các lời khuyên sau sẽ giúp quý vị ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ: 1. – Tập thói quen đi cầu đều